Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

TRUNG QUỐC “TRỞ CỜ’?

Không phải đến bây giờ mới biết người Trung Hoa “nói một đằng làm một nẻo” nhưng tháng 5/2014 này rộ lên mấy chuyện mới ngấm hơn. Hệ thống lại chút bởi như Cổ huấn 古訓[1] từng có câu: 觀今宜鑒古無古不成今 (Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim) mà dịch ra lời Việt là:
Xem nay nên xét xa xưa,
Không xưa sao biết bây giờ là đâu.
1. Một ông Thầy mâu thuẫn:
Nói đến Trung Quốc không thể không nói đến một nhân vật đó là Khổng Tử (孔夫子, A: Confucius, P: Confucius, 551-479 tCn)[2]. Trong những năm 1970, một học giả Mỹ đã xếp Khổng Tử ở ngôi vị thứ 5, sau Chúa Jesus Christ[3] của Kitô giáo (H: 天主敎, A: The Christianism (Catholicism), P: Le Christianisme (Catholicisme)), Thính-ca-mâu-ni[4] của Phật giáo (H: 佛教, A: Buddhism, P: Bouddhisme, sa: buddhaśāsana, pi: buddhasāsāna, bo: sangs rgyas bstan pa སངས་རྒྱས་བསྟན་པ་)...trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử. Còn đối với Trung Quốc mà nói sự ảnh hưởng của Khổng Tử có thể phải xếp thứ nhất. Hiện nay, đất nước này do TBT Tập Cận Bình[5] lãnh đạo lại càng tự hào và tôn vinh Khổng Tử , được suy tôn là “Vạn thế sư biểu” (萬世師表, thầy của muôn đời).
Hiện họ đã, đang muốn khuyếch trương Khổng giáo  儒教 [6] và muốn lập viện Khổng tử 孔子学院 ở nước ta[7]. Cụ thể, ngày 13/10/2013, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cương[8] được dư luận coi là một phần trong nỗ lực rộng hơn mà Chính phủ Trung Quốc triển khai nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng ở Đông Nam Á khi đã tồn tại căng thẳng ở Biển Đông do tranh chấp chủ quyền biển đảo. Trong Hội đàm, hai bên thống nhất sẽ thành lập một nhóm làm việc để tiến hành thảo luận về triển vọng hợp tác phát triển hải dương chung giữa hai nước để “giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm trên biển”. Đồng thời có thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và những điều này đã được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013.
Nói đến Khổng tử là nói đến Luận Ngữ 論語[9] mà trong sách này, tại thiên thứ Nhất Học Nhi 學而第一[10] ở Chương thứ 6 第六章  có câu: “子曰: 弟子入則孝,出則弟;謹而信,汎愛眾;而親仁,行有餘力,則以學文” đọc theo âm các cụ ta xưa là: “Tử viết: Đệ tử, nhập tắc hiếu, xuất tắc đệ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”, dịch ra tiếng Việt là:  “Khổng Tử nói: các đệ tử này, ở nhà thì phải có hiếu, ra ngoài thì kính người lớn tuổi, cẩn trọng điều tín, yêu thương mọi người như họ là người thân của mình, làm vậy mà  còn dư lực thì hãy học thêm văn chương chữ nghĩa”. Trong đó tôi tâm đắc câu: 謹而信 tức “cẩn trọng điều tín”.
Nhưng chỉ 7 tháng sau khi Lý Thủ tướng hồi quốc, họ đã quên chữ “Tín” và quan hệ giữa hai nước đã phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng. Đặc biệt khi Trung Quốc quyết định di chuyển và hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải dương thạch du 海洋石油981[11] kèm hơn 100 tầu Hải giám, Hải cảnh, Tuần dương, tầu cá có vũ trang bao quanh vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nói chẳng giữ lời, học trò của Khổng tử khi đối xử như vậy với Việt Nam là họ đã đi ngược lại lời dạy của Đức Khổng.
Mặt khác, nên nhớ rằng chính Khổng tử muốn tái lập Thiên Mệnh (H: 天命, A: The order of God, P: L'ordre de Dieu) để thống nhất “thiên hạ” 天下 quanh Trung Quốc với nghĩa là ở giữa, trung tâm thiên hạ. Do vậy phải chăng tính Sô vanh (H: 沙文主义, A: chauvinism, P: Chauvinism as nationalism) Đại Hán hiện tại là hậu nhân học ở Tổ sư và nâng cao nó lên trong thời mà Hòa ước Westphalia (H: 威斯特伐利亚和约, A: Peace of Westphalia, P: Traités de Westphalie) về trật tự thế giới mới[12] đã có từ mấy trăm năm.
2. “Chủ nghĩa bành trướng” từ đâu:
Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc中国人民解放军总参谋长 Thượng tướng 上将 Phòng Phong Huy 房峰辉[13], trong chuyến thăm Mỹ ngày 15/5/2014 đã  cáo buộc Việt Nam “quấy rối” trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Bắc Kinh, và cao giọng thề thốt sẽ “bảo vệ đến cùng từng tấc lãnh thổ cha ông để lại”, làm như Hoàng Sa, Trường Sa là thời cụ Tổ của họ là Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 259 tCn – 210 tCn) đã có.
Tuyên bố “trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược” của ông Tập Cận Bình ngày 15/5 trở nên lố bịch với ai hiểu sơ sơ một chút về lịch sử Trung Quốc và đặc biệt khi thế giới tiếp tục chứng kiến những gì giới lãnh đạo Trung Quốc làm trong những ngày tháng 5/2014 đang đi ngược hoàn toàn những gì họ nói.
Ngược dòng lịch sử, ai cũng biết trung tâm văn minh c, nơi phát tích ca nhà nước Trung Hoa[14] nằm rất xa Việt Nam[15] và lịch sử Trung Quốc[16] là lịch sử của sự mở rộng bờ cõi, của quá trình “Hợp cửu tất phân, phân cửu tất hợp” 合久必分,分久必合. Từ nơi khởi nguồn vùng Hoa Hạ 華夏, Hán tộc 漢族đã chinh phục xung quanh mà họ gọi là Tứ di 四夷[17] mà có cương vực như ngày nay.
Mãi đến 219 tCn, sau khi thống nhất 7 nước, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư (屠睢, ? - 214tCn) làm chủ tướng, Triệu Đà (趙佗, 257/239 - 137 tCn) làm phó tướng, chỉ huy 50 vạn quân bình định vùng đất Bách Việt 百粵[18] thì người Hán mới biết rõ vùng Hoa Nam 華南[19]. Việc “Nam phạt” 南伐 này 5 năm sau mới hoàn thành và lập nên 3 quận là Nam Hải (南海, nay là Quảng Đông), Quế Lâm (溎林, đông bắc Quảng Tây nay) và Tượng Quận (象郡, nam Hồ Nam). Nhưng đến cuối nhà Đường (唐朝, 618-917), còn nhiều tiểu quốc, vương quốc mà nay do chính quyền Trung Quốc quản lý vẫn chưa thuộc trung nguyên[20]. Ngay cả vùng Tân Cương (Uyghur: شىنجاڭ, Shinjang; tiếng Trung: 新疆)[21], Tây Tạng (chữ Tây Tạng: བོད་; tiếng Trung: 西藏)[22] rộng lớn bao la mãi đến sau này mới thuộc về Trung Hoa.
Vậy đó là gì nếu không phải là sự “bành trướng” 膨漲 của Trung Quốc[23] mãnh liệt. Nhưng chính nước này đã từng 2 lần bị ngoại tộc cai trị: thời Nguyên Mông (元朝1271 - 1368) và thời Mãn Thanh (大清國, 1644 - 1911).  
Chúng ta lại biết là: Trung Quốc khởi nguồn từ đất không có biển và thực chất những triều đại trước không mấy quan tâm đến biển. Trung Quốc chỉ mới “vươn ra biển” chính thức bởi Hoạn quan Trịnh Hòa (鄭和, 1371–1433)[24] thời Minh Thành Tổ (明成祖, 1360 –1424) và trỗi dậy trong hòa bình hiện nay. Riêng đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì dưới chính thể Trung Hoa Dân quốc mới đề cập và được CHND Trung Hoa liên tục có âm mưu lấn chiếm từ 65 năm qua[25].
Như vậy, những gì đang diễn ra trên trường quốc tế, Trung Quốc lộ rõ tính cơ hội “Thuận thủ khiên dương” (順手牽羊, tranh thủ nắm lấy cơ hội nằm trong tầm tay) đặc biệt ở Biển Đông với yêu sách “Đường 9 đoạn” 牛舌线[26] phi lý kiểu “Vô trung sinh hữu” (無中生有, không có mà làm ra có)[27] càng thấy rõ lời tuyên bố của người đứng đầu Trung Hoa hiện tại là không có cơ sở khoa học và thực tiễn lịch sử.
3. Từ bỏ “phương châm”, “tinh thần” đã xác định:
Trung Quốc có truyền thống: sự vật, hiện tượng gì cũng đúc kết thành những câu vần dễ nhớ, thường là 4 từ một câu. Trong quan hệ Việt-Trung cũng vậy, kể từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc năm 1991 đến nay, đã từng đưa ra nhiều mỹ từ rất kêu:
- Khởi đầu, sau Hội nghị Thành Đô 成都[28](ngày 3-4/9/1990), trong chuyến thăm Việt Nam (19-22/11/1994) Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã có 16 chữ trong giải quyết quan hệ: “Phương hướng rõ ràng, từng bước tiến lên, đại cục làm trọng, hữu hảo hiệp thương”.
- Sau khi nhậm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 12/1997, từ ngày 25/2 đến 2/3/1999, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc và Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã đề ra được và Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã đồng ý “phương châm 16 chữ vàng” 十六字方针, là: 睦邻友好 全面合作 长期稳定 面向未来 “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
- Trong chuyến sang thăm Việt Nam năm 2002, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phát biểu đề xuất tinh thần “4 tốt” khung hợp tác trong quan hệ hai nước, là: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” “好邻居, 好朋友, 好同志,好伙伴” .
- Đến tháng 11/2006, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào 胡锦涛 nhắc lại “Tứ tương” là 四相: “sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” 山水相连, 文化相通, 理想相同, 命运相关).
Nhưng chú ý rằng, trong “4 tương” thì hai cái tương đầu là số phận của 2 nước, không thay đổi được. Cái tương thứ 3 là một định mệnh của lịch sử và chỉ có lịch sử mới có câu trả lời xác đáng. Cái tương cuối cùng là cái “tương” quan trọng nhất, và cũng là cái “tương” do con người lựa chọn bởi sống chết cùng nhau có điểm gì đó còn hơn cả đồng minh, còn hơn cả tình hữu nghị anh em, “bỉ thử tương ái” 彼此相愛 đây đấy cùng yêu nhau.
Song chúng ta đừng quên rằng: Trung Quốc đã từng xác định quan hệ với ta là: “thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau” 亲而不近, 疏而不遠, 争而不鬬. Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị 王毅[29] từng nói: “Tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau nhưng tuyệt đối không chấp nhận yêu cầu vô lý của các nước nhỏ. Trung Quốc kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của mình”.
“Nói một đằng, làm một nẻo”[30] hay đây là kế “Tiếu lý tàng đao (笑裡藏刀, Cười nụ giấu dao, lập mưu kín kẽ không để kẻ địch biết) mà người Tầu vốn là bậc thầy. Với người Trung Quốc quả là: “畫虎畫皮難畫骨,知人知面不知心” (Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhơn tri diện bất tri tâm) tức là: “Hổ vẽ da khó vẽ xương, con người biết mặt biết lòng làm sao”
4. “Mê hồn trận” của chữ Hán:
Về phương diện chữ nghĩa, tôi nghĩ đến mấy khả năng:
- Loại trừ khả năng các lãnh đạo nhầm chữ “tác” (bộ nhân ) là “nhấc lên, làm nên” ra chữ  “tộ” (bộ tâm ) là “tủi thẹn”; nhầm chữ “ngộ” là gặp ra chữ “quá” là “vượt”, “lỗi”.
- Chữ “tín” vốn là (bộ “nhân” và chữ “ngôn”) tức “không sai lời” được hậu duệ của “Khổng Thánh nhân” viết thành chữ “trá” (bộ “ngôn” và chữ “sạ” ) có nghĩa là “giả dối” mất rồi!
- Chữ Hán truyền thống 傳統漢字xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều là loại chữ tượng hình và mỗi chữ đều mang một ý nghĩa nhất định thể hiện ngày trong cấu trúc. Nay được gọi là  phồn thể 繁体字 (hay chính thể 正體字) hiện được sử dụng ở Hồng Kông, Macau, Đài Loan và nhiều cộng đồng Hoa kiều. Từ 1950 Chủ tịch Mao Trạch Đông chủ trương giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ để đơn giản hóa cách viết chữ Hán nhằm tăng tỷ lệ biết chữ cho dân chúng. Do vậy đã cho ra đời hệ thống chữ Hán giản thể 簡體字/简体字[31]. Loại chữ này được sử dụng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Singapore và Malaysia. Chính bởi sự “cải tiến” đó mà chữ giản thể đã làm mất đi ý nghĩa nguyên thuỷ. Ví dụ chữ “ái”   là yêu nguyên có 1 chữ “tâm” 心 biểu hiện trái tim khi giản thể lại bị lược mất chữ , khiến nó trở thành “vô tâm chi ái” “无心之爱”, tức “yêu mà không có trái tim” thời yêu nỗi gì!
Dù thế nào, các lãnh đạo Trung Quốc đã đưa nhân dân vào “mê hồn trận” của chữ nghĩa để chớp thời cơ có lợi cho họ.
5. Bài học cho hôm nay:

Mới ngẫm qua 4 ý trên đã thấy:
Ngấm từ trong máu ngàn xưa,
Lại nuôi dưỡng bởi giấc mơ “Thiên triều”.
Chính-Tà, Tín-Trá, Chủ quyền,
Với “anh bạn nhớn” là điều bỏ đi.
Tìm trong lịch sử mà suy,
Cái lớp hậu duệ còn ghê hơn nhiều!
Như thế, với Trung Quốc, Việt Nam chúng ta cần dùng ngay sự đúc kết của người Hán để ứng xử với họ: “知音說與知音聽,不是知音莫與彈 (Tri âm thuyết dữ tri âm thính , bất thị tri âm mạc dữ đàn), nghĩa là: “Tri âm chuyện với tri âm, chẳng tri âm gảy đàn cầm làm chi”. Nói cụ thể hơn, nếu họ đã vậy ta cứ “Hữu nghị” mãi được chăng?, có cần lập “Học viện Khổng tử tại Hà Nội không? Phải có hành động để Trung Quốc áp dụng kế “Tẩu vi thượng sách” 走為上計 dừng xâm phạm Biển Đông của ta.

-         Một tháng sau ngày xẩy ra Vụ “Hải du 981, tháng 5/2014-




[1] Trong “Tăng quảng hiền văn” "增廣賢文 là tác phẩm Khuyết danh gồm 350 câu ngạn ngữ dân gian phản ánh đời sống tâm lý của người dân Trung Quốc trong xã hội xưa, là sự thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo…được đời sau coi như là một “túi khôn” của tiền nhân.
[2] Khổng Tử (孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 551 – 479 tCn) quê quán ở ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ 鲁国(nay là huyện Khúc Phụ 曲阜, Tế Ninh 濟寧, tỉnh Sơn Đông 山東, Trung Quốc)..Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, ông tổ của Nho giáo, có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Tại các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo như Hàn Quốc, Việt Nam, ông cũng được thờ trong các Văn miếu.
[3] Sinh năm 5 tCn tại Belem (gần Jerusalem), mất năm 30 do bị đóng đinh vào thập tự tại đồi Canvê, Giuđêa, Đế quốc La Mã. Ông là người Do Thái có tên là Yehoshua (יהושע - có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע).
[4] Tất-đạt-đa Cồ-đàm hay Phật Tổ Như Lai  sinh Ngày 15 tháng 4 (âm lịch) năm 563 (624) tCn tại Lumbini, hiện nay thuộc Nepal , mất ngày 15 tháng 2 (âm lịch) năm 483 (544) tCn thọ 80 tuổi tại Kushinagar, hiện nay thuộc Ấn Độ. Ông là người sáng lập ra Phật giáo.
[5]  习近平/ 習近平 sinh ngày 1/6/1953  tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân (习仲勋, 1913-2002), gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ông tốt nghiệp Cử nhân Chính trị Học viện Khoa học Xã hội, Đại học Thanh Hoa, Kỹ sư Hóa chất, Thạc sỹ, Tiến sỹ Luật. Ông  là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5, sau thế hệ Hồ-Ôn của Trung Quốc.
[6] Còn gọi là Nho giáo 儒教 là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho hay Nho sĩ hay nho sinh.
[7] Học viện Khổng Tử 孔子学院là một cơ sở giáo dục nằm dưới sự điều hành của Nhà nước  Trung Quốc, hoạt động nhằm các mục tiêu: truyền bá ngôn ngữ Trung Hoa; phổ biến văn hoá Khổng Nho; và xúc tiến các chương trình hợp tác trao đổi văn hoá giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Ba mục tiêu này chỉ nằm trong một mục tiêu lớn hơn và quan trong hơn nhiều, đó là sự triển khai “quyền lực mềm” của Trung Quốc khắp thế giới. Hiện nay số lượng học viện Khổng Tử trên thế giới đã vượt qua con số 100,  ở cả các quốc gia có nền văn hóa khác và tương đồng với Trung Hoa.
[8] 李克强, sinh 1/7/1955 với nguyên quán tại Định Viễn, An Huy. Từng trải qua 4 năm lao động chân tay tại Tập đoàn sản xuất Đông Lăng tại tỉnh An Huy. Vào năm 1978, ông vào Đại học Bắc Kinh, nơi ông tốt nghiệp đại học Luật và Kinh tế. Từ công tác Thanh niên, ông chuyển sang công tác Đảng, vào Thường vụ Bộ Chính trị 中国共产党中央政治局常务委员会vào năm 2007 khi là Phó Thủ tướng thường trực và ngày 15 tháng 3 năm 2013, ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Quốc vụ viện.là một chính khách Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 中华人民共和国国务院总理. ông Lý có thế mạnh về phát triển kinh tế, kiểm soát giá, tài chính, biến đổi khí hậu và quản lý kinh tế vĩ mô.
[9] Luận Ngữ là một sách mà do Khổng Tử và những đệ tử của mình biên soạn từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán, và là một chủ đề học vấn chủ yếu trong thi triều đình Trung Hoa Khoa bảng (hay là "Khoa Cử".
Luận Ngữ là một quyển sách trong bốn sách gọi là Tứ Thư 四書 (gồm: có Đại Học 大學, Mạnh tử 孟子 và Trung Dung 中庸). Luận Ngữ được viết ).
Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau.
[10] 學而第一(主要讲“务本”的道理,引导初学者进入“道德之门”học nhi đệ nhất (chủ yếu giảng “vụ bổn ” đích đạo lí , dẫn đạo sơ học giả tiến nhập “đạo đức chi môn ”
[11] Tuần đầu tháng 5/2014 truyền thông Việt Nam gọi là HD 981, các tuần sau gọi là Hải Dương 981. Bản thân tôi đã có bài đề nghị không gọi là HD- 981: http://menthuong.blogspot.com/2014/05/goi-ung-ten-chu-nhan-con-tau-ha-at-trai.html được nhiều người quan tâm, ủng hộ.
[12] Ký ngày 26/10/1648 khi chấm dứt cuộc chiến 30 năm ở châu Âu tôn trọng chủ quyền các quốc gia dù lớn hay nhỏ.
[13] Sinh 4/1951 tại Thiểm Tây  陕西, nhập ngũ 2/1968, đã Tốt nghiệp Đại học Quốc phòng Quân đội Giải phóng nhân dân 中国人民解放军国防大学 (gọi tắt là Đại học Quốc phòng 国防大学). Nguyên Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh, nhậm chức Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngày 25/10/2012.
[14]  Danh xưng Trung Quốc 中國 mới xuất hiện chính thức trên văn kiện ngoại giao trong Điều ước Nam Kinh 1842 (ký với Anh ngày 29/8/1842 sau Chiến tranh thuốc phiện). Tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dịch là Central Kingdom hay Central Country, hay ít chính xác hơn là “Middle Country” và “Middle Kingdom” trong đó dùng tên China (tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên nhà Tần (, Qin, 221-206 tCn), triều đại đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Từ này được người Nhật chuyển tự thành Chi Na 支那 và dùng từ thế kỷ 19. Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của "Trung Quốc", hoặc để chỉ sắc dân "Hán" vốn chiếm đại đa số tại Đại lục Trung Quốc 中國大陸. Trước đó các sử gia gọi nơi phát tích của nước Trung Hoa ngay nay là Trung Thổ 中土 hay Trung Nguyên 中元 dùng để gọi về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính nước Sở dọc theo Dương Tử giang, Tần ở phía tây... . Nhưng từ “Trung Quốc” trong văn cảnh nay thường chỉ lãnh thổ của CHNDTH, hay “Đại lục Trung Quốc“ 中國大陸, mà không tính Hồng Kông và Ma Cao mặc dù 2 khu vực này đã trở về với TQ vào năm 1997 và 1999.
Danh xưng Trung Hoa 中花 là viết tắt của Trung Hoa Dân Quốc 中華民國 thành lập năm 1912 sau cách mạng Tân Hợi 辛亥革命, tập hợp 5 dân tộc lớn là Hán , Mãn 滿, Mông , Hồi , Tạng thành một nước.
[15] Thế mới biết sự “bành trướng” của Trung Quốc quả là mãnh liệt. Nhưng chính nước này đã từng 2 lần bị ngoại tộc cai trị (thời Nguyên Mông (元朝,  1271 - 1368) và thời Mãn Thanh (大清國, , 1644 - 1911)).
[16] Trung Hoa lập nước sớm và có truyền thống trọng sử. Từ thế kỷ thứ VIII tCn đời Chu Tuyên Vương (周宣王, 827-782 tCn) đã có tín sử 信史 và từ đó đời nào cũng có những sử quan 史官 chép sử kỹ, công tâm. Cổ xưa và có giá trị là các cuốn như: Sử Ký 史記 của Thái sử lệnh 太史令 Tư Mã Thiên (司馬遷, 145 – 86 tCn), Thượng thư đại truyện 尚書大傳,  Kinh thư 書經 do Khổng tử san định.  Nhưng sử Hoa, nếu dòng nào viết về sử Việt lại qua lăng kính “Thiên triều”của tư tưởng “Đại Hán”, một số không ít đã được sáng tác với dụng ý xuyên tạc, bôi bác nguồn gốc dân tộc, hạ thấp giá trị văn hóa nước Nam nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
[17]Là: Nam Man 南蠻, Tây Nhung 西戎, Đông Di 東夷, Bắc Địch 北狄
[18] Bách Việt 百粵/ 百越, gồm: Âu Việt 甌越 ở Chiết Giang 浙江, Mân Việt 閩越 ở Phúc Kiến 福建, Dương Việt 陽越 ở Giang Tây 江西, Nam Việt 南越 ở Quảng Đông 廣東, Lạc Việt 駱越 ở nước ta ngày nay.
[19] Chỉ miền Nam Trung Quốc, vùng đất từ sông Hoài về phía Nam. Cũng có trường hợp lại phân vùng đất phía Nam sông Hoài thành vùng nằm giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang gọi là vùng Hoa Trung và vùng phía Nam sông Trường Giang gọi là Hoa Nam hoặc Giang Nam.
[20] Ví dụ: Bắc Liêu (北遼, 1122-1123), Bột Hải (渤海, Пархэ, Бохай, 698-926), Đại Lý (大理, 937- 1253), Đông Đan (東丹, 926-936), Liêu (遼朝, 907-1125), Nam Chiếu (南詔737-902), Vu Điền (于阗, 61-1759),...
[21]  Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương hay Khu tự trị Uyghur Tân Cương là một khu vực tự trị và chiếm 1/6 diện tích Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
[22] Mà phần lớn nay là Khu tự trị Tây Tạng (tiếng Tạng: བོད་རང་སྐྱོང་ལྗོངས་;  tiếng Trung giản thể: 西藏自治区; tiếng Trung: 西藏自治區 là một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
[23] Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc 中國膨漲主義, biểu hiện của Chủ nghĩa Đại Hán (大漢族主義 Đại Hán tộc chủ nghĩa, 漢沙文主義 Hán sô vanh chủ nghĩa), thể hiện trong các hoạt động quân sự và các chính sách ngoại giao, là một nỗi lo ngại đáng kể của các nước lân cận.
Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc ( 戰國時代/战国时代, kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 tCn-221 tCn) cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà 黃河, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc sức mạnh của triều đại đương thời.
[24] Ông là người Hồi, tên khai sinh: Mã Tam Bảo (馬三寶 /马三宝, tên Ả Rập: Hajji Mahmud Shams), quê ở Côn Dương 昆阳 (nay là Tấn Ninh 晋宁, tỉnh Vân Nam 云南). Ông chính là người đã chỉ huy các chuyến thám hiểm được gọi chung là 7 chuyến đi của "Thái giám Tam Bảo hạ tây dương" (三保太監下西洋) hay "Trịnh Hòa đến đại dương phía tây" từ năm 1405 đến năm 1433 ở khu vực ở châu Á và châu Phi, có người nói rằng cả châu Mỹ.
[25] Thực ra, mưu đồ và chiến lược bành trướng biên cương lãnh thổ TQ ra Biển Đông hình thành, họ đã  nuôi dưỡng mưu đồ chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của V. Lộ trình TQ thực hiện mưu đồ chiếm đoạt hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN có thể chia làm 4 bước như sau:
- Bước 1, sau 2 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949-1951), lợi dụng uy tín của nước đồng minh chủ chốt ở Châu Á, tại Hội nghị San Francisco năm 1951 giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, TQ đã đề nghị Liên Xô kiến nghị các nước đồng minh chống phát xít tham gia hội nghị trao quyền quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho TQ; nhưng, đã bị 46/51 nước phản đối. .
- Bước 2, 23 năm tiếp theo (1951-1974), TQ thực hiện âm mưu dùng vũ lực trực tiếp chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của VN, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Miền Nam VN và khả năng phòng vệ của quân đội Việt Nam cộng hòa bị yếu ớt. Quân đội TQ tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, chiếm đóng Hoàng Sa từ đó đến nay.
- Bước 3,  14 năm tiếp theo (1974-1988), tháng 4/1988 giới cầm quyền TQ cho quân đội tiến đánh quần đảo Trường Sa, chiếm đóng đảo Gạc Ma từ đó đến ngày nay.
- Bước 4, 26 năm tiếp theo (1988-2014), tiếp tục thực hiện mưu đồ chiếm đoạt Biển Đông, giới cầm quyền bành trướng TQ cho kéo đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng biển đặc quyền kinh tế VN, đồng thời đem theo hàng trăm tàu hải giám, ngư chính, quân sự, dịch vụ vào hộ vệ giàn khoan Hải Dương 981.
[26] Đã tìm hiểu ở đây: http://menthuong.blogspot.com/2014/05/tim-hieu-ve-uong-luoi-bo.html
[27] Trích trong 三十六計 (Tam thập lục kế hay 三十六策, Tam thập lục sách) là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách.
[28] Tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên 四川,  một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thương quan trọng của Trung Quốc, được gọi là “Thiên Phủ Chi Quốc” 天府之國, có nghĩa là “đất nước thiên đường”.
Cuộc gặp diễn ra tại đây giữa đại diện Việt Nam: TBT Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười, Cố vấn Phạm Văn Đồng viwus đại diện Trung Quốc: TBT Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng bàn giải quyết vấn đề CPC và quan hệ 2 nước. Tại đây Giang trạch Dân đọc câu thơ Đường: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Trường phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” (sau phong ba, bão táp, tình anh em vẫn còn; gặp nhau mở một nụ cười thì xoá hết oán hờn). Hai bên đã ký biên bản nội bộ gồm 8 điểm: giải quyết vấn đề CPC bằng giải pháp chính trị toàn diện, công bằng, hợp lý, lập SNC gồm 13 thành viên do Sihanouk đứng đầu theo công thức 6+2+2+2+l và song song từng bước cải thiện quan hệ 2 Đảng, 2 Nhà nước tiến tới bình thường hóa quan hệ. ..”.
[29] sinh năm 1953 ở Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp trung học, 9/1969 Vương Nghị trở thành "thanh niên trí thức" xuống cơ sở lao động ở phía bắc hoang vu. Sống trong quân ngũ ở Binh đoàn Xây dựng đông bắc Hắc Long Giang ám năm đén 02/1972, quay về Bắc Kinh, thi vào khoa ngôn ngữ Á-Phi Học viện ngoại quốc ngữ thứ hai học tiếng Nhật. Tháng 2 năm 1982 tốt nghiệp, nhận bằng cử nhân và được nhận vào Vụ châu Á Bộ ngoại giao Trung Quốc. Năm 1989, được điều qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản, sau đó giữ chức Đại sứ  từ năm 2004 đến 2007 và từng là một chuyên gia về Triều Tiên. Ông còn giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan từ năm 2008. Ngày 16 tháng 3 năm 2013, ông được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vào chức Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, thay thế Dương Khiết Trì (杨洁篪, SN 1950).
[30] Có một bài nói chuyện vui : Người Mỹ sợ nhất là người Nhật vì người Nhật không nói mà làm; Người Nhật sợ nhất người TQ vì người TQ đã nói là làm; Người TQ sợ nhất người Việt Nam vì người VN "nói một đằng làm một nẻo" xem ra đáng suy ngẫm bởi chưa đúng với người Tầu.
[31] Được tạo ra bằng cách giảm số nét viết của nhiều chữ Hán truyền thống. Có chữ được đơn giản hóa bằng cách áp dụng các quy luật thông thường, ví dụ như cách bằng cách thay thế một số bộ bằng bộ khác gần (theo cách mà chữ Hán đã được sáng tạo ra, đặc biệt là chữ biểu thị âm và ý nghĩa). Nhưng nhiều chữ được đơn giản hóa không theo quy tắc và nhiều chữ được đơn giản hóa thì không đồng dạng với chữ truyền thống.
Phương án giản hoá chữ Hán đã bộc lộ những bất hợp lý và thiếu chính xác nhưng vẫn chưa được khắc phục kể cả  248 chữ Hán cần được giản hoá ngay và 605 chữ Hán khác cần thảo luận.

1 nhận xét:

  1. Thực ra phương châm “16 chữ vàng” không phải bây giờ mới có. Ngay từ năm 1956, Mao Trạch Đông 毛泽东 khi bàn về 10 mối quan hệ 论十大关系 đã đề xuất phương châm: “trường kì cộng tồn, hỗ tương giam đốc” 长期共存,互相监督, tức là cùng tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau. Sau đó, tại Đại hội lần thứ VIII 第八次全国代表大会của Đảng Cộng sản Trung Quốc 中国共产党 Lưu Thiếu Kỳ 刘少奇khi đọc báo cáo chính trị 的政治报 đã chính thức nêu đó là phương châm ứng xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc với các đảng phái khác.
    Tiếp theo tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc họp năm 1982 bổ sung thêm 8 chữ nữa là: “can đảm tương chiếu, vinh nhục dữ cộng” “肝胆相照,荣辱与共, tức là gan góc cùng chung, sướng khổ cùng hưởng thành phương châm 16 chữ.
    Đảng Cộng sản Trung Quốc coi “十六字方针” là phương châm lãnh đạo xã hội quanh Đảng để thực hiện mục tiêu, kế hoạch. Nhưng thực tế lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là trong Cách mạng văn hóa (文化大革命, 1966-1969)...làm thế giới đặt vấn đề về việc thực hiện phương châm 16 chữ đó!
    Vậy phương châm 16 chữ trong quan hệ với Việt Nam (睦邻友好 全面合作 长期稳定 面向未来 “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”) liệu chỉ có thể là cái bánh vẽ không?

    Trả lờiXóa

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân