Mấy hôm nay nóng từ dư luận, nóng sang nghị
trường bởi các TRẠM THU PHÍ trên các tuyến đường được làm theo hình thức BOT (viết tắt của “building – operating - transfer”
là một dạng đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nhất
loạt đổi sang là TRẠM THU GIÁ.
Người ta lý giải đó là do “Phí sử dụng đường bộ” được chuyển đổi
thành “Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của
các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh” theo đúng Luật Phí và Lệ
phí (Số: 97/2015/QH13 ban hành ngày
25/11/2015), Luật Giá (Số: 11/2012/QH13
ban hành ngày 20/6/2012) và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của
Chính phủ. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải ra Thông tư 49/2016/TT-BGTVT
ngày 30/12/2016 quy định rõ, đầy đủ là “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ
là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham
gia giao thông” nhưng, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt
là “Trạm thu giá”.
Nhưng dư luận thì không thông cả về bản chất
và ngữ nghĩa của tiếng Việt.
Còi tôi thấy như vầy:
QUỐC LỘ là của
QUỐC GIA,
Khi DÂN LÀM CHỦ
cứ đi thẳng đường!
Mà sao anh BOT
coi thường,
Hết PHÍ sang GIÁ
nẻo đường chặn ngang?
Không đi, nằm lại
giữa đàng,
Đi thì kẻ khổ,
người sang hết hồn!
ĐƯỜNG LÀNG là của
DÂN THÔN,
Thấp cơ, trương
biển THU TIỀN được không?
Hỏi thầy, bảo loạn
phép công
Hỏi quan, bảo
đúng. Bùng nhùng chữ chi.
Nếu SAI nên SỬA
NGAY ĐI!
Đừng PHÁ tiếng
Việt, đừng LÒE nhân dân!
- Lương Đức Mến, cuối tháng 5/2018-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân