Ngày 12/7/1946 lực lượng Công an non trẻ đã lập nên một chiến công xuất sắc: Khám phá và đập tan một âm mưu đảo chính của NVQD đảng. Sau này ngày đó được chọn làm ngày truyền thống của lực lượng ANND. Việc đó khởi nguồn từ chiến công khám phá thành công một vụ án mà sau này được gọi là : "Vụ án Ôn Như Hầu".
Sau khi Nhật đầu hàng, ta khởi nghĩa thành công và tổ chức Lễ tuyên bố Độc lập, ngày 02/9/1945. Ngay sau đó, núp bóng quân Anh, thực dân Pháp kéo vào âm mưu trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2.
Để tập trung lực lượng chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, ta thực hiện "Hoa-Việt thân thiện", chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng, đẩy lùi từng bước âm mưu chính trị, quân sự của quân đội Tưởng và tay sai. Đồng thời Pháp cũng cố công tìm một giải pháp chính trị thích hợp là: thương lượng với Chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh, điều đình với Chính phủ ta để đưa quân ra Bắc.Về sự kiện này, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã nhận định: "Trước sau Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng". Trong bối cảnh đó, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ngày 28/02/1946 tại Trùng Khánh. Đây là sự chà đạp thô bạo chủ quyền độc lập tự do của Việt Nam. Trước tình thế và căn cứ vào so sánh lực lượng khi ấy, BTV Trung ương họp ngày 03/3/1946 đã chọn giải pháp "hoà để tiến". Thực hiện chủ trương đó và để có thời gian chuẩn bị, củng cố chính quyền non trẻ, xây dựng lực lượng ta buộc phải kí với Pháp Hiệp ước sơ bộ 06/3 . Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng rời Việt Nam đến Paris thăm nước Pháp và hội đàm với Chính phủ nước này. Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng giữ quyền chủ tịch nước.
Thực hiện Hiệp ước Hoa - Pháp, tháng 6/1946 quân Tưởng rút về nước, 15.000 quân Pháp được vào miền Bắc thế chỗ. Bọn phản động tay sai của Tưởng một số chạy sang Trung Quốc theo chủ, một số ở lại làm tay sai cho chủ mới. Chúng lập ra Quốc dân đảng Việt Nam (câu kết giữa Việt Quốc và Việt Cách) do Vũ Hồng Khanh làm đảng trưởng, Trương Tử Anh làm thường vụ, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Xuân Trường, Phạm Hải Hoàn là ủy viên TW. Đồng thời chúng tổ chức lực lượng vũ trang, âm mưu đảo chính Chính phủ Cách mạng ở Hà Nội. Bọn phản động dựa vào Pháp ráo riết hoạt động quyết liệt chống phá Cách mạng. Ngày 19 tháng 6, tờ Cứu Quốc đã đăng bài xã luận vạc rõ âm mưu của bon chúng và lên án mạnh mẽ "bọn phản động phá hoại" hiệp định ngày 6 tháng 3.
Sau những đợt trấn phản của lực lượng Công an, Quốc dân đảng Việt Nam đã rút lui về phía bắc, nhưng vẫn giữ một trụ sở bí mật ở Hà Nội tại phố Ôn Như Hầu (nay số 7 phố Nguyễn Gia Thiều), vốn do quân Quốc dân đảng Trung Quốc giao lại. Vào tháng 6/1946, khi bắt và khai thác Tham Hoan (một tên phản động dinh tê vào Thành theo Pháp), ta được biết: sắp tới Pháp sẽ câu kết với bọn Đại Việt để lật đổ chính quyền cách mạng. Sau đó hai điệp viên H120, C3 đã cung cấp chi tiết như sau: Để tạo cớ, hòng "gắp lửa bỏ tay người", bọn chúng lập ra một kế hoạch rất chu đáo và hết sức bí mật. Theo kế hoạch này, Saitenmy sẽ xin với Chính phủ ta cho quân Pháp diễu binh trên một số đường phố của Hà Nội nhân ngày kỉ niệm Quốc khánh nước Pháp (ngày14/7). Khi đó bọn phản động Quốc dân đảng sẽ ném lựu đạn vào quân Pháp (đội hình lính đánh thuê da đen Âu Phi) rồi vu cáo cho Việt Minh. Lấy cớ đó quân Pháp sẽ nổ súng tấn công và đánh chiếm Hà Nội, lật đổ Chính phủ ta, bắt giữ Chủ tịch Hồ Chí Minh (khi đó đang ở thăm Pháp) và phái đoàn của đ/c Phạm Văn Đồng (đang ở Pháp dự Hội nghị Fontainebleau), còn Quốc dân đảng sẽ đảo chính, lập Chính phủ mới.
Âm mưu của bọn phản động cấu kết với thực dân Pháp là rất thâm độc và tình thế cũng rất khẩn trương đã được Công an biết trước. Nhưng cái khó của ta là : đó chỉ là tin ban đầu, chưa được kiểm chứng, chưa nắm được rõ kế hoạch chi tiết và chưa có chứng cứ cụ thể. Tổng Bí thư Trường Chinh, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đều đồng ý trừng trị bọn phản động nhưng yêu cầu: một mặt phải thu thập được chứng cứ để trấn áp dứt điểm, mặt khác không được mắc mưu khiêu khích của kẻ thù; ngăn chặn được cuộc đảo chính nhưng vẫn giữ được hoà bình, kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến, đảm bảo an toàn cho phái đoàn Chính phủ cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở Pháp.
Thực hiện sự chỉ đạo đó, lực lượng Công an ráo riết điều tra, thu thập chứng cứ. Các cơ sở H120, C3 đã cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị. Các tin đó đã chứng minh rằng âm mưu đảo chính là có thật và sắp đến giờ hành động, tình hình rất khẩn trương. Nhưng vì vận mệnh quốc gia nên Trung ương và Chính phủ vẫn chưa cho phép lực lượng công an trấn áp nếu chưa có chứng cứ.
Quá nửa đêm 11/7/1946, C3 báo tin: tại 132 Duvineau (nay là phố Bùi Thị Xuân), bọn chúng đã in xong tài liệu kêu gọi lật đổ chính quyền, các loại truyền đơn...và đã chuyển đi một số; sáng 12/7 sẽ phân tán tài liệu, rút vào bí mật, chuẩn bị đảo chính. Nhưng cơ sở không thể nào lấy được một tờ truyền đơn nào để làm chứng cứ. Tình thế hết sức khẩn trương, chậm là lỡ việc, một là địch sẽ ra tay, tình hình sẽ chuyển biến xấu hoặc là có tấn công cũng không thu được chứng cứ sẽ rất khó xử lý, làm phức thêm tình hình vốn đã rất rối ren. Lãnh đạo Nha Công an tiến hành cuộc hội ý thứ 3 trong đêm. Vì trách nhiệm cao cả trước Đảng, trước vận mệnh quốc gia, các đ/c đã dám chịu trách nhiệm ra một quyết định táo bạo và sáng suốt: đột nhập bí mật 132 Duvineau để phúc tra tin của cơ sở và thu thập chứng cứ tại chỗ. 4 giờ 30 sáng 12/7, dưới sự chỉ huy của các đ/c Nguyễn Tạo, Lê Hữu Qua, một Tiểu đội trinh sát và một số chiến sĩ Công an xung phong đã bí mật đột nhập hang ổ địch, bắt giữ 20 tên, thu được máy in, súng, lựu đạn và một xe Camnhong các tài liệu phản cách mạng. Trong số tài liệu thu được đó đặc biệt có bản "Kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh" do Trương Tử Anh viết, đúng như tin tức mà Công an đã nắm được và báo cáo Trung ương. Cuộc đột nhập bí mật đã thành công.
Tin tức và vật chứng được báo cáo ngay lên các cấp lãnh đạo. Ngay sau đó mấy ngày, ta đã tổ chức triển lãm công khai các vật chứng tại căn nhà này. Đây thực sự là sự đột phá quan trọng, tạo bước ngoặt quyết định cho sự thành công của các bước tiếp theo cũng như toàn vụ án.
Trước chứng cứ rõ ràng, ngay sáng sớm 12/7, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã cũng đã đập gậy mà nói "Diệt, diệt, phải diệt hết bọn phản nước hại dân này mới được...diệt, diệt, phải diệt hết bọn này!" đồng thời cho phép lực lượng Công an tiến công, truy quét bọn Quốc dân đảng. Trong ngày 12/7 gần 200 trinh sát, Công an xung phong có thêm 1 Trung đội tự vệ phối hợp đồng loạt tấn công, khám xét các căn cứ đóng quân của Quốc dân Đảng, trừ trụ sở Trung ương ở Hà Nội.
Tại số 7 Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều) , nơi được coi là đệ nhất chiến khu của bọn chúng tên Phan Kích Nam, Uỷ viên Trung ương Việt Nam Quốc dân đảng, Bí thư đệ nhất chiến khu QDĐ, lấy danh nghĩa Đại biểu Quốc hội ngăn cản, gây khó khăn cho ta. Đồng thời luôn có 2 vệ sĩ bên cạnh và bố trí đàn em đặt súng trên các nóc nhà. .Nhưng do anh em ta kiên quyết lại khôn khéo, lại có một nguwoiwf bị bắt cốc nhận được mặt Phan Kích Nam nên nên CA đã hoàn thành được nhiệm vụ. Tại đây công an đã tìm ra một máy làm tiền giả và một căn phòng với bức tường đẫm máu và nhiều dụng cụ tra tấn. Trong khu vườn sau nhà đã khai quật được bảy xác chết (những người bị bọn phản động bắt cóc tống tiền rồi giết chết), một số đã bị chặt chân tay. Hai người bị bắt cóc tống tiền được cứu kịp thời trước khi bị giết. Cùng bị bắt còn có Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Chữ, Phan Quán, Phạm Văn Thắng, v.v Đã giải cứu được một số đồng bào và cán bộ ta đang bị chúng giam giữ, thu đầy đủ tang chứng gồm những dụng cụ tra tấn, giết người và đào được bẩy xác người chôn trong vườn .
Đồng thời ta còn tấn công, bắt bọn phản động và khám xét tại các trụ sở khác của chúng như ở: 42 Hale, Hàng Đẫy, Đỗ Văn Vỵ, Quán Thánh. Có điểm như 80 Quán Thánh, Pháp đưa xe tăng đến can thiệp, uy hiếp. Nhưng trước chứng cứ đầy đủ và sự đấu tranh của quần chúng, thái độ đúng đắn của lực lượng Công an đang khám xét tại đó nên buộc Pháp phải rút lui.Tổng cộng ta đã khám xét 41 điểm, bắt gần 100 tên, trong đó có nhiều tên nguy hiểm như: Phan Kích Nam, Nghiêm Thế Tổ... Bọn phản động mang danh "Cách mạng Hải ngoại, Cách mạng quốc gia" đã bi vạch mặt, lộ rõ chân tướng. Thừa coơ, ta tổng truy quét bọn Quốc dân đảng ở khắp Bắc và Trung bộ, đón bắt những tên ở Hà Nội chạy về. Cuộc đảo chính phản Cách mạng bị đập tan trước khi nó nổ ra đúng 48 giờ !.Tham vọng lớn, âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và tay sai đã bị phá vỡ ngay từ trong trứng.
Những diễn biến sau đó và lịch sử hơn 60 năm qua đã chứng minh rằng: thắng lợi trọn vẹn của vụ án Ôn Như Hầu có một ý nghĩa to lớn, để lại nhiều bài học sâu sắc:
- Trận đột nhập đêm 11/7 vào132 Duvineau là cái mốc quan trọng, nó vừa kết thúc quá trình trinh sát bí mật, vừa mở ra giai đoạn tấn công tực tiếp, công khai trên diện rộng. Ngay từ buổi sơ khai LLCA đã kết hợp công tác trinh sát và điều tra ngay từ giai đoạn đầu. Đồng thời đây là một quyết định dũng cảm, dám chịu trách nhiệm, không đùn đẩy, do dự của lãnh đạo Nha Công an và sự dũng cảm, mưu trí của các chiến sĩ Công an xung phong được giao nhiệm vụ.
- Vụ án Ôn Như Hầu kết thúc trong thắng lợi đã vạch rõ bản chất của bọn Việt Quốc, Việt Cách là: núp bóng, mang danh nghĩa cách mạng nhưng thực chất là một lũ ô hợp, bọn phản động, cướp bóc tống tiền và cao hơn là đã phản lại lợi ích dân tộc. Điều đó đã giúp nhân dân cảnh giác, không tin vào những luận điệu giả hiệu của chúng và càng tin tưởng hơn vào Đảng, vào Chủ tịch hồ Chí Minh. Đ/c Tổng Bí thư Trường Chinh đã đánh giá: vụ án Ôn Như Hầu "đã lôi ra ánh sáng dư luận một bọn giả danh chính trị, giả danh quốc gia, dân tộc và do đó nó làm cho sự đoàn kết của các đảng phái yêu nước của toàn dân ngày một chặt chẽ thêm."
- Khám phá thành công vụ án này, ta đã đập tan được một âm mưu thâm độc, nguy hiểm và cao nhất của thực dân Pháp cấu kết với bọn phản động hòng tạo ra cái cớ ta không đảm được an ninh cho quân đội Pháp để chuyển hoá từ việc gây rối chính trị đến việc lật đổ chính quyền Cách mạng. Sau thất bại này, buộc Pháp phải bộc lộ chân tướng khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2 một cách vô cớ và phi nghĩa. Điều đó đã thức tỉnh lương tri nhân dân thế giới, nhân dân Pháp và toàn dân đất Việt.
- Chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ được bảo vệ và đứng vững trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt; bảo vệ an toàn cho đoàn đại biểu Chính phủ và Hồ Chủ tịch đang ở thăm Pháp. Ta có thêm 5 tháng nữa để củng cố, xây dựng , chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng bước vào cuộc Trường kì kháng chiến.
- Thắng lợi của vụ án đã khẳng định sự trưởng thành của lực lượng Công an Việt Nam non trẻ. Sự trưởng thành đó không chỉ về nhận thức chính trị mà cả về biện pháp nghiệp vụ, về đối sách. LLCA, ngay từ buổi đầu đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, áp dụng tốt phương châm: Kiên quyết nhưng thận trọng, dùng địch để đánh địch; chủ động tấn công, kịp thời phá án; phá từ trong trứng âm mưu của bọn phản động, không để gây thiệt hại cho Cách mạng; kết hợp đấu tranh bí mật và đấu tranh công khai; kết hợp đấu tranh vũ trang để trấn áp với đấu tranh chính trị để vạch mặt bọn phản động; kết hợp trinh sát với thu thập chứng cứ...Những vấn đề đó cùng với các bài học về: Phẩm chất quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, tinh thần quả cảm, sâu sát, dám chịu trách nhiệm trong tình huống hiểm nghèo, khẩn trương của người lãnh đạo; Phương thức vận động quần chúng; Tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ trong lập án, phá án; coi trọng chứng cứ...đã là những bài học quý giá cho chặng đường tiếp theo và tương lai.
- Trận đột nhập đêm 11/7 vào132 Duvineau là cái mốc quan trọng, nó vừa kết thúc quá trình trinh sát bí mật, vừa mở ra giai đoạn tấn công tực tiếp, công khai trên diện rộng. Ngay từ buổi sơ khai LLCA đã kết hợp công tác trinh sát và điều tra ngay từ giai đoạn đầu. Đồng thời đây là một quyết định dũng cảm, dám chịu trách nhiệm, không đùn đẩy, do dự của lãnh đạo Nha Công an và sự dũng cảm, mưu trí của các chiến sĩ Công an xung phong được giao nhiệm vụ.
- Vụ án Ôn Như Hầu kết thúc trong thắng lợi đã vạch rõ bản chất của bọn Việt Quốc, Việt Cách là: núp bóng, mang danh nghĩa cách mạng nhưng thực chất là một lũ ô hợp, bọn phản động, cướp bóc tống tiền và cao hơn là đã phản lại lợi ích dân tộc. Điều đó đã giúp nhân dân cảnh giác, không tin vào những luận điệu giả hiệu của chúng và càng tin tưởng hơn vào Đảng, vào Chủ tịch hồ Chí Minh. Đ/c Tổng Bí thư Trường Chinh đã đánh giá: vụ án Ôn Như Hầu "đã lôi ra ánh sáng dư luận một bọn giả danh chính trị, giả danh quốc gia, dân tộc và do đó nó làm cho sự đoàn kết của các đảng phái yêu nước của toàn dân ngày một chặt chẽ thêm."
- Khám phá thành công vụ án này, ta đã đập tan được một âm mưu thâm độc, nguy hiểm và cao nhất của thực dân Pháp cấu kết với bọn phản động hòng tạo ra cái cớ ta không đảm được an ninh cho quân đội Pháp để chuyển hoá từ việc gây rối chính trị đến việc lật đổ chính quyền Cách mạng. Sau thất bại này, buộc Pháp phải bộc lộ chân tướng khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2 một cách vô cớ và phi nghĩa. Điều đó đã thức tỉnh lương tri nhân dân thế giới, nhân dân Pháp và toàn dân đất Việt.
- Chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ được bảo vệ và đứng vững trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt; bảo vệ an toàn cho đoàn đại biểu Chính phủ và Hồ Chủ tịch đang ở thăm Pháp. Ta có thêm 5 tháng nữa để củng cố, xây dựng , chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng bước vào cuộc Trường kì kháng chiến.
- Thắng lợi của vụ án đã khẳng định sự trưởng thành của lực lượng Công an Việt Nam non trẻ. Sự trưởng thành đó không chỉ về nhận thức chính trị mà cả về biện pháp nghiệp vụ, về đối sách. LLCA, ngay từ buổi đầu đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, áp dụng tốt phương châm: Kiên quyết nhưng thận trọng, dùng địch để đánh địch; chủ động tấn công, kịp thời phá án; phá từ trong trứng âm mưu của bọn phản động, không để gây thiệt hại cho Cách mạng; kết hợp đấu tranh bí mật và đấu tranh công khai; kết hợp đấu tranh vũ trang để trấn áp với đấu tranh chính trị để vạch mặt bọn phản động; kết hợp trinh sát với thu thập chứng cứ...Những vấn đề đó cùng với các bài học về: Phẩm chất quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, tinh thần quả cảm, sâu sát, dám chịu trách nhiệm trong tình huống hiểm nghèo, khẩn trương của người lãnh đạo; Phương thức vận động quần chúng; Tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ trong lập án, phá án; coi trọng chứng cứ...đã là những bài học quý giá cho chặng đường tiếp theo và tương lai.
Sau đó, để tranh thủ thêm thời gian xây dựng nền móng chính thể mới; củng cố, xây dựng lực lượng, ta đã kí Tạm ước 14/9/1946 với Pháp. Nhưng kẻ địch đã bội ước, lấn tới bằng chính trị, quân sự, ngày 23/9 chúng nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cho việc thực hiện âm mưu đặt lại ách thống trị trên toàn bộ đất nước ta. Cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, LLCA bước vào một cuộc chiến mới và đã lập thêm nhiều chiến tích mới. Nhưng thắng lợi của Vụ án Ôn Như Hầu vẫn là cái mốc đầu tiên rất vẻ vang và quý giá. Chiến công đó, những người lãnh đạo, chỉ huy, những CBCS, những điệp viên, cơ sở, nhân mối và đồng bào chung tay góp sức làm nên chiến tích đó hoàn toàn xứng đáng được ghi danh, tôn vinh một cách tương xứng.
Với lớp trẻ đang hưởng cuộc sống thanh bình, được đào tạo cơ bản, được trang bị đủ đầy như chúng ta hiện nay thì càng khâm phục hơn những đ/c lãnh đạo, những cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã góp phần quan trọng lập nên chiến công đó, một chiến công nhanh chóng, trọn vẹn được lập trong điều kiện hết sức ngặt nghèo ! Đánh giá về thành công, bài học của vụ án Ôn Như Hầu, đ/c Bộ trưởng Lê Hồng Anh, trong Diễn văn đọc ngày 12/7/2001 đã nói: " Ngày 12/7 đã đi vào lịch sử dân tộc, là mốc son sáng chói về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, làm vẻ vang cho lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng công an nhân dân Việt Nam". Cũng chính bởi ý nghĩa to lớn của sự kiện này mà ngày 12/7 trở thành ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.
- Lương Đức Mến (sưu tầm, lược thuật và bình chú)-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân