Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Nghĩ về 30 NĂM NGÀY LIÊN XÔ TAN RÃ

Liên Xô (Nga: Сою́з Сове́тских Социалисти́ческих Респу́блик, A: Soviet Union, P: Union des républiques socialistes soviétiques, H: 苏联) hay với quốc hiệu chính thức là Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, là một cựu quốc gia nằm ở phía bắc lục địa Á-Âu, tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991.

Đây là quốc gia lớn nhất trên thế giới, có diện tích hơn 22.402.200 kilômét vuông (8.649.500 dặm vuông Anh) và trải dài 11 múi giờ. Dân số đa dạng của quốc gia này được gọi chính thức là người Liên Xô.

Trong năm 70 tồn tại (1922-1991), Liên Xô giữ vai trò quan trọng tác động tới lịch sử thế giới; đã tạo ra nhiều thành tựu công nghệ và đổi mới quan trọng của thế kỷ 20, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, người đầu tiên bay vào vũ trụ và tàu thăm dò đầu tiên đáp xuống hành tinh khác (Sao Kim). Đất nước này từng là một siêu cường, có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quân đội thường trực lớn nhất thế giới, được công nhận là một trong năm quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Liên Xô từng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WTFU) và là thành viên hàng đầu của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA) và Khối Hiệp ước Warszawa (WP).

Liên Xô cũng là người bạn lớn giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về tinh thần vật chất cho công cuộc kháng chiến, đánh đuổi ngoại xâm và kiến thiết đất nước, bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam trong những năm 1950-1985.

Lịch sử Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết phản ánh một giai đoạn thay đổi cho cả Nga và thế giới.

 Liên Xô được thành lập từ cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917, khi Đảng Bolshevik (большеви́к, 1903-1952) lãnh đạo bởi Vladimir Ilyich Lenin (Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, 1870-1924) lật đổ Chính phủ lâm thời Nga, chính phủ đã thay thế chế độ chuyên chế của Sa hoàng Nikolai II (Николай II, Николай Александрович Романов, 1868-1918) trong Thế chiến I  (A: World War I, P: Première Guerre mondiale, H: 第一次世界大战, 1914-1918). Năm 1922, sau cuộc nội chiến kết thúc bằng chiến thắng của Đảng Bolshevik, Liên Xô được thành lập, thống nhất những quốc gia cộng hòa bao gồm Nga, Ngoại Kavkaz, Ukraina và Belarus.

Trong quá trình xây dựng và phát triển Liên Xô, bên cạnh những thành tự to lớn đã dần bộc lộ những nguy có lớn.

Sau khi Lenin qua đời vào năm 1924, Iosif Vissarionovich Stalin (Иосиф Сталин, 1878-1953) lên nắm quyền đã chính thức hóa hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô là chủ nghĩa Marx–Lenin và thay thế nền kinh tế thị trường bằng nền kinh tế kế hoạch, từ đó mở ra một thời kỳ công nghiệp hóa nhảy vọt và tập trung hóa.

Sau khi bắt đầu Thế chiến II (A: World War II, P: Seconde Guerre mondiale, H: 第二次世界大战, 1939-1945) chống Phát xít Đức và phe Trục, Liên Xô đã tấn công Ba Lan và sáp nhập các quốc gia Baltic. Từ 6 /1941, trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, đối đầu tại Mặt trận phía đông, thương vong của Liên Xô chiếm số lượng cao nhất, nhưng đất nước này đã giành thế thượng phong sau những trận đánh khốc liệt như ở Stalingrad và Kursk. Trong hầu hết các vùng lãnh thổ mà Hồng quân đánh chiếm khi tiến về nước Đức, những người cộng sản địa phương đã lên nắm quyền lực và thành lập các chính phủ liên minh với Liên Xô.

Sau Thế chiến, châu Âu bị phân chia thành hai vùng có hệ tư tưởng khác nhau: tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và cộng sản chủ nghĩa ở Đông Âu đã dẫn đến căng thẳng gia tăng với Khối phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo, được gọi là Chiến tranh Lạnh.

Sau khi Stalin qua đời năm 1953, các Tổng Bí thư kế nhiệm là:  Nikita Sergeyevich Khrushchyov (Ники́та Серге́евич Хрущёв, 1894-1971),   Leonid Ilyich Brezhnev (Леони́д Ильи́ч Бре́жнев, 1906 - 1982), Yuri Vladimirovich Andropov (Ю́рий Влади́мирович Андро́пов, 1914 - 1984), Konstantin Ustinovich Chernenko (Константи́н Усти́нович Черне́нко, 1911 –1985) và cuối cùng là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Михаи́л Серге́евич Горбачёв, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1931). Các TBT này đã dẫn dắt Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mở cửa glasnost,  Cải tổ perestroika và tan rã!

Quá trình tan rã của Liên bang Xô viết là quá trình diễn ra trong nội bộ Liên bang Xô viết bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1980 và thúc đẩy nhanh chóng bởi cuộc “Cách mạng 1989” (A: Revolutions of 1989, P: Chute des régimes communistes en Europe, H: 东欧剧变, N: Революции 1989 года) và đột biến nhanh ở nửa cuối 1991.

Cao điểm, từ 8/1991, 10 nước cộng hòa, bao gồm cả bản thân Nga đã ly khai khỏi Liên Xô hoặc ít nhất là tuyên bố bãi ước Hiệp ước thành lập Liên bang Xô viết.

Vào ngày 19 tháng 8 năm 1991, Khi Tổng thống Liên Xô Gorbachev đi nghỉ mát ở Krym. Gorbachev đã bị quản thúc tại gia và bị cắt đứt mọi kênh thông tin liên lạc. Phó tổng thống Gennady Yanayev, thủ tướng Valentin Pavlov, bộ trưởng quốc phòng Dmitry Yazov, giám đốc cơ quan mật vụ KGB Vladimir Kryuchkov đã ra tay hành động nhằm ngăn ngừa hiệp ước liên bang mới được ký kết. Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính đã ban hành một nghị định khẩn cấp đình chỉ hoạt động chính trị và cấm hầu hết các tờ báo.

Tổng thống Nga Yeltsin lên án cuộc đảo chính và giành được nhiều sự ủng hộ của dân chúng. Sau đó, ông đã đứng trên chiếc xe tăng và tập hợp đông đảo dân chúng chống lại cuộc đảo chính. biểu tình, bãi công ở nhiều nơi. Các nước Ukraina, Kazakhstan, Uzbekistan... tuyên bố không áp dụng tình trạng khẩn cấp. Giới chức Nga đòi giải thể “Uỷ ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp”.

Sau 3 ngày, ngày 21 tháng 8 năm 1991, đại đa số quân đội được gửi tới Moskva công khai đứng về phía những người phản kháng, ủng hộ Yeltsin, cuộc đảo chính thất bại. Các lãnh đạo đảo chính bị bắt giữ và Gorbachev (đang bị quản thúc tại gia ở ngôi nhà ở Krym) quay trở về Moskva dưới sự bảo vệ của các lực lượng trung thành với Yeltsin. Gorbachev được khôi phục chức tổng thống, mặc dù quyền lực của ông đã không còn.

Đến cuối tháng 9, Gorbachev không còn quyền lực gây ảnh hưởng đến các sự kiện bên ngoài Moscow; ông ta bị Yeltsin thách thức, Yeltsin đã bắt đầu tiếp quản những gì còn lại của chính phủ Liên Xô, kể cả điện Kremlin.

Sự việc nghiêm trọng dẫn đến việc ngày 24 tháng 8 năm 1991, Gorbachev giải thể Ủy ban Chấp hành Trung ương, tuyên bố từ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và giải thể tất cả các đơn vị đảng trong chính phủ. Năm ngày sau, cơ quan lập pháp Xô Viết Tối cao Liên Xô quyết định đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trên toàn lãnh thổ Liên Xô, chấm dứt sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại Liên Xô và giải thể lực lượng thống nhất còn lại duy nhất trong nước. Gorbachev thành lập Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô viết ngày 5 tháng 9, để đưa ông và các quan chức tối cao của các nước cộng hòa còn lại thành một lãnh đạo tập thể, để có thể bổ nhiệm một thủ tướng của Liên Xô; nhưng nó đã không bao giờ hoạt động, mặc dù tướng mới bổ nhiệm của Liên Xô Ivan Silayev đã đăng bài thông qua Ủy ban về Quản lý hoạt động của nền kinh tế Liên Xô và Ủy ban Kinh tế Liên bang và cố gắng thành lập chính phủ trong lúc quyền lực bị suy giảm, chính phủ Xô Viết đã KHÔNG còn quyền lực.

Vào ngày 17 tháng 9 năm 1991, các nghị quyết của Đại hội đồng số 46/4, 46/5 và 46/6 đã thừa nhận Estonia, Latvia và Litva gia nhập Liên hợp quốc, tuân theo các nghị quyết 709, 710 và 711 của Hội đồng Bảo an được thông qua vào ngày 12 tháng 9 mà không có phiếu bầu.

Vào ngày 7 tháng 11 năm 1991, hầu hết các tờ báo được gọi đất nước hiện tại là “Liên Xô cũ”.

Vòng cuối cùng của sự tan rã của Liên Xô bắt đầu với một cuộc trưng cầu dân Ukraina vào ngày 1 tháng 12 năm 1991, trong đó 90% cử tri đã lựa chọn độc lập. Sự ly khai của Ukraina, chỉ đứng thứ hai sau Nga về quyền lực kinh tế và chính trị, đã chấm dứt các nỗ lực của Gorbachev để giữ Liên Xô thống nhất ngay cả trên một quy mô hạn chế. Các nhà lãnh đạo của ba nước cộng hòa Slav chính, Nga, Ukraine và Belarus (trước đây là Byelorussia), đã đồng ý thảo luận về các lựa chọn thay thế có thể có cho liên hiệp công đoàn.

Ngày 8 tháng 12, các Tổng thống, nhà lãnh đạo Nga, Ukraine và Belarus đã bí mật gặp nhau tại Belavezhskaya Pushcha, phía tây Belarus, và ký Hiệp ước Belovezha, Thỏa thuận tuyên bố giải thể Liên Xô bởi các quốc gia sáng lập (tố cáo Hiệp ước về việc thành lập Liên Xô 1922) và tuyên bố thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) như một hiệp hội linh động hơn để thay thế. Họ cũng mời các nước cộng hòa khác gia nhập CIS. Nhớ lại rằng Belorussia, Nga và Ukraine là ba nước ký Hiệp ước thành lập Liên Xô hồi 29/12/1922. Ngày hôm sau, khi Hiệp ước được Đại hội Xô-viết toàn liên bang phê chuẩn thì Liên bang có thêm thành viên thứ tư là Cộng hòa Zakavkaz. Năm 1936, Cộng hòa Zakavkaz giải thể, thay vào đó, ba nước cộng hòa Azerbaijan, Armenia và Gruzia ra đời. Do không còn Cộng hòa Zakavkaz với tư cách một chủ thể pháp luật nên thỏa thuận tay ba Belorussia, Nga và Ukraine ngày 02/12/1991 được coi là hợp thức, có hiệu lực “xóa sổ” Liên bang Xô-viết, một siêu cường mà vào thời kỳ rực rỡ nhất bao gồm 15 nước cộng hòa thành viên.

Thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập thường được gọi là “Hiệp ước Belovezhskoye” (tên của khu rừng Belovezhskaya Pushcha thuộc lãnh thổ Belorussia, ở gần biên giới Ba Lan, nơi các nhà lãnh đạo Belorussia, Nga, Ukraine tiến hành cuộc đàm phán lịch sử) mà nay ở đầu Thỏa thuận đó đã ghi rõ: “Với tư cách một chủ thể của pháp luật quốc tế và một thực thể địa chính trị, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết chấm dứt tồn tại”

Đặt bút ký vào Thỏa thuận là Stanislav Shushkevich, Chủ tịch Xô-viết Tối cao Belorussia; Viacheslav Kebich, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Belorussia; Boris Yeltsin, Tổng thống Nga; Gennady Burbulis, Phó Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Nga, Quốc vụ khanh Nga; Leonid Kravchuk, Tổng thống Ukraine; và Vitold Fokin, Thủ tướng Ukraine. Ngày 10/12/1991, Xô-viết Tối cao Ukraine và Belorussia phê chuẩn Thỏa thuận, hai ngày sau, Xô-viết Tối cao Nga cũng thực hiện thủ tục tương tự.

Ngày 12 tháng 12, “Liên bang Nga” (được đổi từ “Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga”) đã thành một quốc gia có chủ quyền thay Liên Xô (cũ) chính thức phê chuẩn Hiệp ước Belovezha và từ bỏ Hiệp ước về việc thành lập Liên Xô 1922. Nga đã đảm nhận tư cách thành viên Liên Hợp Quốc của Liên Xô, bao gồm cả vị trí thường trực của mình trong Hội đồng Bảo an.

Ngày 21 tháng 12 năm 1991, đại diện của 11 trong số 12 nước cộng hòa còn lại - tất cả ngoại trừ Gruzia - đã ký Nghị định thư Alma-Ata, xác nhận việc giải thể Liên minh và chính thức thành lập CIS. Họ cũng “chấp nhận” việc từ chức của Gorbachev

Trong bối cảnh đó, ngày 25/12 được bắt đầu với một sự kiện: hơn 10 giờ , tại cuộc họp buổi sáng của Xô viết tối cao Cộng hoà XHCN Xô viết LB Nga, các đại biểu đã thông qua Luật về thay đổi tên của nước CH này. Theo đó Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga” được đổi tên thành “Liên bang Nga” hay đơn giản hơn là “Nga”. Ngay lập tức, Boris Eltsin đã ký thông qua Luật này. Đồng thời một loạt Sắc lệnh được ban hành trong dịp này, ví dụ: giải tán cơ quan KGB và thay bằng Federalnaya Sluzhba Bezopasnosti gọi tắt là FSB tức Cơ quan An ninh Liên bang Nga; các Hí viện, Nhạc viện, các Viện Hàn lâm, trường Đại học, viện Bảo tàng … đều trực thuộc Cộng hòa Nga.

Ngay sau khi ký thông qua Luật này, tổng thống Nga Boris Eltsin tuyên bố “nút bấm hạt nhân” (chính xác hơn là “vali hạt nhân”), hôm nay sẽ được tổng thống Liên Xô trao cho Tổng thống Liên bang Nga rồi trả lời phỏng vấn hãng truyền hình CNN, cho biết trong ngày 25/12, Liên Xô sẽ chấm dứt tổn tại.

17h00 giờ chiều, trước nhiều máy quay truyền hình, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Liên Xô Gorbachev thông báo với Tổng thống Mỹ George W. Bush và sau đó là  Ngoại trưởng Đức Hans-Dietrich Genscher rằng 19 giờ tối ông ta sẽ chính thức từ chức (ngưng chức vụ) Tổng thống Liên Xô và Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên bang Xô viết, chuyển giao quyền sử dụng vũ khí hạt nhân cho Tổng thống Liên bang Nga  Boris Yeltsin. Thế là Mikhail Gorbachev (lãnh đạo thứ 8 và cuối cùng của Liên Xô) trở thành Tổng thống đầu tiên và duy nhất của Liên Xô.

Thực tế, Liên Xô đã không còn tồn tại nên việc bàn giao vali hạt nhân đã diễn ra một cách “không bình thường”: Gorbachev (vói sự trợ giúp của 2 Đại tá giữ cặp) đã trao nó cho Bộ trưởng Quốc phòng Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG, Nguyên soái Yevgeny Shaposhnikov (Eltsin từ chối tham dự buổi lễ này, mặc dù tại thời điểm đó ông ta đang cách đó có 100 mét).

Vào đêm ngày 25 tháng 12, sau khi Gorbachev rời khỏi điện Kremlin, lá cờ Liên Xô cuối cùng đã được hạ xuống, và Quốc kỳ của Nga (lá cờ được dùng từ đế quốc Nga trước cách mạng 1917) được treo lên, biểu tượng đánh dấu sự kết thúc của Liên Xô.

Vào ngày 26 tháng 12, Hội đồng các nước Cộng hòa, phòng trên của Liên Xô Tối cao của Liên minh, đã bỏ phiếu cho cả chính họ “hết quyền lực” và Liên Xô tan rã. Ngày hôm sau Yeltsin chuyển đến văn phòng cũ của Gorbachev, mặc dù chính quyền Nga đã tiếp quản phòng này hai ngày trước đó.

Cường quốc khổng lồ sau 70 năm tồn tại đã tan rã và không còn trên bản đồ thế giới! Cũng là chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa Nga sau 74 năm tồn tại!

Đó là một sự kiện đặc biệt gây chấn động toàn thế giới, làm thay đổi căn bản trật tự thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn và nặng nề của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác – Lênin vào con đường phát triển của đất nước.

Nguyên nhân dẫn đến sự kiến đó thì có nhiều, điều hiển nhên dễ thấy nó là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov khởi xướng từ tháng 3/1985 !.

Hậu quả của sự kiện và vấn đề đó là vô cùng to lớn. Ngay tối 26/12/1991, khi trả lời phỏng vấn đài CNN, với tư cách là cựu Tổng thống Liên Xô, Gorbachev mong muốn sẽ được các nhà sử học “đánh giá cao” những việc đã làm !

Ông Vladimir Vladimirovich Putin (Владимир Владимирович Путин, sinh ngày 7/10/1952), đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31/12/1999 sau khi Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức, Tổng thống thứ hai của Nga từ 7/5/2000 cho đến 7/5/2008, là Tổng thống thứ tư của Nga từ 7/5/2012 đến hiện thời từng nói: “Кто не жалеет о распаде СССР, у того нет сердца. А у того, кто хочет его восстановления в прежнем виде, у того нет головы” (những người không hối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô thì không có trái tim, và những người hối tiếc thì không có não) có lẽ là câu đánh giá chính xác nhất của “người trong cuộc”!

Là người có nhiều sư phụ, bạn bè từng du học ở Liên Xô trong Học viện Quân sự M.V. Frunze (Военная академия имени М. В. Фрунзе), Học viện Quân y S.M. Kirov (Военно-медицинская академия имени С. М. Кирова), cũng như các Học viện, Trường Đại học đào tạo sĩ quan AN, CS, (Российская академия федеральной безопасности, Российская Федеральная Полицейская Академия)…nên tôi thấu hiểu điều đó. Đặc biệt, qua thông tin đại chúng, thấy các cựu ĐV ĐCSLX, CCB, cựu CA, cựu CCVC Xô Viết,... sau 1991 sống ra sao thì càng rõ !.

Mong sao, đất nước Việt Nam không rơi vào thảm cảnh đó và do vậy chúng tôi không và không bao giờ nghe theo bọn xấu xúi bẩy nói dại làm càn; nghe lời thầy dùi trong giới “rận” và các “chính khách salon” cũng như những “lều báo”, “nuật xư” đểu để lên đồng tập thể, nói bậy, làm hung, rước họa vào thân !

-Lương Đức Mến, 26/12/2021-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân