Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Trò chơi nghiệp vụ trong KẾ HOẠCH CM 12

Để có được những thành tích như ngày hôm nay, lực lượng ANND đã có nhiều chiến công vang dội. Chiến công trong ngày đầu khi phá vụ án Ôn Như Hầu đã đi vào giáo trình về tính quyết đoán, tinh thần dám chịu trách nhiệm. Có những chiến công lại thể hiện rõ bản lĩnh, trình độ nghiệp vụ mà thực hiện thắng lợi trò chơi nghiệp vụ. Ngày 9/9/1981, Kế hoạch CM 12 bắt đầu thực hiện. Tròn 3 năm sau, đến ngày 9/9/1984, Kế hoạch CM 12 kết thúc với thắng lợi trọn vẹn.

Kế hoạch CM-12 là tên của một chiến dịch phản gián của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Chiến dịch này kéo dài từ năm 1981 đến năm 1988 chống lại tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc TúyMai Văn Hạnh đứng đầu. Tổ chức này chuyển gián điệp, biệt kích, vũ khítiền giả vào Việt Nam với mục đích phá hoại an ninh quốc gia và lật đổ chính quyền Việt Nam.
Đó là một trong những chiến công lớn xuất sắc nhất của Lực lượng An ninh Việt Nam. Chủ trương “tương kế tựu kế”, dùng địch đánh địch trong Kế hoạch CM-12 được Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm quyết định tiến hành ngay từ Chuyên án AB-27. Kế hoạch đó lấy hai chữ cái CM lấy hai chữ cái đầu của Cà Mau, còn 12 là ngày xuất phát của toán gián điệp biệt kích - 12 tháng 5 năm 1981, đó là kế hoạch đóng lõng và bắt giữ lực lượng biệt kích cùng khối lượng lớn vũ khí và tiền giả của tổ chức trên thâm nhập Việt Nam từ vùng bờ biển tỉnh Cà Mau trong các năm 1981-1984; giả làm lực lượng biệt kích đã thâm nhập để liên lạc với Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh nhằm tiếp tục bóc dần lực lượng cũng như vũ khí và tiền của tổ chức này, đồng thời ngăn chặn các kế hoạch phá hoại an ninh quốc gia mà tổ chức này định thực hiện.
Cho đến tháng cuối năm 1983, Lực lượng An ninh thực hiện kế hoạch CM-12 đã buộc kẻ địch xâm nhập theo kế hoạch của ban chuyên án, với 15 chuyến bằng đường biển với 30 lượt tàu vào vùng biển Cà Mau, bắt toàn bộ 126 gián điệp, biệt kích từ nước ngoài về, thu 132.278 kg vũ khí, 299.750.000 đồng tiền giả... Lực lượng chống đối chính phủ đã bị buộc phải bộc lộ 10 tổ chức phản cách mạng và một số đầu mối trong nội địa.
Ngày 9 tháng 9 năm 1984, hai con tầu thâm nhập cuối cùng đổ bộ vào Việt Nam đã bị bắt giữ cùng Mai Văn Hạnh và Trần Văn Bá. Lê Quốc Túy do bị bệnh nặng nên đã không đi cùng chuyến này. Kế hoạch CM-12 kết thúc.
Ngày 14 đến 18 tháng 12 năm 1984, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân Tối cao đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt tử hình 5 người, tù chung thân 3 người, tù từ 8 đến 20 năm 13 người.
Trong ba năm tiếp theo, giai đoạn tiếp nối của CM-12 - kế hoạch ĐN-10 được thực hiện, phối hợp với lực lượng an ninh Campuchia, buộc Lê Quốc Túy đưa hết quân đã huấn luyện ở Thái Lan về Việt Nam qua Campuchia. Gần cuối năm 1987, các toán xâm nhập cuối cùng qua Campuchia về Kiên Giang đã bị bắt. Ngày 30 tháng 1 năm 1988, đại diện của Lê Quốc Túy tại Pháp gửi cho các toán của ĐN-10 bức điện báo tin Lê Quốc Túy đã chết ngày 25 tháng 1 năm 1988. Ngày 4 tháng 3 năm 1988, bức điện cuối cùng được gửi về cho các toán ở trong nước với thông báo giải tán toàn bộ tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”.
Năm 2005, trong đợt đặc xá hàng năm vào ngày 2 tháng 9, Mai Văn Hạnh đã được ra tù trước thời hạn.
Chuyên án trên đã được các văn nghệ sĩ chuyển thành các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị:
Tiểu thuyết Đêm yên tĩnh của nhà văn Hữu Mai
Hồi ký Kế hoạch CM-12 của Nguyễn Phước Tân
Phim truyền hình dài tập Trò chơi sinh tử của hãng phim TFS (khởi chiếu tháng 11 năm 2007).

1 nhận xét:

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân