Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

Lại tiếp bàn về NGUYÊN HAY CỰU

Sau mấy năm “nhận sổ”, nhiều lần dự các buổi hội họp, gặp mặt thấy ban tổ chức giới thiệu đại biểu hay khi đọc báo, xem MXH với các vị từng là lãnh đạo nơi gọi là “nguyên + chức vụ”, nơi kêu là “cựu + chức vụ”, có vị còn được giới thiệu là “nguyên Bác sĩ”, “nguyên Đại tá”, “nguyên Kỹ sư”,... Thật rối như canh hẹ.

Đặc biệt khi nhiều quan chức, sĩ quan sai phạm, vướng vòng lao lý thì báo in, báo mạng khi gọi “nguyên”, lúc gọi “cựu” chả thống nhất gì!

1. Tìm trong từ nguyên rõ rằng “nguyên”, “cựu” đều là âm Hán Việt nó trái với từ “đương”. Trong đó:

1.1. “đương” chữ Hán viết là “”, mã U+5105 có nghĩa là: đang, đương lúc, khi, hiện thời; giữ chức, đương chức.

1.2. “nguyên” chữ Hán viết là “”, mã  U+539F có nghĩa là: gốc, vốn (từ trước); lúc đầu, vốn dĩ. Khi viết kèm với từ chỉ chức vụ (vị trí) là từ vị trí (chức vụ) này chuyển sang vị trí (chức vụ) khác mà còn làm việc, chưa nghỉ hưu.

Như vậy, “nguyên” là yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ chỉ chức vụ, có nghĩa “vốn là, trước đây không lâu đã từng là”. Ví dụ: nguyên Thủ tướng, nguyên bộ trưởng, nguyên giám đốc...

1.3. “cựu” chữ Hán viết là “”, mã U+820A, có nghĩa là: cũ, xưa, cổ, lâu. Khi viết kèm với từ chỉ chức vụ (công việc) tức là người trước giữ chức vụ (công việc) này nay đã nghỉ, không dính dáng gì tới công việc đó nữa mà dân gian còn gọi là hạ cánh an toàn !.

Như vậy, “cựu” là yếu tố ghép trước trong một số tổ hợp chỉ người, có nghĩa “cũ, trước kia từng là (người giữ chức vụ, làm phận sự, ... nào đó)”. Ví dụ: Cựu bộ trưởng, cựu giám đốc, cựu chiến binh, cựu sinh viên, cựu giáo chức,...

1.4. Nhưng thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng từ “nguyên” và từ “cựu” không đơn giản như trên mà lại mang sắc thái rõ nét, chúng giúp phân biệt thái độ, tình cảm của người nói đối với đối tượng được đề cập. Ví dụ:

- Với các chức vụ từ quốc gia tư bản thường truyền thông sử dụng từ “cựu” , như: cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, cựu ngoại trưởng Mỹ M. Albright, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam P. Peterson, v.v.

- Với các chức vụ ở quốc gia bè bạn với Việt Nam, truyền thông thường sử dụng từ “nguyên”, như: nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ...

 Như vậy, việc lựa chọn “cựu” hay “nguyên” trong những trường hợp này mang sắc thái đánh giá rất rõ nét, chúng giúp phân biệt thái độ, tình cảm của người nói đối với đối tượng được đề cập.

- Trong “đối nội”, lại lạm dụng từ “nguyên”, kể cả đối tượng đang nói đến là nghi can, đã bị cách chức, bị khởi tố, thậm chí đang bị xét xử!

- Ngược lại: cấp bậc (trong LLVT), học vị (Bác sĩ, Kỹ sư) là do tổ chức cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận (không phải bổ nhiệm) khi chưa bị “tước”, “giáng” mà dùng từ “nguyên” là không đúng.

1.5. “đích” cuối cùng của mọi người là cái chết, khi đó người ta dùng từ “cố” mà Hán tự là “” (mã U+6545)  kèm với chức vụ người chỉ đến.

2. Ở xứ ta, cách gọi, cách xưng hô trọng hình thức và cho rằng đã làm cán bộ, làm lãnh đạo là phải suốt đời, trọng nhau ở cả cái chữ gắn vào tên nên lạm dụng từ “nguyên”. Cần thống nhất:

- Những người đã hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, được chuyển sang một vị trí mới, tiếp tục công tác được gọi là “nguyên + chức vụ”;

- Những người đã nghỉ hưu do đến tuổi hay trường hợp bị cách chức, giáng chức, khởi tố, truy tố, phạt tù được gọi là “cựu + chức vụ”.

- Còn cấp bậc, học vị của ai đó chưa bị cơ quan, cấp có thẩm quyền tước, cắt, giáng, xóa thì gọi rõ, không thêm từ “nguyên” hay “cựu”.

Như tôi:

- Khi chưa hưu mà chuyển sang Giám đốc đơn vị Y thì nếu cần giới thiệu sẽ nói: Đại tá, Bác sĩ LĐM, nguyên Trưởng phòng X , Giám đốc đơn vị Y.

- Còn nay nếu ở hội nghị cần giới thiệu cho “oai” thì nói: Đại tá, Bác sĩ LĐM, cựu Trưởng phòng X...

- Thực ra cái học vị, cấp bậc, chức vụ thuở đương đã giữ mà nay không dùng đến ở cương vị gặp mặt dự thì khỏi phải giới thiệu cho dài, chỉ cần giới thiệu “ông LĐM” là đủ!

Còn đối với quan chức khác, xin nhà báo, nhà đàì cứ theo thông cáo của cơ quan chức năng có thẩm quyền mà viết bài, đưa tin! Đừng nhét chữ vào mồm người khác !

Lạm bàn, ai không thích đừng đọc, mất công ném đá!

(Bài viết từ 4/2018, nay có chỉnh sửa một chút)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân