Từ đầu tháng 5
dư luận rộ lên việc giàn khoan thăm dò dầu khí ngòi khơi của Trung Quốc hạ đặt
trái phép tại Biển Đông. Nhưng việc hiểu cặn kẽ về chủ nhân con tầu, cấu tạo,
chức năng con tầu và tên gọi của nó đã mấy ai rành, nên đa phần nói theo và gọi
tên chưa đúng danh xưng của nó.
1. Nơi tạo ra và quản lý giàn khoan:
Chủ nhân của
Giàn khoan HD 981 là Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (H: 中国海洋石油公司, A: China
National Offshore Oil Corporation, viết tắt là CNOOC) được thành lập năm
1982. CNOOC là một trong 116 doanh nghiệp nhà nước (中国中央企业, SOEs) thuộc quyền quản lý của Ủy ban
Giám sát và Quản trị Tài sản nhà nước của Quốc vụ viện (中华人民共和国国务院, Chính phủ Trung Quốc, SASAC). Với vốn đăng kí là 50 tỉ Nhân dân tệ
人民币và tạo công ăn việc làm cho hơn 98.750
người, Tổng Công ty này được một tạp chí xếp thứ 93 trong số 500 tập đoàn, công
ty có doanh thu lớn nhất trên thế giới, thậm chí được xếp trên hai hãng nổi tiếng
là Sony (thứ 94, doanh thu 81.9 tỷ)
và Boeing (thứ 95, doanh thu 81.7 tỷ).
Ngành nghề 產業: Công nghiệp khai thác dầu khí 海上石油及天然氣開發.
Trụ sở đóng tại: Số 25 đại lộ Triều Dương, quận TRiều Dương,
thành phố Bắc Kinh 中华人民共和国北京市朝阳區朝阳门北大街25号 với Đổng sự trưởng董事長 là Vương Nghi Lâm 王宜林
Nó có 2 Công ty con là: CNOOC Limited 中國海洋石油有限公司 có niêm yết tại Sở giao dịch Hồng Kông và China Oilfield
Services 中海油田服務 niêm yết
ở cả Sở giao dịch Hồng Kông và Sở giao dịch chứng khoán New York .
Dù bị xếp sau Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) và
Sinopec trong lĩnh vực dầu khí, CNOOC là công ty lớn nhất ở Trung Quốc trong
lĩnh vực tìm kiếm, khai thác dầu khí ở ngoài khơi.
Ngoài việc phát
triển, trang bị kỹ thuật hiện đại, CNOOC còn tìm cách ký kết các hợp đồng (mua bán, hợp tác) với nhiều công ty khác
trên thế giới để thăm dò, khai thác dầu khí. Tiêu biểu cho các hoạt động ấy là
việc CNOOC mua Nexen – một tập đoàn năng lượng của Canada – với giá 15,1 tỉ USD vào đầu
năm 2013. Đây là thương vụ mua lại công ty nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay
của Trung Quốc và cũng là một vụ mua bán gây nhiều tranh cãi ở Canada . Trong
thương vụ này, có người trong dưới phân tích cho rằng ngoài việc tìm kiếm thêm
một nguồn năng lượng cho Trung Quốc, CNOOC còn muốn tiếp cận kỹ thuật hiện đại
để có thể tiến hành thăm dò và khoan dầu tại những địa điểm sâu ở Biển Ðông.
Năm 2005, Tập đoàn này đề nghị mua Unocal – công ty dầu lớn thứ tám tại Mỹ –
nhưng đã thất bại vì Hạ viện Mỹ không tán thành việc mua bán đó bởi họ e ngại
nó sẽ tác động xấu đến an ninh Mỹ dù Unocal chỉ chiếm 0.8% số lượng dầu sản xuất
tại đâ. Unocal sau đó đã được bán cho Chevron, công ty dầu khí lớn thứ hai tại
Mỹ, với giá 17.1 tỷ – ít hơn giá mà CNOOC đề nghị là 18.5 tỷ USD.
Có người trong
dưới phân tích cho rằng ngoài việc tìm kiếm thêm một nguồn năng lượng cho Trung
Quốc trong cơn khát dầu, CNOOC còn muốn tiếp cận kỹ thuật hiện đại để có thể tiến
hành thăm dò và khoan dầu tại những địa điểm sâu ở Biển Ðông.
Hiện nay, CNOOC
được trang bị các phương tiện, kỹ thuật hiện đại có thể tiến hành thăm dò,
khoan dầu ở những vị trí rất sâu ngoài khơi mà Giàn khoan HD 981 là một ví dụ.
2. Giàn khoan đang hạ đặt ở Biển Đông:
“Giàn khoan HD
981” được Trung Quốc gọi là “海洋石油981” (“Hải dương Thạch du 981”, “Offshore Oil 981”)
có thể hiểu nôm na đó là giàn thăm dò dầu khí ngoài khơi. Đây là tầu khoan dầu
ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc và là thế hệ tầu khoan thứ 6 với công nghệ
chế tạo và trang bị tiên tiến với giá trị hơn 6 tỷ NDT (人民币, 923 triệu USD) và mất ba năm để chế tạo.
Tầu “nửa chìm nửa nổi” này có tự trọng hơn 31.000 tấn, nó được sử dụng cho các
lĩnh vực khoan thăm dò, khoan sản xuất dầu khí ngoài biển. Con Tầu khủng này có
chiều dài 114 mét, rộng 90 mét và cao 137,8 mét, diện tích lớn hơn một sân bóng
đá tiêu chuẩn, có bãi đỗ cho trực
thăng. Do vậy nó được ví như một “Tầu sân bay”, “Hàng không mẫu hạm” 航空母舰, “Lãnh thổ quốc gia di động” (H: “流动的国土”,A: “mobile national
territory”)và là một vũ khí chiến lược (H: “战略武器”, A: “strategic
weapon”) như lời Chủ tịch Tổng công ty CNOOC Vương Nghi Lâm (Wang Yilin, 王宜林) từng khoe. Giàn khoan dầu khí nước
sâu này được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động
cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ
chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Do vậy nó hoạt động
ở độ sâu tối đa 3.050 mét và độ sâu khoan tối đa 12.000 mét.
Giàn khoan này mang tên 981 thì mỗi con số mang một ý nghĩa nhất định:
- Số “9” biểu thị là “giàn khoan” 钻井船 (toản tỉnh thuyền);
- Số “8” biểu thị là “nước sâu” 深水 (thâm thủy);
- Số “1” chỉ ra rằng đây là giàn khoan dầu khí nước sâu đầu tiên 首个(thủ cá) của Trung Quốc.
Trung Quốc dự định chế tạo thêm nhiều giàn khoan hiện đại kiểu này nữa. Ví dụ chiếc thứ 2 là: “Hải dương thạch du 982”, thứ 3, 4 tiếp theo là “Hải dương thạch du 983”, “Hải dương thạch du 984” sẽ đi vào hoạt động trong những năm tiếp theo.
Một số Thông số cụ thể của Giàn khoan 981:
船舶登记号Số đăng ký tàu
|
11B5001
|
中文船名 Tên Trung Quốc
|
海洋石油981
|
拼音船名Tên Bính âm
|
HAI YANG SHI YOU 981
|
英文船名 Tên tiếng Anh
|
Offshore Oil 981
|
船舶呼号Đăng nhập
|
BYDG
|
国际海事组织编号Số IMO
|
9480344
|
船旗国Treo cờ
|
Trung Quốc
|
船籍港Cảng đỗ
|
Trạm Giang
|
船舶所有人Chủ sở hữu
|
Tổng Công ty Dầu khí Trung Quốc (China National Offshore
Oil Corp)
中国海洋石油总公司
|
船舶管理公司Công ty quản lý
|
TNHH Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc
|
船舶类型及用途 Loại tàu
|
Nửa nổi nửa chìm半潜式Semisubmersible
|
下次特检日期 Ngày kiểm tra đặc biệt sau
|
2016/10/17
|
总吨位Tổng dung tích
|
34.483
|
净吨位Tự trọng
|
10.344
|
垂线间长Chiều dài
|
114,07
|
型宽 Chiều rộng
|
78,68
|
型深Chiều sâu
|
38,60
|
干舷 Phần thân
tàu
|
11.000,00
|
平均吃水Dự thảo trung bình
|
19.00
|
船体入级符号Biểu tượng phân loại thân
|
★ ★ CSA
& CCA
|
船体附加标志Thêm dấu hiệu thân tàu
|
Khoan đơn vị; HELDK; PM; IWS; DP-3
|
轮机入级符号Ký hiệu vỏ tầu
|
★ CSM
|
轮机附加标志Dấu hiệu Tua bin
|
AUT-0
|
船舶建造厂
Nhà máy đóng tàu
|
Công ty TNHH đóng tầu Ngoại Cao Thượng Hải
上海外高桥造船有限公司
|
船舶建造地点Nơi đóng
|
Trung Quốc
|
船舶建造时间Thời gian đóng
|
2011-10-18
|
发电机*数*功率*电压
* Số * điện áp máy phát điện *
|
AMG 0900LS10 LAE * 1 * 5530 * 11000; AMG 0900SL10 LAE * 8
* 5530 * 11000
|
起货设备类型,数量,安全负荷
Loại thiết bị cần cẩu, số lượng, tải trọng an toàn
|
Cần cẩu, 2100; thang máy, 2,0.998
|
Giàn khoan nước
sâu khổng lồ đầu tiên này được chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 09/05/2012 khi tiến
hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một vị trí trên Biển Đông, cách Hong Kong
320 km. Khi đó, có không ít người cho rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ đưa
giàn khoan này vào thăm dò và khoan dầu tại những vị trí đang tranh chấp hay
thuộc chủ quyền của một số nước ở Biển Đông.
Sau khi CNOOC mua thành công Công ty dầu khí Nexen của Canada với trị
giá hơn 15 tỷ USD hồi đầu năm 2013 thì với sự tăng cường kinh nghiệm và công nghệ của Nexen, điều kiện đã đủ
“chín” để CNOOC đưa 981 xuống vùng Biển Đông của Việt Nam. Nay thì sự
việc đang diễn ra đúng như vậy, CNOOC 981 được giao nhiệm vụ tác nghiệp tại
vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Sau này các giàn khoan nước sâu số 2, 3, 4 hoàn thành, đưa vào sử dụng thì chẳng ai biết chuyện gì sẽ xẩy ra, nếu vụ “海洋石油 981”-5/2014 không được dẹp yên!
3. Gọi thế nào cho đúng:
Đầu tiên đây là
“Giàn thăm dò” chứ viết “Dàn thăm dò” là chưa chuẩn bởi trong tiếng Việt:
- “Dàn” có thể là danh từ chỉ “Kết cấu chịu lực cấu tạo từ
những thanh thẳng bằng gỗ, thép, bê tông cốt thép..., dùng làm hệ thống chịu lực
chính trong xây dựng (mái nhà, nhịp cầụ..) và trong kết cấu máỵ” hay “Một nhóm
nhạc cụ hay giọng hát được tập hợp theo cơ cấu và biên chế nhất định”, như “Dàn
nhạc”, “Dàn hợp xướng”. “Dàn” có thể là động từ chỉ sự “Bày rộng ra trên một phạm
vi nhất định”, như “Dàn quân”, “Dàn hàng ngang” hoặc chỉ việc “Thu xếp, trang
trải, làm cho ổn thỏa”, như “Dàn nợ”, “Dàn việc”.
- “Giàn” luôn là danh từ chỉ “Tấm lớn được đan hoặc ghép
thưa bằng nhiều thanh tre, nứa, đặt trên cao làm chỗ cho cây leo hay che nắng”,
như “Làm giàn mướp”, “Bí đã leo kín giàn”, “Làm giàn che nắng”; chỉ “Tấm ghép
nhiều thanh (ống) tre nứa, treo ngang sát tường để đồ lặt vặt trong nhà”, như: “Giàn
bát đũa”, “Giàn để đồ”; “Kết cấu gồm các thanh giằng bằng kim loại, bê tông cốt
thép, gỗ hoặc vật liệu kết hợp, chịu lực của mái nhà, nhịp cầu, công trình thuỷ
công, tên lửa”, như “giàn giáo”
Do vậy sự việc đang diễn ra tại Biển
Đông viết đúng là: “Trung Quốc đã dàn các
tầu Hải Giám, Hải Cảnh quanh giàn tầu khoan thăm dò”.
Thứ hai là tên
gọi tầu này. Như trên đã viết: Trung Quốc đặt tên tầu này là “海洋石油981”, đọc theo âm Hán Việt là: “Hải
dương Thạch du 981”, theo Bính âm là: “Háiyáng Shíyóu 981”, theo tiếng Anh là:
“Offshore Oil 981”. Do vậy, nếu viết tắt từ bính âm thì phải là “HYSY 981”,
theo tiếng Anh là “OO 981” nhưng người Trung Quốc không có truyền thống dùng
bính âm để gọi tên riêng nên không viết tắt là “HYSY 981” mà chính họ thường gọi
tắt đây là tầu “海油981” (“Hải du” 981), viết tắt theo tiếng Anh là
“CNOOC 981”.
Chúng ta gọi tắt
tầu này là HD 981 nếu tra trên mạng chỉ có Việt Nam và những trang bằng tiếng Việt
hiểu. Hơn nữa, khi dùng cụm từ này thì phải hiểu HD là “Hải du” chứ không phải “Hải
dương”, trong đó: 海 “Hải” là Bể, cái chỗ trăm sông đều đổ
nước vào, gần đất liền, xa đất liền thì gọi là 洋 “dương”; còn 油 “du” là “Dầu, là những chất lỏng mà có
thể đốt cháy được, như “hỏa du” 火油 dầu hỏa, “đậu du” 豆油 dầu đậu, “chi du” 脂油 dầu mỡ, ...”.
Do vậy, theo tôi không nên viết là HD 981 mà gọi
tên tầu theo âm Hán Việt nói tắt (“Hải
dương Thạch du 981” thành “Hải du 981”) như vẫn gọi Hải giám 海监, Hải cảnh 海警hay gọi tắt bằng tiếng Anh là “CNOOC
981”. Điều này tạo ra sự thống nhất trong bài hay với thông lệ quốc tế và tránh
sau này Trung Quốc chối rằng họ “không có tầu HD 981”.
Để đơn giản, dễ
hiểu tôi lấy ví dụ thế này: có một xe ô mang Biển kiểm soát 车牌 là: 云N ...686 (云 là xe đăng ký tại Châu tự trị Đức Hoành
(của người Thái và Cảnh Pha) tỉnh Vân Nam 云南省 德宏傣族景颇族自治州) sang gây tai nạn trên đường phố Lào
Cai mà hồ sơ ghi là xe VN ...686 (trong đó
V là chữ viết tắt của “Vân Nam” theo tiếng Việt) thì chắc chắn Công an Vân
Nam sẽ trả lời là không có xe nào mang BKS như vậy!
(Tổng hợp lại từ nhiều nguồn để nhớ)
những thông tin rất có giá trị,cảm ơn tác giả.
Trả lờiXóaXin cảm ơn ông. LẦN ĐẦU TIÊN tôi được biết có một sĩ quan công an giỏi và chắc là có tâm với nước, với dân... Xin hỏi ông đã nghỉ hưu chưa ạ? Kính. Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học Huế.
Trả lờiXóaCăm ơn sự quan tâm của một thầy giáo. Thầy đọc bài này sẽ hiểu tôi là ai: http://menthuong.blogspot.com/2014/05/loi-tri-khi-nhan-giay-chung-nhan-huu-tri.html
XóaBài hay lắm anh
Trả lờiXóaHay quá đi! bác Mến chí lí lắm.
Trả lờiXóaCảm ơn anh.
XóaKỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, Hội KHKT Biển TP HCM, Thành viên Hội Đóng tàu Mỹ (SNAME) đã chia sẻ một bài viết rất chi tiết về chiếc giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đang đưa vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trả lờiXóaĐi đầu là dòng chữ viết bằng tiếng Trung và phiên âm : 海洋石油 và Haiyang Shiyou để chỉ con tàu này thuộc Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc, bởi vậy ta nên viết đủ tên hay viết tắt HYSY, không nên biến nó thành tên tiếng Việt như HD.
Theo sau là các chữ số với số đầu chỉ loại thiết bị, ví dụ 1–Các loại kho nổi FPSO; 2-Các tàu công trình; 6-tàu công tác ; 7-tàu địa vật lý ; 9-giàn khoan. Con số thứ hai bổ sung thêm, ví dụ sau số 9 là để chỉ giàn 4-giàn tự nâng ,8-nước sâu như giàn 981,982 (Hiện tại Trung Quốc đang đóng giàn khoan nước sâu thứ 2 là Haiyang Shiyou 982).
Từ đó ta có thể đọc tên và hiểu ý nghĩa các con tàu và công trình ,ví dụ Các kho nổi FPSO như HYSY 113, HYSY117. Tàu công trình định vị nước sâu HYSY 289,HYSY 286. Tàu sà lan HYSY 278, tàu đặt ống nước sâu HYSY201. Tàu công tác nước sâu HYSY 612. Tàu địa vật lý HYSY 720. Giàn tự nâng HYSY942, HYSY 943. Giàn nửa chìm HYSY 981 và đang chuẩn bị đóng chiếc thứ hai HYSY 982.
...
Thế nào là giàn nửa chìm?
Để thăm dò và khai thác dầu mỏ,người ta dùng nhiều công trình ngoài khơi (offshore unit) khác nhau như giàn cố định (fixed platform), tháp ưng thuận (compliant tower), giàn chân căng (tension-leg platform); giàn spar (spar platform); giàn nửa chìm (semi-submersible rig) như giàn Đại Hùng 01 của Việt Nam; giàn chân chống/giàn tự nâng (jack up-drilling rig ) ví như giàn Tam Đảo,Cửu Long của Vietsovpetro …
gọi là giàn nửa chìm vì nó nửa chìm nửa nổi trên mặt nước. Phần chìm dưới nước bao gồm những chiếc pông tông tức phao tạo lực nổi để đỡ phần thượng tầng bên trên. Thượng tầng lại tựa lên pông tông bằng các cột chống.
Trên thượng tầng là nhiều tầng boong khác nhau, bố trí các thiết bị để khoan thăm dò hay khai thác (giàn Đại Hùng 01 của ta là giàn khai thác ), tầng sinh hoạt, tầng điều khiển, điều khiển hàng hải… và nổi bật là tháp giá khoan derrick vươn lên cao.
...
Giàn khoan 981: sản phẩm công nghệ Mỹ
Cách đây vừa tròn hai năm, vào tháng 5/2012, một số báo chí của ta bắt đầu nói tới cái gọi là “...cái “Haiyang Shiyou 981″ với các số định dạng IMO là 9480344, số MMSI để dùng hệ vệ tinh toàn cầu GMDSS là 413464330, hô hiệu viễn thông theo quy định của ITU là BYDG.
... CNOOC ký với FG (công ty công nghệ khai thác và thương mại dầu khí hàng đầu của Mỹ) một hợp đồng trị giá 4,6 tỷ NDT (thực tế giá thành công bố là 6 tỷ NDT) để Trung Quốc chế tạo chiếc giàn khoan nửa chìm nước sâu đầu tiên của nước này.
...
Nhưng tìm hiểu kỹ ta sẽ thấy tất cả các thiết bị – cái quyết định mang tính sinh tử của giàn khoan – là do nước ngoài chế tạo, một điểm yếu rất căn bản của đóng tàu Trung Quốc! Chính họ phải thừa nhận: TQ chỉ có 40% giàn khoan này còn 60% giàn khoan là của thế giới với những tên tuổi lừng danh như ABB, Aker, Haliburton, Siemens…
(http://nguyentandung.org/su-that-ve-gian-khoan-981-tq-nhan-hoan-toan-tu-lam.html
Vì sao tầu Hải Du 981 lại mang số hiệu này?
Trả lờiXóaGiàn khoan nước sâu tìm dầu khí ngoài khơi CNOOC của Trung Quốc đang hạ đặt tại Biển Đông mang tên 981 thì mỗi con số mang một ý nghĩa nhất định:
- Số “9” biểu thị là “giàn khoan” 钻井船 (toản tỉnh thuyền);
- Số “8” biểu thị là “nước sâu” 深水 (thâm thủy);
- Số “1” chỉ ra rằng đây là giàn khoan dầu khí nước sâu đầu tiên 首个(thủ cá) của Trung Quốc.
Trung Quốc dự định chế tạo thêm nhiều giàn khoan hiện đại kiểu này nữa. Ví dụ chiếc thứ 2 là: “Hải dương thạch du 982”, thứ 3, 4 tiếp theo là “Hải dương thạch du 983”, “Hải dương thạch du 984” sẽ đi vào hoạt động trong những năm tiếp theo.
Chúng ta không phá được vụ vi phạm của "981" thì các "982", "983", "984" sẽ hoành hành chắc không chỉ ở Biển Đông!