Do nguyên tắc “bảo mật” mà có thời gian dài mọi người ít có hiểu biết hoặc hiểu sai về lực lượng an ninh, về việc làm và chiến công thầm lặng của họ. Ngay cả những CBCS trong ngành cũng vậy. Khi trưởng thành tôi mới biết, Việt Nam là một trông số ít quốc gia mà An ninh và Cảnh sát cùng trong Bộ Công an và trong đó có một tổ chức (Cơ quan điều tra) bao gồm mọt số đơn vị có chung một chức năng điều tra tội phạm. Ngày nay, khi mà thông tin bùng nổ thì nhiều “cấm địa” cũng đã có thông tin đưa lên đủ mọi phương tiện. Với các chiến sĩ trong LLCANDVN thì 3 ngày 12/7. 20/7 và 19/8 là những mốc quan trọng.
1. Trước hết cần nhớ sơ lược về Công an Việt Nam.
Từ "công an" là một từ gốc hán (公安)và được sử dụng tại các quốc gia Trung Quốc (公安-Gong an), Việt Nam (公安-công an), Nhật Bản(公安-こうあん) và Hàn Quốc (公安-공안). Nghĩa của nó được hình thành bởi hai chữ Hán "Công" nghĩa là "công cộng" và "an" nghĩa là "trật tự", "hoà bình". "Công an", theo đó, có nghĩa là "lực lượng gìn giữ trật tự công cộng"
Nguồn gốc của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam được khởi nguồn đầu từ các đội Tự vệ đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức.
Lược sử: Sau cuộc Cách mạng tháng Tám , chính quyền lâm thời do Mặt trậnViệt Minh lãnh đạo đã thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Ban đầu, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia tự vệ cuộc (ở Nam Bộ). Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng với tên gọi thống nhất là Việt Nam Công an vụ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đứng đầu lực lượng này là một Giám đốc, mà người đầu tiên là Lê Giản.
Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sát nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội, nhưng đã có lần đổi tên:
1953-1975: Bộ Công an
1975-1998: Bộ Nội vụ
1998-nay: Bộ Công an
Bộ Công an Việt Nam được thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1953, trên cơ sở Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ, trực thuộc Chính phủ.
Tất cả các Bộ trưởng Bộ Công an đều là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia. Trừ 2 bộ trưởng đầu tiên (Trần Quốc Hoàn, Phạm Hùng) không mang cấp hàm, các đời bộ trưởng về sau đều là sĩ quan cấp Thượng tướng (Bùi Thiện Ngộ, Lê Minh Hương) hay Đại tướng (Mai Chí Thọ, Lê Hồng Anh)
Bộ Công an gồm 6 Tổng cục (Tổng cục An ninh nhân dân, Tổng cục An ninh nhân dân, Tổng cục Xây dựng lực lượng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Kỹ thuật nghiệp vụ) và các Cục, Vụ , Học viện trực thuộc Bộ. Tổng cục II và Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26) thuộc ngạch Cảnh sát, còn các Tổng cục khác, các Cục, Vụ khác trực thuộc Bộ thuộc ngạch An ninh. Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định cho thành lập thí điểm Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Công an ngang cấp với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc. Riêng lực lượng Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong LLCAVN có một tổ chức đặc thù là Cơ quan điều tra. Đó là cơ quan gồm một tập hợp các cục có chức năng điều tra tội phạm, được tổ chức và hoạt động theo Bộ luật Tố tụng Hình sự và Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan cảnh sát điều tra có 3 cấp: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát Điều tra công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh (chỉ có ở LLCSND).
Trong lực lượng Công an Nhân dân chia thành hai lực lượng riêng biệt là Cảnh sát Nhân dân và An ninh Nhân dân, thực thi các nhiệm vụ chuyên biệt.
2. Về lực lượng An ninh nhân dân:
Khái quát: ANND là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. ANNDVN thuộc hệ thống tổ chức của Công an Nhân dân Việt Nam, có chức năng: tham mưu cho Đảng và Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quản lí nhà nước về an ninh quốc gia trên phạm vi cả nước; đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và hành động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân.
An ninh nhân dân gồm nhiều lực lượng nghiệp vụ hợp thành: tình báo; chống gián điệp; chống phản động; trinh sát ngoại tuyến; kĩ thuật nghiệp vụ; quản lí xuất, nhập cảnh; an ninh kinh tế; an ninh văn hoá - tư tưởng.
Lược sử: Ra đời cùng với Lực lượng cảnh sát nhân dân ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945 với tên gọi Lực lượng Bảo vệ Chính trị (1945 - 1954).
Theo Nghị định số 250 - CP ngày 12.6.1981 của Hội đồng Chính phủ "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ" (nay là Bộ Công an), lực lượng ANNDVN chính thức có hệ thống tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương: ở Bộ Công an có Tổng cục An ninh Nhân dân và Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; ở công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các phòng nghiệp vụ an ninh; ở công an các quận, huyện có đội an ninh nhân dân. Năm 1989, lực lượng tình báo tách khỏi lực lượng an ninh thành Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của lực lượng ANNDVN được quy định tại Pháp lệnh về Lực lượng An ninh Nhân dân năm 1987, Nghị định số 37/1998/NĐ - CP ngày 9.6.1998 và Nghị định số 136/2003/NĐ - CP ngày 14.11.2003 của Chính phủ. Theo đó: Nhiệm vụ của An ninh nhân dân
- Phòng ngừa, phát hiện, làm thất bại các âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
- Hoạt động tình báo.
- Hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng, an ninh thông tin; tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia.
- Thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên các lĩnh vực, tại các địa bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trang vàng: ANNDVN đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Lực lượng ANNDVN đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (1985), Huân chương Sao vàng (1995) và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (2001).
Ngày 12.7.1946, ngày khám phá vụ án phố Ôn Như Hầu, Hà Nội , đập tan âm mưu đảo chính của Quốc dân Đảng cấu kết với thực dân Pháp, đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng ANNDVN mà trang này cũng đã lược thuật.
An ninh hiệu: Theo Nghị định số 135.HĐBT ngày 27/8/1988 thì: An ninh hiệu hình tròn, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh đặt trên nền đỏ hình tròn có đường kính 20mm, liền với nền đỏ là nền xanh thẫm, xung quanh có bông lúa nổi, dưới hai bông lúa có nửa bánh xe màu vàng, giữa nửa bánh xe có chữ lồng AN (là chữ đầu của hai chữ an ninh), vòng ngoài an ninh hiệu mầu vàng.
Kể từ ngày 24.10.1998, công an hiệu được thống nhất sử dụng thay cho an ninh hiệu và cảnh sát hiệu. Theo Nghị định số 86/1998/NĐ-CP ngày 24.10.1998: CAH làm bằng kim loại, có hình tròn, đường kính 36 mm, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh nổi trên nền đỏ. Liền với nền đỏ là nền xanh thẫm có hai bông lúa nổi màu vàng bao quanh. Phía dưới ngôi sao có hình nửa bánh xe màu vàng. Giữa nửa bánh xe có chữ lồng CA (công an). Vành ngoài CAH màu vàng. CAH khi gắn trên mũ Công an Nhân dân có cành tùng kép bằng kim loại bao quanh liền thành một khối cao 54 mm, rộng 64 mm; đối với cấp tướng, cấp tá, cành tùng màu vàng; đối với cấp uý, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên, cành tùng màu trắng bạc.
Cấp bậc: của cán bộ, chiến sĩ ANND nói riêng và CAND nói chung phân thành 5 cấp: cấp tướng (4 bậc); cấp tá (4 bậc); cấp úy (4 bậc); cấp hạ sĩ quan (3 bậc); và cấp chiến sĩ (2 bậc); với danh xưng tương tự hệ thống cấp bậc của quân đội. Ngoài ra còn được phân loại thành Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là Hạ sĩ và cao nhất là Thượng tá.
Theo Nghị định 42/2007/NĐ-CP, hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản trong lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Công an nhân dân, cụ thể như sau:
a) Tiểu đội trưởng: Thiếu uý, Trung úy, Thượng úy;
b) Trung đội trưởng: Trung úy, Thượng úy, Đại úy;
c) Đại đội trưởng: Thượng úy, Đại úy, Thiếu tá;
d) Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường, thị trấn, Đội trưởng: Thiếu tá, Trung tá;
đ) Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng: Trung tá, Thượng tá;
e) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng, Vụ trưởng: Thượng tá, Đại tá;
g) Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Giám Đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Thành Phố Hồ Chí Minh: Đại tá, Thiếu tướng
h) Tổng cục trưởng: Thiếu tướng, Trung tướng;
i) Thứ Trưởng: Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng
k) Bộ trưởng: Thượng tướng, Đại tướng.
Bộ trưởng Bộ Công an đương nhiệm là Đại tướng An ninh Nhân dân Lê Hồng Anh.
Ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng.
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân ở cấp úy là 50 đối với cả nam và nữ; Thiếu tá, Trung tá là 55 đối với nam, 53 đối với nữ; Thượng tá nam 58, nữ 55; Đại tá, cấp Tướng nam 60, nữ 55.
3. Về Tổng cục An ninh nhân dân (Tổng cục I) Trước đây gọi là Tổng cục Phản gián.
Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Dũng
Các Phó Tổng cục trưởng:
Trung tướng Vũ Hải Triều
Trung tướng Hoàng Đức Chính
Thiếu tướng Hoàng Kông Tư (Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Bộ Công an).
Thiếu tướng Tô Lâm
Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm
Thiếu tướng - PGS - TS Bùi Quang Bạ
Các Cục:
Theo quy định và những năm trước đây, mật danh của các đơn vị thuộc lực lượng CAND chỉ dùng trong nội bộ nhưng thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và hầu như ai quan tâm đọc nhiều báo sẽ thấy rõ. Một số Cục nghiệp vụ cơ bản là:
Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A18). Ngày truyền thống: 13 tháng 5, 1953 .
Cục Tham mưu an ninh
Cục Chính trị an ninh
Cục Bảo vệ an ninh nội bộ và Văn hóa tư tưởng (A25) .
Cục Bảo vệ chính trị I
Cục Bảo vệ chính trị III
Cục Bảo vệ chính trị V
Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (A17), ngày truyền thống: 13 tháng 5, 1953
Cục Trinh sát Ngoại tuyến (A21).
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (A22)
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II
Cục An ninh xã hội
Cục An ninh Tây Bắc
Cục An ninh Tây Nguyên (A43). Thành lập ngày 19 tháng 7, 2004 .
Cục An ninh Tây Nam Bộ
Cục Hồ sơ nghiệp vụ an ninh (A27). Thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1957.
Cục Đấu tranh chống gián điệp các nước ASEAN và các nước châu Á khác.
-*-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân