Trong mấy tháng gần đây có đến 13 tướng
lĩnh đã thành “củi”, phải “vào lò” ! Tự dưng lại NGHĨ VỀ CẤP TƯỚNG và TƯỚNG HIỆN
NAY:
1. “Tướng”
là danh xưng vốn chỉ người cầm quân và thay đổi phạm vi theo thời cuộc. Từ này
có gốc từ âm Hán Việt của chữ “將” trong thuật ngữ: 將領 Tướng lĩnh, 將士Tướng sĩ, 將兵 Cầm quân 將兵 …
Thời quân chủ “tướng” chỉ được Vua “ban”
trong từng trận, từng nhiệm vụ. Còn bổng lộc phụ thuộc vào “phẩm” (品, hạng,
loại, bậc, phẩm hàm). Ví như ở nước ta, trước 1945, trong thời quân chủ (君主制, 938-1945),
tuy mỗi triều đại tổ chức có khác nhau nhưng tựu trung lại, do ảnh hưởng của
quan chế Trung Hoa mà Đại Việt cũng áp dụng chế độ “Cửu phẩm” 九品制, trong mỗi phẩm lại chia thành hai cấp:
Chánh (正, chính) và Tòng (從, phó).
Như vậy hệ thống quan chế thời đó gồm tất cả 18 cấp từ cao nhất: Chánh Nhất phẩm正一 品 (của
Tam công 三公hay Tam thái三太là
Thái sư 太 師, Thái
phó 太
傅, Thái
bảo 太
保) tới thấp nhất: Tòng Cửu phẩm 從九品(…Man
di trưởng quan, Ti phó trưởng quan, Xã trưởng). Riêng trong lĩnh vực quân sự
có chức Thái úy 太
尉 (Tể
tướng 宰
將) hàm Chính Nhất phẩm 正一 品và Thiếu úy 少 尉 (chỉ
huy cấm binh) hàm Chính Nhị phẩm 正二 品và khi đó Trung úy 中尉 thuộc Tòng Ngũ phẩm 從五品, “Bộ trưởng Quốc phòng” là Binh bộ Thượng thư兵部尚 書hàm Nhị phẩm 二 品.
2. Thời
hiện đại, trong LLVT đa phần các nước chuyển từ “phẩm” sang “hàm”. Quân hàm
là hệ thống cấp bậc trong quân đội hay trong lực lượng công an hoặc một số tổ
chức dân sự nhưng được hệ thống theo mô hình quân sự. Khi đó hệ thống cấp bậc
hàm, được biểu thị bằng các phù hiệu đặc biệt gắn liền với đồng phục nhằm tạo
thuận lợi trong các hoạt động chỉ huy, tham mưu, hậu cần....
2.1. Hệ thống danh xưng các cấp bậc
quân hàm Việt Nam được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt ra tương
đối hoàn chỉnh từ năm 1946 bởi Sắc lệnh 33/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946. Nguyên
thủy dựa theo hệ thống quân hàm của quân đội Nhật có tham chiếu đến hệ thống
quân hàm của Quân đội Pháp về kiểu dáng. Hệ thống này được quy định thành 5 cấp
15 bậc, áp dụng cho Quân đội Quốc gia Việt Nam (QĐNDVN nay).
Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, hệ
thống này ít được áp dụng trừ một vài trường hợp cá biệt.
Sau hòa bình, năm 1958, hệ thống quân
hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thay đổi (5 cấp 18 bậc) sau đó năm 1982 bổ sung cấp bậc tướng hải quân có tên
gọi chính thức là cấp bậc Đô đốc và hệ thống quân hàm cho các quân nhân chuyên
nghiệp.
Từ năm 1992 trở đi, hệ thống quân hàm Việt
Nam được áp dụng ổn định, chỉ có những sửa đổi về mặt hình thức (đặc biệt là lần cải tiến năm 2008) và sử
dụng cho đến ngày nay.
Hiện nay, trong Quân đội nhân dân, Quân
hàm cho biết cấp bậc (5 cấp 15 bậc)
và quân chủng của quân nhân (phân biệt bởi
mầu nền, như Lục quân: màu đỏ tươi, Không quân và Phòng không: màu xanh da trời,
Hải quân: màu tím than, Bộ đội biên phòng: xanh lá cây, Cảnh sát biển: xanh nước
biển).
Hệ thống Quân hàm Việt Nam không có quân
hàm cấp Nguyên soái, Thống chế hoặc Thống tướng, Chuẩn tướng như một số nước
nhưng lại có cấp Thượng tướng, Thượng tá hay Thượng úy mà không tồn tại trong
quân đội nhiều nước.
2.2. Hệ thống cấp bậc Công an Nhân dân Việt Nam
lần đầu tiên được quy định bởi Nghị định 331/TTg ngày 1 tháng 9 năm 1959, quy định
hệ thống cấp bậc Công an Nhân dân Vũ trang (tương
tự như hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng có cấp hiệu nền
xanh lá và vạch vàng tương tự như cấp hiệu quân hàm Quân đội Liên Xô).
Ba năm sau, Pháp lệnh 34/LCT ngày 20
tháng 7 năm 1962 quy định thêm hệ thống cấp bậc Cảnh sát Nhân dân (tương tự cấp hiệu Công an Nhân dân Vũ trang
nhưng có nền đỏ).
Đến năm 1987, Pháp lệnh về lực lượng An
ninh Nhân dân Việt Nam ngày 2 tháng 11 năm 1987, quy định hệ thống cấp bậc An
ninh Nhân dân với cấp hiệu nền xanh úa và vạch xanh.
Năm 2007, theo Nghị định 160/2007/NĐ-CP
ngày Nghị định 160/2007/NĐ-CP quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, Cấp hiệu
của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên của lực lượng Công an nhân dân 2
ngạch An ninh Nhân dân và Cảnh sát Nhân dân sử dụng thống nhất một hệ thống cấp
hiệu như ngày nay.
3. Hiện nay hệ thống danh xưng các cấp bậc của LLVT Việt Nam gồm 5 Cấp (Tướng, Tá, Úy, Sĩ, Binh) và mỗi cấp lại
chia ra nhiều bậc, như 4 Bậc (Đại, Thượng,
Trung, Thiếu với cấp Tướng, Tá, Úy), 3 Bậc (Thượng, Trung, Hạ với cấp Sĩ) và 2 bậc (với cấp Binh, tức Chiến sĩ phục vụ có thời hạn).
Trong hệ thống cấp hàm đó cấp “tướng” là
cấp cao nhất. Căn cứ theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, các cấp bậc tướng
lĩnh và đô đốc đều do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An
ninh Quốc gia quyết định phong, thăng, giáng, tước. Theo một số thông tin thì
tính đến ngày 16 tháng 5 năm 2018:
3.1. Quân đội nhân dân Việt Nam
cần có 415 sĩ quan cấp tướng trong đó có 3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung
tướng, 313 thiếu tướng. Mặc dù theo Luật sĩ quan QĐND Việt Nam nhưng đã
có 489 tướng.
3.2. Công an nhân dân Việt Nam
có khoảng 350 sĩ quan cấp tướng trong đó có 0 Đại tướng, 06 Thượng tướng, 70
Trung tướng, khoảng 280 Thiếu tướng trong khi yêu cầu tối đa 205 sĩ quan cấp tướng
trong đó có 1 đại tướng, 6 thượng tướng, tối đa 40 trung tướng, còn lại là thiếu tướng.
4. Việc
phong thăng quân hàm là để đáp ứng yêu cầu công tác của LLVT chứ đâu phải để
giải quyết “tâm tư” anh em, để “cân bằng” giữa bên quân đội và bên công an. Bởi
nếu theo tiêu chí đó thì việc phong tướng cũng sẽ trở thành như việc lãnh đạo
đua nhau làm NCS, được phong hàm Gs, PGs vậy!
4.1. Nhớ lại, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất
(1945-1954), quân đội ta chỉ có 12 sỹ
quan cấp tướng (1 Đại tướng, 1 Trung tướng
và 10 Thiếu tướng) mà đã làm nên chiến thắng Điên Biên phủ “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu”. Sau hòa bình có phong thêm một số sỹ
quan cấp tướng và do yêu cầu xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, khoảng trên chục
vị tướng được chuyển ngành sang nhận nhiệm vụ ở nhiều lĩnh vực dân sự khác
nhau. Trong thời kỳ cả nước “đồng thời tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược”, đến ngày
30/4/1975, khi 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, tổng số sỹ quan
cấp tướng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (của cả Quân đội Nhân dân Việt Nam và của
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) chỉ có 36 tướng.
Thời kỳ này, LLCA có 1 Trung tướng duy nhất
là Phạm Kiệt, tên thật là Phạm Quang Khanh (1910-1975,
thụ phong Thiếu tướng năm 1961, Trung tướng năm 1974) là Tư lệnh kiêm Chính
ủy Công an nhân dân vũ trang, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ công an và Phan Trọng
Tuệ (1917–1991) thụ phong Thiếu tướng
năm 1959 khi là Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang.
4.2. Cho đến trước Đại hội VII (24 -
27/6/1991), trong QĐND có 244, CAND có 18 sỹ quan được phong hàm tướng.
Những tướng lĩnh trong QĐND thời kỳ này đều trưởng thành trong chiến trận,
gắn với những chiến dịch, thắng lợi của cuộc kháng chiến và giải phóng. Cụ thể:
- Thiếu tướng: 145 trong đó có Giáo sư,
AHLLVT Đỗ Xuân Hợp (1906-1985) thụ
phong năm 1955 là Hiệu trưởng Đại học Quân y (1960-1978) thời kỳ tôi là SV của trường;
- Trung tướng: 65;
- Thượng tướng: 25, trong đó có đ/c Phạm
Ngọc Mậu (1919-1993), thụ phong năm
1986 là người mà ngày 08/12/1975 ký giấy CHỨNG MINH CÁN BỘ số 9L2788 trên cương
vị Trung tướng PCN TCCT cho tôi khi đang học tại ĐHQY (1974-1980);
- Đại tướng: 9, trong đó có “Anh Cả QĐND
Việt Nam” Võ Nguyên Giáp (1911-1913),
thụ phong năm 1948 và Lê Đức Anh (1920- ), thụ phong năm 1984 là Chủ tịch nước
nhiệm kỳ 1992-1997.
Những vị Tướng thời này trong CAND tôi từng được nghe huấn thị, biết mặt và
rất cảm phục, nay còn nhớ tên là:
- 3 Thiếu tướng: Trần Quyết (1922-2010, sau lên Trung tướng), Hà Ngọc
Tiếu (sau lên Trung tướng), Nguyễn
Minh Tiến;
- 5 Trung tướng: Trần Quyết, Hà Ngọc Tiếu,
Võ Viết Thanh, Phạm Tâm Long, Võ Thái Hòa;
- 9 Thượng tướng: Cao Đăng Chiếm, Lâm
Văn Thê, Nguyễn Văn Đức;
- 1 Đại tướng: Mai Chí Thọ (1922-2007, thụ phong năm 1989 khi là Bộ trưởng
BCA, là Đại tướng đầu tiên của LLCA).
Đó thực sự là những VỊ TƯỚNG CẦM QUÂN,
TƯỚNG TRẬN MẠC!
Lại nhớ, hồi còn theo học tại một trường
Đại học của Quân đội hay khi công tác trong LLCA ngày trước mỗi khi được tin có
“tướng” đến thăm là chúng tôi rất háo hức và lòng lâng lâng, nghiêm trang xếp
hàng trong tiếng nhạc của bài “Kèn chào Tướng”!
4.3. Từ sau 1990s đến nay số sỹ
quan được phong cấp tướng cả bên QĐND và CAND đều tăng, nhất là cấp Thiếu tướng.
Một đặc biệt là, trước đây không có khái niệm “Tướng văn phòng”, mà chỉ có “Tướng
chiến trường”, “Tướng đánh trận, đánh án” nay thì số “Tướng văn phòng” ngày một
đông đảo. Vì vậy, sau này gặp “tướng” thường xuyên lại có khi lãnh đạo đến thăm
có cấp bậc thấp hơn lãnh đạo cấp dưới đón ,...nên nghi thức “chào tướng” hình
như bớt thiêng hơn!
Theo quy định ở 3.1, 3.2 trên thì số lượng
người có cấp hàm “tướng” ở ta vượt so với quy định. Nhìn chung, những người có
quân hàm cấp “tướng” hiện nay thấy chưa thực sự đủ “uy”, có "tinh" cả
về năng lực, tư cách, phẩm chất,…so với các tướng lĩnh thời trước 1990! Chỉ có
“trình độ” học vấn, bằng cấp là cao vượt trội!
5. Theo
Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân mà Quốc hội Việt
Nam khóa 13 vừa thông qua, số lượng tướng của quân đội không được vượt quá 415
và số lượng tướng của công an không được vượt quá 205. Nay rõ là đã “vượt” gần
100 đấy là chưa tính những “chuẩn tướng”, hay “tướng chìm” là những sỹ quan mang
cấp bậc đại tá nhưng hưởng lương tướng.
Các tướng khi huấn thị quân sĩ, CBCS thuộc
quyền liệu có nhớ rằng: Một lần, nói chuyện với các tướng, Bác nói đến 6 đức
tính cần phải có của các vị tướng:
- Trí:
Phải có đầu óc sáng suốt, nhìn mọi việc để suy xét, rồi quyết định cho đúng.
- Dũng:
Là không được nhút nhát, phải can đảm làm những việc đáng làm, dám đánh những
trận đáng đánh.
- Nhân:
Là phải thương yêu cấp dưới, phải đồng cam cộng khổ với họ. Đối với kẻ địch khi
đã đầu hàng thì phải khoan dung.
- Tín:
Là phải làm cho người ta tin mình. Thí dụ: đã hứa thưởng thì phải thưởng. Tín
có nghĩa là tự tin ở mình nữa, nhưng không phải là tự mãn, tự cao.
- Liêm:
Là chớ tham lam, chớ tham sắc. Tham sắc thì hay bị mỹ nhân kế. Chớ tham danh vọng,
tham sống.
- Trung:
Là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng.
Các “Tướng Văn phòng” nay thì quên việc
thực hành tuy họ vẫn leo lẻo lên lớp CBCS thuộc quyền! Họ dễ “rụng” là ở chỗ
đó!
Rõ ràng việc xét phong “tướng” cần được
xiết chặt, có quy định, quy trình chính xác hơn, đảm bảo thực sự có những vị TƯỚNG
RA TƯỚNG!
6. Do vậy, thời gian gần đây rất nhiều tướng lĩnh “nhúng chàm” vi phạm
khuyết điểm, kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật (“được” dân gian gắn cho nhiều danh xưng “mĩ miều” mà chả nên kê ra)
bị xử lý, kể cả mức khởi tố, bắt giam nhiều hơn cũng không mấy bất ngờ! Công
an, quân đội thời bình nhiều tướng hơn thời chiến. Đó là một nghịch lý! Nhưng nếu
chỉ về số lượng thì chỉ mới tốn lương bổng từ ngân sách quốc gia. Việc các tướng
biến chất kèm theo quyền lực đã gây thiệt hại khủng khiếp cho đất nước, tổn hại
hình ảnh của lực lượng bảo vệ tổ quốc, an ninh trật tự. Cùng với các hiện tượng
tiêu cực mà hằng ngày phản ánh đầy trên các phương tiện truyền thông, hiện tượng
các “tướng” bị “vào lò” vừa qua cho thấy thực tế có dấu hiệu “binh kiêu, tướng
thoái”, một lo ngại chính đáng cho sự ổn định ANCT, giữ vững TTATXH và bảo vệ vững
chắc TQXHCN!.
Điều đó đáng buồn nhưng cũng vui vì nó
chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta và chúng ta tin vào
điều đó!.
Cụ thể số sĩ quan cấp tướng bị kiểm điểm,
kỷ luật (Đảng và chính quyền), khởi tố,
bắt tạm giam 2 tháng giữa năm 2018 gần đây chiếm khoảng: 1,7% tổng số sĩ quan cấp tướng. Một tỉ lệ
không hề thấp, đặc biệt với LLCAND! Số tướng CA bị “vào lò” đợt 2018 là 11, nhiều
hơn số tướng toàn LLCA năm 1988. Cụ thể:
1. Trung tướng Bùi Văn Thành (Thứ trưởng Bộ Công an).
2. Thượng tướng Trần Việt Tân (cựu Thứ trưởng Bộ Công an)
3. Trung tướng Lê Văn Minh (Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần , Kỹ thuật – Bộ Công an).
4. Trung tướng Bùi Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần
, Kỹ thuật – Bộ Công an).
5. Trung tướng Ksor Nham (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật
– Bộ Công an).
6. Trung tướng Vũ Thuật (nguyên Phó Tổng cục trưởng Hậu cần, Kỹ thuật
– Bộ Công an ).
7. Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật
– Bộ Công an)
8. Trung tướng Trần Quốc Cường (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy
Đắk Lắk, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính trị – Hậu cần (B41), Tổng
Cục tình báo, Bộ Công an (giai đoạn 2009 – 2012)).
9. Thượng tướng Phương Minh Hòa (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó
chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó bí thư Đảng
ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân – Bộ Quốc phòng).
10. Trung tướng Nguyễn Văn Thanh (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân
chủng Phòng không – Không quân – Bộ Quốc phòng).
11. Trung tướng Phan Hữu Tuấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo – Tổng
cục V – Bộ Công an) : đã bị khởi tố, bắt, tạm giam.
12. Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng Cục trưởng Cục Cảnh sát): đã bị
khởi tố, bắt, tạm giam.
13. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát Công nghệ cao – C50)
: đã bị khởi tố, bắt, tạm giam.
Ngẫm ra mới thấy rằng chả ông tướng nào
bị ngã ngựa vì cầm quân sai trong chiến thuật đánh trận (BVTQ, ANTT) mà toàn liên quan đến ĂN: đất, dự án, ...! Đó là hậu quả
của quá trình trước đây, sai phạm này diễn ra chủ yếu ở nhiệm kỳ 2011 -2016
nhưng lại không được giám sát, kiểm tra kịp thời đúng đắn! Đúng là:
Trời sinh ra tướng
lôm côm,
Còn sinh Út “trọc”,
Vũ “nhôm” làm gì!
Gian hùng chả
chết quách đi,
Để cho “tướng”
thoát, đi về vênh vang!
Bây giờ “cua đã
đổi càng”,
Cái danh xuống
dốc, bẽ bàng nhân lên!
Nay nhân chuyện 13 (bẩn) tướng này, từ THẤT QUYỀN, THẬP NHỊ QUYỀN mà dân gian đang nêu, tôi
khuyến mại cho các quan tham THẬP TAM QUYỀN, là: “Bằng có người vực,
Chức có người bầu, Mầu có người gói, Nói có người nghe, Đe có người sợ, Dở có
người khen, Hèn có người giấu, Nhậu có người bao, Khao có người góp, Họp có người
ghi, Chi có người bù, Tù có người chạy, Bay có người bắt”. Bao giờ chấm dứt những
QUYỀN VÔ LỐI này thì mới có được viễn cảnh DÂN RA DÂN, QUAN RA QUAN!
7. Nhìn
ra thế giới:
Bên Trung Quốc, hệ thống quân hàm Quân
Giải phóng nhân dân Trung Quốc đầu tiên được chính thức ra đời năm 1955 (6 hạng 20 cấp) từng phong “Thập Nguyên
soái” 十元帅, “Thập Đại
tướng” 十大将, bị bãi
bỏ khi nổ ra Cách mạng Văn hóa (无产阶级文化大革命, 1966-1976) . Tái áp dụng từ năm 1988 (6 hạng 17 cấp) và sau nhiều lần cải tổ, hiện nay áp dụng cấp bậc 5
hạng 19 cấp với cấp hàm cao nhất của họ chỉ là Thượng tướng (上將, Shang Jiang)!
Ngược lại, CHDCND Triều Tiên quân số ít
nhưng lại có hạng Nguyên soái với 4 cấp là: 대원수 Tae
wonsu (Đại Nguyên soái), 공화국원수
Konghwaguk Wonsu (Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên), 원수
Wonsu (Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều
Tiên), 차수 Chasu (Phó Nguyên
soái) rồi mới đến 대장 Daejang (Đại tướng)…
Hay như Vương quốc Campuchia, trong quân
đội Hoàng gia với 5 cấp 20 bậc và có cả Utdɑm nieyʊək tức Thống
tướng và cấp Utdɑm seenəy
tức Đại tướng.
Quy trình nào, Mô hình nào cho nước ta
hiện nay để đạt hiệu quả cao, có được NHỮNG VỊ TƯỚNG XỨNG ĐÁNG, TƯỚNG RA TƯỚNG
!?
8. Về
TRÌNH TỰ TIẾP:
Quy định “Kỷ luật đảng không thay thế kỷ
luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại.
Tổ chức Đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật
đảng, phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với các tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử
lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự cho đồng bộ, kịp thời.”
Thẩm quyền xem xét, giáng cấp bậc hàm tướng
đối với những “tướng” đang vào lò là thẩm quyền của Chủ tịch nước (do Thủ tướng
Chính phủ trình).
Còn chức vụ mà do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm Thứ trưởng sẽ do Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử
lý kỷ luật về hành chính.
Đọc nhiều các tin trên báo, những stt,
cmt trên các trang MXH, ngẫm kỹ, tôi thấy rằng: đối với các cán bộ, chiến sĩ của
các cơ quan, đơn vị nơi có các tướng vừa bị cho “vào lò” thì cần thống nhất rằng:
sai phạm của những người từng chỉ huy họ không liên quan gì đến CBCS dưới quyền.
Đôi khi họ còn bị “cô lập” và hiện nay chắc chắn rất “tâm tư”!
Do vậy, các cơ quan, tổ chức, nhân dân cần
thông cảm, giúp đỡ, hỗ trợ họ để CBCS tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập
công, tất cả VÌ BÌNH YÊN CUỘC SỐNG!.
-Lương Đức Mến, 02/8/2018-
SỐ LƯỢT
Sĩ quan được thăng quân hàm cấp tướng CAND đến năm 2016
-*-
NĂM
|
THIẾU TƯỚNG
|
TRUNG TƯỚNG
|
THƯỢNG TƯỚNG
|
ĐẠI TƯỚNG
|
Trước 2005
|
11
|
11
|
5
|
1 (phong thẳng)
|
2005
|
26
|
2
|
3
|
1 (phong thẳng)
|
2006
|
27
|
3
|
||
2007
|
29
|
12
|
||
2008
|
33
|
4
|
1
|
|
2009
|
2
|
1
|
||
2010
|
44
|
8
|
||
2011
|
51
|
1
|
1
|
|
2012
|
34
|
14
|
1
|
|
2013
|
7
|
13
|
4
|
|
2014
|
8
|
14
|
1
|
|
2015
|
4
|
4
|
1
|
|
2016
|
1
|
7
|
2
|
|
Cộng
|
277
|
94
|
18
|
3
|
Ghi chú: Phụ lục
này lấy số liệu trên trang Bách khoa mở, có thể chưa đầy đủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân