Câu “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” nhưng
mấy ai biết rõ khởi nguyên của câu đó và nó còn liên quan đến mấy câu trong tuyệt
áng Truyện Kiều傳翹.
Khởi nghĩa Hoàng Sào (黃巢之亂, 875-884)
do Hoàng Sào (黃巢, 835 – 884, người Oan Câu冤句, Tào
Châu, Sơn Đông山东) làm thủ lĩnh nổi
lên ở vùng Giang Nam江南đời Đường Hy
Tông (唐僖宗, 862 - 888) là cuộc khởi nghĩa kéo dài và
lớn nhất cuối thời nhà Đường (唐朝, 618–907), có ảnh hưởng
sâu sắc và lâu dài nhất, khiến quốc lực Đại Đường suy yếu rồi tiến tới sụp đổ
vài thập niên sau đó.
Trong quá trình đó, vào năm Càn Phù thứ 5 (乾符五年, 878)
Hoàng Sào tự xưng là Xung Thiên Đại Tướng Quân沖天大將軍. Năm sau, khi xin triều đình phong chức Tiết
độ sứ Quảng Châu 廣州節度使không được,
Sào thống lĩnh hơn 10 vạn quân đoạt được nhiều châu và vượt qua Dương Tử, xuống
cướp miền Giang Nam, ra phía đông đến Chiết Giang, lại đánh Phúc Châu, Kiến
Ninh, rồi thẳng đường xuống đoạt Quảng Châu. Ở đây, Hoàng Sào giết hại rất nhiều
nhân dân trong thành thị, cùng 20 vạn người ngoại quốc buôn bán, gồm những giáo
đồ Hồi Hồi, Cơ Đốc, Bái Hỏa và người Do Thái, người Hy Lạp, người Á Rập, người
Ba Tư sang làm ăn, buôn bán. Việc này khiến dân chúng lo sợ và bất mãn cao độ
còn những người ưu thời mẫn thế thì xúc động mạnh mẽ.
Trong quá trình tiến xuống phái Nam, Hoàng
Sào từng bại trận trước các bộ tướng của Trấn Hải tiết độ sứ 節度使Cao Biền (高駢, 821-887)
là Trương Lân 張璘 và Lương Toản 梁纘, một số bộ tướng của Hoàng Sào đầu hàng Trấn
Hải quân, như: Tần Ngạn 秦彥, Tất Sư Đạc 畢師鐸, và Lý Hãn Chi 李罕之. Trong quá trình giao chiến, quân hai bên chết vô số
Bắt đầu vào mùa đông năm 880, Hoàng Sào tiến
quân hướng đến Lạc Dương (洛陽, kinh đô của các triều Bắc
Ngụy (北魏朝, 386–535) về trước) và Trường An 長安, ông tuyên bố mục tiêu là bắt Đường Hy Tông để hoàng đế phải chịu
trách nhiệm cho tội ác của mình. Quân Hoàng Sào nhanh chóng chiếm được đông đô
Lạc Dương của Đường và xưng đế vào ngày Nhâm Thìn (13) tháng 12 năm Canh Tý (tức 16 tháng 1 năm 881), đặt quốc hiệu
là Đại Tề 大齊.
Để thị oai, Hoàng Sào giết hại nhiều quan
tướng nhà Đường và quá trình dẹp yên đã tiến hành đồ sát dân chúng.
Nhớ chuyện năm Kỷ Hợi 879, khi Hoàng Sào
chính thức lãnh đạo hơn mười vạn quân đánh chiếm 15 châu ở Hà Nam sau bị Tiết độ
sứ Cao Biền điều quân chiếm lại, sinh linh điêu đứng trong loạn ly và Cao Biền
được thăng thưởng, Tào Tùng (曹松, 830-? tự Mộng Trưng 夢徵, người
Thư Châu 舒州) đã làm bài Kỷ
Hợi tuế 己亥歲. Trong đó có
câu mà nhiều người thường nhắc đến: “一將功成萬骨枯” (Nhất tướng công thành vạn
cốt khô) nên “憑君莫話封侯事” (Bằng quân mạc thoại phong hầu sự), tức: Các
ông đừng có nói về chuyện phong hầu nữa.
Rõ ràng, Hoàng Sào, vốn xuất thân lương thiện,
văn võ toàn tài lại bị hỏng thi nên trước muốn cứu muôn dân ra khỏi cảnh lầm
than tang tóc, nhưng đến khi thực hành thì lại chẳng cứu muôn dân mà còn gây thảm
họa chết chóc cho nhân dân.
Cũng về cuộc khởi nghĩa này, mà trong tác
phẩm “Đoạn trường tân thanh” 斷腸新聲 khi tả khí phách của Từ Hải, thi hào Nguyễn Du (阮攸, 1766–1820)
đã viết:
江湖悁趣浘漨
Giang hồ quen
thú vẫy vùng,
鎌彈姅梗𡽫滝棹
Gươm đàn nửa
gánh, non sông một chèo.
Đây là hai câu Tố Như 素如 dịch thoát ý câu thơ của Hoàng Sào : “半 肩 弓 劍 憑 天 縱,
一 棹 江 山 盡 地 維”
(Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng, Nhứt
trạo giang sơn tận địa duy) có nghĩa là nữa vai mang cung kiếm có trời cho,
một chèo đi khắp non sông trên đất nước.
Còn đoạn Thúy Kiều khuyên Từ Hải hàng triều đình, cụ
Nguyễn viết:
𡄎自𧻭役兵刀
Ngẫm từ dấy việc
binh đao,
棟無定㐌高朋頭
Đống xương Vô Định
đã cao bằng đầu.
爫之底㗂𧗱𡢐
Làm chi để tiếng
về sau,
𠦳𢆥埃㐌𠸦兜黄巢
Nghìn năm ai đã
khen đâu Hoàng Sào!
- Lương Đức Mến,
04/10/2018-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân