Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Đôi điều VỚI LẬT NGÔN CỦA CHU MỘNG LONG

Tôi ít đọc những stt của Chu Mộng Long bởi từ lâu đã biết ông là một giáo viên dạy văn ở Đại học Quy Nhơn nhưng lại có bề dầy mà nhiều người đã rõ. Lâu nay lại càng không đọc, không cmt bởi tôi cho rằng có thể Chu Mộng Long thiếu thông tin, kém bản lĩnh, khác quan điểm hoặc có thể ổng hiểu đấy nhưng cố tình nói ngang, stt ngược để câu like, câu view!
Tranh khai thác trên mạng
Nhưng gần đây, sau khi trên trang facebook cá nhân và tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long dùng những lời lẽ cho rằng Việt Nam “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia (!), Chu Mộng Long có vài stt, được một số facebooker kéo về  cùng những cmt và cái cộm, cái ngang nó cứ đập vào mắt, “vướng” quá buộc Còi tui phải đọc!
Tôi hiểu, những gì “lạ”, pha mầu “phá cách” đều rất dễ hấp dẫn với đám đông, dễ thu hút sự chú ý của những cái đầu cạn nghĩ nhưng sẵn máu “phản kháng”, muốn thể hiện “ta đây”, những người “tay nhanh hơn não” lại trong hoàn cảnh “cởi mở” ở thế giới @ nên cũng rất thông cảm, định cho qua!.
Là người mà những năm tháng biên giới Tây Nam căng thẳng từng thực tập tại Viện Quân y 103 (Hà Đông), sau đó tiếp tục thực tập tại Viện Quân y 175 (ở tf Hồ Chí Minh) là những bệnh viện đầu ngành về Ngoại Dã chiến và Chấn thương của Việt Nam, tôi hiểu phần nào sự mất mát, hi sinh của quân dân ta vùng biên giới và trên chiến trường K. Do vậy cần có vài nhời quanh những bàn loạn đi ngược dòng dân tộc của Chu Mộng Long và những người chung chính kiến.
1. Chắc mải nhăm nhăm tìm câu chữ để viết lời “lật sử” mà CML cùng những người a dua, tung hô ổng đã quên lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử nước nhà!
1.1. Thứ Nhất, hồi 1945, sau khi đánh tan quân Phát xít Đức xâm chiếm lãnh thổ, Hồng quân Liên Xô đâu có dừng lại ở biên giới Liên bang mà đưa quân truy đuổi đến tận sào huyệt quân Phát xít! Nếu Hồng quân dừng lại và không đặt quân đồn trú tại Đông Âu thì tình hình sẽ ra sao, chắc chả ai dám mường tượng tiếp! Nay Liên Xô đã tan rã nhưng nhân dân vùng Xô viết cũ và nước Nga vẫn coi ngày 09/5/1945 là ngày Chiến thắng và Kỷ niệm rầm rộ đó thôi!
Lại nữa, Hoa Kỳ ở tận Bán cầu Tây sau đó còn chiếm đóng Hàn Quốc, Tây Đức, bảo trợ Nhật Bản chắc cũng do chưa được CML và những người ủng hộ ông “mách nước”?
Việc “hao người, tốn của” , kể cả máu xương ấy của các nước Đồng minh chắc là “không cần thiết”, là sai?
Ảnh khai thác trên mạng
1.2. Thứ Hai, trở lại tình hình Việt Nam sau 30/4/1975, khỏi phải nói dài dòng ai cũng biết chúng ta đã “nhẫn nhịn” nhiều trước những phá phách, khiêu khích, tấn công của đội quân ô hợp được nước ngoài bảo trợ và hành động với tinh thần “hi sinh 2 triệu người dân Campuchia để tiêu diệt người Việt Nam”! Hồi đó (1975-1978), quân Khmer Đỏ tấn công sang biên giới, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam ta vẫn “tự kiềm chế”, kếu gọi qua đường ngoại giao! Cuộc chiến chỉ thực sự bùng phát vào tháng 12/1978 sau khi nhà cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn và ủng hộ mạnh về tinh thần, quân trang, phương tiện vũ khí cho chế độ Khmer Đỏ tấn công thọc sườn Tây Nam nước Việt. Trước tình hình đó và theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (KUFNS), ngày 25/12/1978, 150.000 quân Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia và đến  ngày 7/1/1979 “đội quân nhà Phật” đã tiến chiếm thủ đô Phnom Penh. Khi đó nếu Việt Nam không “tích cực bảo vệ mình” thì bè lũ Pol pot Cambodia có để dân ta, nước ta yên ổn làm ăn không? Biên giới Tây Nam nước ta ra sao? Đất nước và nhân dân Campuchia liệu sẽ như thế nào?
Chu Mộng Long còn viện ra những sai lầm, tổn thất của Việt Nam trong CCRĐ thì đúng là quá lắm và càng chứng tỏ nhãn quan cũng như kiến thức của vị thầy giáo này có vấn đề!
1.3. Thứ Ba, việc Trung đoàn trưởng Hun Sen cùng 4 người lính vào ngày 20/6/1977 sang, tìm kiếm sự giúp đỡ của Việt Nam nhằm lật đổ chính quyền Campuchia Dân chủ là do ý thức trước sự diệt chủng của Khmer Đỏ chứ đâu do Việt Nam gò ép, bắt buộc và lãnh đạo Việt Nam ngày đó đâu có tự ý và có dụng ý xấu gì! Mời CML và những người a dua ông đọc lời bộc bạch của Hunsen: “Việt Nam không muốn can thiệp vào nội bộ của đất nước Campuchia, nên họ đã không đồng ý chịu giúp tôi ngay từ đầu và chỉ khi Việt Nam liên tục bị tấn công tôi mới nghĩ cơ hội mình đang tới, Việt Nam sẽ không chịu ngồi yên cứ để người khác tấn công”.
Rõ ràng Việt Nam giúp Hunsen và Cách mạng Campuchia theo yêu cầu tha thiết, chính đáng của bạn và đồng thời đó cũng là việc “tự giúp mình” trong hoàn cảnh bắt buộc!
1.4. Thứ Tư, CML lại quên lịch sử hồi 197x, 198x khi ông quy kết Việt Nam ở lại K lâu và "dạy" rằng:  “sau khi tấn công lật đổ xong sao không giao cho Liên Hợp Quốc”! Thực ra lời "khuyên" đó chả có gì mới bởi nhiều người từng nói và viết thế!
Cần nhớ rằng: ngày đó Liên hợp quốc là sân sau của Hoa Kỳ (vừa phải “nhả” VNCH ra sau 30/4/1975) còn hầu hết các nước Asean (chưa phải 10 nước như ngày nay) đều là “đồng minh” của Hoa Kỳ, có đưa quân sang Nam Việt Nam hợp sức cùng quân đội Mỹ nên chẳng ưa vì Việt Nam thống nhất! Chẳng lẽ CML quên điều đó và cũng quên luôn rằng: họ hùa theo Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ (ECCC), duy trì chiếc ghế của tập đoàn này ngay cả sau khi nó bị lật đổ trên đất nước Chùa Tháp! Bối cảnh đó mà “bàn giao” đất K cho LHQ thì khác nào, như người Trung Quốc từ xưa đã cảnh báo đó là việc 前門拒虎, 後門進狼” đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau”!
Mãi sau này, khi thế giởi hiểu ra, tháng 6/2003, Liên hợp quốc và Chính phủ Campuchia đạt được thỏa thuận về việc xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ. Nhưng, việc đó diễn ra hết sức chậm chạp và phần lớn các nhân vật quan trọng của tổ chức này đã chết già mà không bị tòa kết án. Mãi đến cuối năm 2008, phiên tòa đầu tiên xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ mới được mở.
Cũng nên nhắc lại: sau khi thống nhất đất nước, phải đến năm 1977, với sự ủng hộ tiếp tục mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và khi Hoa Kỳ có Tổng thống mới thì ngày 20/9/1977 Việt Nam mới gia nhập Liên Hợp Quốc!
1.5. Thứ Năm, sau ngày 30/4/1975, ngoài Hoa Kỳ và đồng minh (Asean), ngay cả Trung Quốc cũng đâu đã thực bụng vui cùng dân Việt! Trước một Việt Nam thống nhất, hứa hẹn một tương lai đi lên hùng cường thì một vài thế lực xấu (nhưng lại mạnh ngày đó) đã hậm hực, ghen tị và nuôi dưỡng ý đồ muốn hạn chế sức mạnh Việt Nam!
Ngày đó, Trung Quốc viện trợ, đưa cố vấn sang, Thái Lan cho mượn đất để tàn quân (còn khá đông) của Khmer Đỏ đóng quân,...mà Việt Nam “buông” để chính quyền Cách mạng CPC vừa mới thành lập (08/01/1979) tự quản lý, bảo vệ  thì khác nào mở cửa để sói vào!
Ai cũng biết rằng, do chiến thắng quá nhanh của quân đội Việt Nam, quân Khmer Đỏ chỉ tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì vậy trong 10 năm (1979-1989) “cực chằng đãđóng quân tại Campuchia, quân đội Việt Nam đã bị lực lượng tàn quân này quấy phá gây thiệt hại khá lớn. Các CCB (có nhiều người là bạn tôi), gia đình các Ls hi sinh tại chiến trường K hồi đó hiểu rõ điều này hơn CML nhiều!.
2. Các cơ quan chức năng của Việt Nam, Campuchia và Singapore đã lên tiếng, ra tuyên bố về bình luận của Thủ tướng Singapore hôm 31/5/2019 tại Đối thoại Shangri-La! Trong đó, kể cả lời giải thích vòng vo của Singapore cũng chả thấy có ý nào “lật sử” đi ngược lại con đường nhân dân mình đã chọn như những stt liên quan của Chu Mộng Long cùng một số cmt của kẻ a dua!
3. Nếu có chút lý trí, chút tấm lòng với Tổ quốc, am hiểu tình hình thế giới, khu vực thời 197x, 198x và hiện nay thì chúng ta có thể hiểu được những lời của Thủ tướng quốc đảo Lý Hiển Long! Nhưng bản chất vấn đề: Đánh sang để tự bảo vệ minh, đưa quân đội vào để giải cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, giữ vững thành quả ngày 07/01/1979 là sự thật hiển nhiên được thế giới có lương trì thừa nhận! Lẽ nào một người Việt bình thường, nhất là những CCB lại không nhận ra!
Quyết không vì việc “lấy lòng” ai đó mà nói khác đi, lật lại lịch sử được. Tất nhiên, vì đại cuộc, “bất chấp khác biệt nghiêm túc trong quá khứ”, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Campuchia và Singapore đã và đang “chọn con đường hợp tác, đối thoại và tình bạn.” !
Còn nếu cố tình lao theo định hướng xấu thì rõ là đã đi lạc ngõ! Do vậy, tôi thấy những ý nghĩ lầm lạc đó cần được gột rửa, những ai còn a dua theo Chu Mộng Long cần dừng lại!
- Lương Đức Mến, đêm mất ngủ, tháng 6/2019-

1 nhận xét:

  1. Bên lề hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, chiều ngày 22/6/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

    Trong cuộc gặp với Thủ tướng Lý, diễn ra theo đề nghị của phía Singapore, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê phán phát biểu ngày 31.5 của Thủ tướng Lý Hiển Long phần liên quan đến VN và Campuchia giai đoạn 1979 - 1980. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định lịch sử đã chứng minh những nhận định của Singapore về vai trò của VN vào thời điểm đó là không đúng và việc nêu lại những định kiến này làm tổn thương sâu sắc tới VN và Campuchia, đặc biệt là thân nhân của hàng trăm ngàn quân tình nguyện VN đã hy sinh xương máu để mang lại hòa bình, giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo và cả quá trình xây dựng đất nước đầy khó khăn, gian khổ sau này.

    Thủ tướng Lý Hiển Long giải thích Singapore không có ý làm tổn thương VN, chỉ nhắc lại một chương đau buồn trong lịch sử Đông Dương để nhấn mạnh hòa bình, ổn định và thịnh vượng hôm nay không mặc nhiên mà có và bối cảnh hiện nay đòi hỏi ASEAN tiếp tục duy trì đoàn kết, gắn bó và tăng cường hợp tác. Thủ tướng Lý Hiển Long cũng nhấn mạnh Singapore hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị và tin cậy với VN; đánh giá cao vai trò và những đóng góp quan trọng của VN từ trước tới nay trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của khu vực cũng như trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và tự cường.

    Hai thủ tướng đánh giá cao cuộc gặp đã giúp hai bên hiểu nhau hơn; nhất trí tinh thần hướng tới tương lai, tập trung thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược VN - Singapore. Với việc VN đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa trao đổi, tham vấn và phối hợp lập trường về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất là giữ vững đoàn kết, đồng thuận và quan điểm của ASEAN vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

    Trả lờiXóa

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân