Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

'CÁI ẤY" TÊN GỌI LÀ GÌ

Cặp Nõ Nường thờ trong Miếu Trám
Tôi có anh bạn học 6 năm Đại học Y (K9 HVQY), ra trường, sau khi cùng ở Bộ (khi đó còn mang tên BNV) 1 năm, 2 thằng đều về công tác tại 2 tỉnh nhà giáp nhau lại cùng nghiệp vụ nên khá thân, gặp nhau luôn. Mấy lần anh rủ ngày 11, 12 tháng Giêng về Tứ Xã quê anh dự xem lễ hội Trò Trám, tức lễ hội “Linh tinh tình phộc”. Mặc dù đã thăm quê anh đôi ba bận, nhưng vì nhiều lý do mà tôi chưa một lần được tham quan xem diễn trò này! Tiếc quá!
Theo anh và qua sách báo tôi biết đây là lễ hội độc đáo có một không hai của người dân quê anh:
“Trò Trám vào đám Mười Hai
Chẳng đi xem diễn cũng hoài mất Xuân”…
Lễ hội gồm ba phần chính: “Tứ dân chi nghiệp”, “Lễ Mật”, “Rước lúa thần”. Trong đó “lễ Mật” được thực hiện vào nửa đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12 tháng Giêng tại miếu Trò. Đạo cụ thực hiện lễ này là cặp “nõ nường” được làm bằng gỗ và sơn màu đỏ thờ trong miếu và nó chỉ được trao cho người diễn (đôi nam nữ đã chọn trước) sau khi thắp hương cẩn trọng vào lúc chính Tý (0 giờ đêm)![1].
1. “Nõ nường” là từ cổ, không phải chỉ riêng đặc âm vùng Tứ Xã (vốn nói rất nặng mầ mấy bận về quê bạn nghe trẻ con người già nói tôi phải cậy đến phiên dịch), chỉ hai vật tượng trưng cho “khí cụ” của nam và nữ. Trong đó “ là nọc là cọc là cặc, …chỉ vật đầu thuôn thuôn, nhọn. Còn “Nường” là nương, là nang có nghĩa là cái bao, cái túi, cái bọc,…Vì vậy trong Lễ hội trò Trám thì “Nõ Nường”“sinh thực khí”, là thứ để hoạt động tính giao, duy trì nòi giống, là dương âm,trời đất, là sự giao hòa...
2. Thử tìm hiểu xem các cụ ta dùng từ nào chỉ cặp “nõ nường” ấy.
2.1. Trong tiếng Việt có nhiều từ chỉ bộ phận sinh dục nam như nõ, lõ,  nọc, que, roi, dùi, cọc, buồi, cặc, chông, chim, cò, cu, giống, mấu tre,…và nhìn chung đều có nghĩa là “thuôn dài”, “đầu nhọn”,…
Nhưng ở miền Bắc, phổ biến là từ “buồi”, một biến âm với bổ, búa , bồi,…chỉ công năng dùi, phá, chọc,…của những “vật có mũi”.
Thời chưa có chữ Latin các cụ ta xưa dựa vào chữ Hán tạo ra chữ Nôm thì “Cái ấy” của Nam (penis, 陰莖) được viết bởi nhiều chữ:     (mã U: 88f4,  y + phi ), 𦢄         (mã U: 26884, (viết giống chữ nguyệt ) nhục + bùi), 𦟋 (mã U: 267CB, nhục + bội), 𦟷 (mã U: 267F7, nhục + bồi). Như thế các cụ ta xưa quá giỏi: chỉ một cái tên gọi mà phản ánh cả tính hay “vi phạm” (phi = trái, lầm lỗi), cấu tạo (nhục= thịt), tác dụng sinh sôi (bội + gấp lên), duy trì hạnh phúc (bồi = vun bón).
Cái “mấu tre” quan trọng thế nên anh em cố giữ bền nha!
2.2. Bộ phận sinh dục nữ cũng có nhiều từ dân gian, như: nường, nang, lồng, lồn, bướm, bím, dánh, ke, ghe, nốc, dốc, đốc, bàn là,… có nghĩa là cái bao cái túi, cái bọc. Xa quê lâu, nhưng vẫn nhớ vùng đồng bằng có một loại giống con Hến, nhưng nhỏ và vỏ trắng gọi là con Don, nấu canh ăn rất ngon. Nhưng chắc ít ai biết “don” gần âm yoni[2], tức con lồn!.
 Thời dùng chữ Nôm thì “Cái ấy” của Nữ (cunt, ) ngoài chữ: 𦟹 (mã U: 267F9, nhục + lôn), 𧐩 (mã U: 27429, trùng + lôn) có cụ còn viết bởi chữ 𡜒 (mã U: 21712, nữ + tồn) và 𦛊 (mã U:  266CA, (viết bởi ) nhục + tồn).
Các cụ ta quả cao thâm, Nho giáo “trọng nam khinh nữ” nhưng rõ ràng ở đây ngoài chữ chỉ cấu tạo (nhục= thịt), của riêng phái nữ () ra còn có chữ khẳng định cái ấy như núi cao (崙 lôn) để quân tử khám phá, có tác dụng gửi để duy trì (存 tồn) nhưng cũng là sâu róm, con trùng đầy lông có hại (虫 trùng)! Chú ý rằng: Hán tự khi chỉ “cái ấy” dùng chữ “” (bi) bởi phép hội ý từ chữ “” (thi, chỉ cơ thể) và chữ “” (huyệt, tức cái hang) đâu có ý nghĩa cao cả (đầy thịt, lắm lông, sâu, kín,...) như chữ Nôm ta!
Đừng coi thường nha!
3. Nghe đâu, ngày xưa muốn rủa ai, vào dịp giỗ tết đem biếu hai quả cau và ba chén chè với hàm ý rất sâu cay. Cụ thể: hai quả cau chỉ hai cái “trứng” của nam, tức hòn dái còn ba (chén) chè nói lái thành “ghe bà” là gì thì ai cũng biết!.
- Lương Đức Mến, ngày 06/7/2019-


[1] Ngày trước, sau đó là "tháo khoán", các đôi trai gái và dân làng được tự do mọi chuyện (nữ phải giữ một vật của nam để làm tin). Việc này diễn ra ngoài rwnfd Trám nên gọi là Trò Trám. Những cô nàng "chưa cồng mà chửa", những đứa trẻ sinh ra từ đêm đó được làng cho rằng sẽ mang lại sự phồn vinh cho làng nên dân làng chấp nhận, không bị phạt vạ!.
 Ngày nay, theo Luật Hôn nhân, tục đó không còn, chỉ còn việc là hò reo vui vẻ và tín ngưỡng phồn thực vẫn được tôn vinh, chứa đựng ý niệm tốt đẹp, cầu mong sự phồn vinh của cư dân nông nghiệp.
[2] Yoni là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “không gian thiêng liêng” hay “hang thần”, chỉ các cơ quan sinh dục nữ như "âm đạo", "âm hộ", và "tử cung",..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân