Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

HỨA HÃO

Chịu khó vào MXH, đọc báo hay đi dự hội nghị …sẽ nghe được khá nhiều lời hứa, của đủ mọi thành phần, với nhiều cung bậc,... Nhưng theo thời gian, rất nhiều lời hứa đó được mọi người cho rằng chỉ là lời “hứa hươu hứa vượn”.

Tranh nhặt trên mạng

Chợt nghĩ vì sao tiền nhân lại đưa “hươu” với “vượn” vào làm “tính ngữ” cho lời hứa? Nhân ngày cuối tuần chả vướng mắc lời hứa nào nên tìm hiểu chút!

1. Trước hết, “Hứa” là từ gốc Hán Việt mà chữ Hán là , có mã U+8A31, gồm 11 nét, thuộc bộ ngôn thêm chữ ngọ , có phiên thiết là “hư lữ thiết”虚呂切. Nó là động từ, với nghĩa là nhận lời với ai đó một cách chắc chắn là sẽ làm việc gì đó.

Còn 2 con thú:

Hươu” là thú rừng thuộc loài động vật có vú móng guốc chẵn, nhóm nhai lại, có gạc rụng hằng năm. Nó thuộc loại thú cỡ lớn hơn hoẵng và nhỏ hơn nai, thường sống ở nơi rừng thưa có nhiều cây, cỏ non hoặc trên những bãi cỏ. Ban ngày hươu tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ đợi khi đêm xuống chúng tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác. Hươu có 4 chân thon, dài nên chạy nhanh, nhẩy xa tốt.

Vượn” là loài linh trưởng không đuôi, hai chi trước dài, hình dạng giống người, hót hay; thường sinh sống trong các rừng già nhiệt đới và cận nhiệt đới,  đu chuyền trên cây cao rất nhanh và chính xác.

2. Như thế câu “Hứa hươu hứa vượn” là chỉ lời hứa hẹn, thề thốt nhiều nhưng không làm, không thực hiện. Đó chỉ là hứa suông, hứa cho qua chuyện, không có gì đảm bảo chắc chắn, tức lời hứa rất dễ “xù”, “bội hứa”, “chạy làng”. Nó tương tự việc thoắt hiện, thoắt ẩn, khó lần ra dấu tích bởi sự nhanh nhẹn, ma mãnh của con thú hoang hươu và vượn! Nó cũng hàm ý “hót hay như vượn” khi đem lời hứa làm vừa lòng người nghe, thuận miệng hứa hẹn rồi không thực hiện, nói không giữ lời !!!

Trong dân gian, có nơi, có người bảo đó là “hứa hão”, “hứa đại”, “hứa  tùm lum”, “hứa nhăng hứa cuội”,… và từ đó xuất hiện thêm “miền đất hứa”, “cho ăn bánh hứa”, “đánh trận mồm”,…Từ thực tế, lời hưa hão thường từ các “quan” mà ra nên dân gian có câu “miệng quan trôn trẻ” hay mỉa mai rằng “ăn như Rồng cuốn, nói như Rồng leo, làm như Mèo mửa”,…!

Còn trên quả địa cầu này, nhiều nơi có thành ngữ tương đồng, như  “Empty promise” trong tiếng Anh,  “Promesse vide” từ Pháp ngữ, “Пустое обещание” trong tiếng Nga, “空头/頭支票” của tiếng Trung, “空約束” trong tiếng Nhật, “ 약속” với tiếng Hàn,…

3. Có một thực tế không thể chối cãi, là khi bầu bán xong sẽ có màn đại diện số mới trúng cử có lời cảm ơn, hứa hẹn hay trong các phong trào, cuộc vận động thế nào cũng có “Chương trình hành động”, có các “Bản đăng ký…”,…mà trong đó thể nào cũng có những câu hứa hẹn. Nó có là lời “hứa hươu hứa vượn” 100 % hay không còn tùy “tác giả” của nó!

4. Trong cuộc sống cần chỉ ra viễn cảnh, cần những lời hẹn, cần đặt ra cái đích,…nhưng chả ai cần sự hứa hão và mong càng ít nhận được lời “hứa hươu hứa vượn” càng tốt!

Nhưng nó lại là một dạng của “bệnh hình thức”, “nói không đi đôi với làm”, chưa thể loại bỏ ngay được!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân