Bàn về bài NGHI ÁN LỆ CHI VIÊN DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP Y của tôi
trên Quân sử Việt Nam có bài của caytrevietnam. Nội dung như sau:
Vụ án Lệ chi viên sẽ mãi mãi không thể tìm được nguyên nhân chính, nhưng nếu nói thời xưa chưa có pháp y thì thật là lầm lạc, coi thường "trình" của các cụ ta ngày xưa quá.
Dưới đây là một số quy định về vấn đề này:
Sách Lịch triều hiến chương loại chí, chương Hình luật(3) cho biết:
- Quang Thuận năm thứ 6 (1465) ban hành lệnh: Gặp xác chết bên đường có vết thương thì phải cáo rõ với quan sở tại để làm đủ phép khám nghiệm rồi mới được chôn cất. Làm trái như vậy, luận tội trượng, biếm.
- Vĩnh Thọ năm thứ 3 (1660) định lệ đền mạng về đánh giết người, phải nộp lễ khám nghiệm cho nha môn phủ huyện 15 thước lụa và 1 quan rưỡi. Cho Chánh tổng Xã trưởng 10 thước lụa và 1 quan.
- Niên hiệu Vĩnh Trị thứ nhất (1676), định lệ xét xử kiện tụng: Việc kiện về nhân mạng thì phủ, huyện cứ theo án khám nghiệm của tổng xã mà xét đoán theo luật.
- Niên hiệu Chính Hòa thứ 15 (1694), định các điều lệ về khám kiện: Phạm kiện về nhân mạng thì ngay hôm đó, khổ chủ phải chạy xin bản tổng bản xã và quan phủ huyện về lập biên bản… Khám nghiệm cần lấy dấu vết thực làm bằng.
- Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719), Ngự sử đài sức cho nha môn Thừa hiến và phủ huyện: Phàm khi mới nhận được tin báo nên hỏi rành mạch về duyên cớ… Khám vết thương xem do đánh bằng chân tay hay khí giới, gậy gộc. Hết thảy phải ghi cho chính xác để lấy chỗ dựa khi xét xử.
- Niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734), định điều lệ xét xử kiện tụng: Phàm kiện về nhân mạng phải có trình xin lập biên bản khám nghiệm mới cho xét xử. Nếu người đã chết hàng năm, không có biên bản khám nghiệm thì không được nhận xét xử.
Không những vậy, người xưa còn biên soạn 1 số sách về lĩnh vực này; cuốn dùng phổ biến có xuất xứ từ bên Tàu, có tên là Tẩy oan tập lục ; ngoài ra các cụ ta soạn các sách như Công án tra nghiệm bí pháp, Nhân mạng tra nghiệm pháp...
trên Quân sử Việt Nam có bài của caytrevietnam. Nội dung như sau:
Vụ án Lệ chi viên sẽ mãi mãi không thể tìm được nguyên nhân chính, nhưng nếu nói thời xưa chưa có pháp y thì thật là lầm lạc, coi thường "trình" của các cụ ta ngày xưa quá.
Dưới đây là một số quy định về vấn đề này:
Sách Lịch triều hiến chương loại chí, chương Hình luật(3) cho biết:
- Quang Thuận năm thứ 6 (1465) ban hành lệnh: Gặp xác chết bên đường có vết thương thì phải cáo rõ với quan sở tại để làm đủ phép khám nghiệm rồi mới được chôn cất. Làm trái như vậy, luận tội trượng, biếm.
- Vĩnh Thọ năm thứ 3 (1660) định lệ đền mạng về đánh giết người, phải nộp lễ khám nghiệm cho nha môn phủ huyện 15 thước lụa và 1 quan rưỡi. Cho Chánh tổng Xã trưởng 10 thước lụa và 1 quan.
- Niên hiệu Vĩnh Trị thứ nhất (1676), định lệ xét xử kiện tụng: Việc kiện về nhân mạng thì phủ, huyện cứ theo án khám nghiệm của tổng xã mà xét đoán theo luật.
- Niên hiệu Chính Hòa thứ 15 (1694), định các điều lệ về khám kiện: Phạm kiện về nhân mạng thì ngay hôm đó, khổ chủ phải chạy xin bản tổng bản xã và quan phủ huyện về lập biên bản… Khám nghiệm cần lấy dấu vết thực làm bằng.
- Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719), Ngự sử đài sức cho nha môn Thừa hiến và phủ huyện: Phàm khi mới nhận được tin báo nên hỏi rành mạch về duyên cớ… Khám vết thương xem do đánh bằng chân tay hay khí giới, gậy gộc. Hết thảy phải ghi cho chính xác để lấy chỗ dựa khi xét xử.
- Niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734), định điều lệ xét xử kiện tụng: Phàm kiện về nhân mạng phải có trình xin lập biên bản khám nghiệm mới cho xét xử. Nếu người đã chết hàng năm, không có biên bản khám nghiệm thì không được nhận xét xử.
Không những vậy, người xưa còn biên soạn 1 số sách về lĩnh vực này; cuốn dùng phổ biến có xuất xứ từ bên Tàu, có tên là Tẩy oan tập lục ; ngoài ra các cụ ta soạn các sách như Công án tra nghiệm bí pháp, Nhân mạng tra nghiệm pháp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân