Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009

Bằng chứng dấu vân tay và trí nhớ trong điều tra tội phạm


Từ lâu cơ quan FBI của Mỹ luôn cho rằng sự nhận dạng dấu vân tay là kỹ thuật sử dụng để điều tra tội phạm có độ chính xác 100%. Nhưng năm 2008, cơ quan này buộc phải thừa nhận 3 chuyên gia phân tích dấu tay hàng đầu của họ đã phạm sai lầm khi đưa ra kết quả phân tích dấu vân tay dẫn đến việc kết án oan luật sư Brandon Mayfield ở bang Oregon (Mỹ) trong vụ đánh bom xe lửa ở Madrid (Tây Ban Nha) vào năm 2004. Không những thế, bằng chứng trí nhớ cũng khiến nhiều người hoài nghi...

Tính xác thực của bằng chứng dấu vân tay:

Ai cũng biết dấu vân tay tượng trưng cho nhận dạng và chẳng bao giờ có hai người, kể cả anh chị em song sinh, có dấu vân tay giống nhau. Do đó, dấu vân tay đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tra phá án. Tom Mauriello, giáo sư Tội phạm học ở Đại học Maryland (Mỹ), cho biết hiện nay phương cách hiệu quả nhất để nhận diện tội phạm vẫn là truy tìm dấu vân tay.

Dấu vân tay là bằng chứng vật chất thông thường nhất mà chúng ta có thể tìm thấy ngay tại hiện trường vụ án. Dấu vân tay bao giờ cũng tiềm ẩn khắp nơi”. Sự phân tích dấu vân tay được tiến hành lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1911 để buộc tội một tên giết người. Sau gần một thế kỷ, kỹ thuật phân tích dấu vân tay vẫn còn là công cụ pháp y hữu ích, nhưng hiện nay bằng chứng dấu vân tay đang gặp phải sự tranh cãi về tính xác thực của nó.

Luật sư và chuyên gia pháp y Patrick Kent nói: “Dấu vân tay hiện nay vẫn được bồi thẩm đoàn toà án coi là bằng chứng chắc chắn để buộc tội”. Thế nhưng theo Patrick Kent, trong khi bằng chứng ADN là dữ liệu khoa học, sự phân tích dấu vân tay về cơ bản chỉ là một nghệ thuật! ông nói: “Dấu vân tay chưa từng được xét nghiệm. Thậm chí cũng chưa có tiêu chuẩn rõ ràng trong việc so sánh dấu vân tay”. Một nữ thẩm phán ở Maryland đã tán đồng quan điểm của Kent qua một quyết định đã làm sững sờ các luật sư khắp nước Mỹ vào mùa thu năm 2007: bà đã bác bỏ bằng chứng dấu vân tay chứng minh bị cáo Brian Keith Rose là kẻ giết người?

Glen Langenburg, chuyên gia xét nghiệm dấu vân tay ở bang Minnesota, cho biết bồi thẩm đoàn trong vụ án Brian Keith Rose đã bác bỏ một bằng chứng rất có giá trị và quyết định của nữ thẩm phán có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn cuộc điều tra tội phạm trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Vị nữ thẩm phán coi bằng chứng dấu vân tay là bằng chứng chủ quan không được kiểm chứng và không xác minh được”.
Chuyên gia Tom Bush ở FBI nói: “Tôi không tin có chứng cứ thuyết phục để ủng hộ một quyết định như thế”. Tom Bush là người lãnh đạo chi nhánh FBI ở Tây Virginia, nơi xử lý khoảng 140.000 dấu vân tay mỗi ngày. Ông cũng cho biết cơ quan của ông căn cứ vào dấu vân tay đẽ truy lùng tội phạm từ hơn 80 năm nay và đã đưa ra ánh sáng nhiều tội phạm nức tiếng của thế giới ngầm như Al Capone, Pretty Boy Floyd và George Kelly “Súng máy”.

Ngày nay, với hệ thống xử lý dấu vân tay tự động, hàng triệu dấu vân tay của bọn tội phạm được phân tích chỉ trong vài phút. Cảnh sát Mỹ có thể tiếp cận hệ thống và có kết quả trong vài giờ. Nhưng hệ thống này có đáng tin cậy không? Tom Bush cho biết: “Chúng tôi tin tưởng hệ thống có độ chính xác đến 98%”.

Tuy nhiên bằng chứng dấu vân tay đã dẫn đến việc kết án oan luật sư Brandon Mayfield ở bang Oregon. Ngày 6.5.2004, nhân viên FBI mang lệnh khám xét đến nhà Mona Mayfield, cho biết họ đã phát hiện dấu vân tay của chồng cô trên chiếc túi đựng chất nổ tìm thấy trong chiếc xe tải cách hiện trường vụ đánh bom xe lửa ở Madrid (Tây Ban Nha) khoảng 20 phút đường xe chạy.

Trước đó 2 tháng, bọn khủng bố đã đánh bom đoàn xe lửa ở Madrid giết chết gần 200 người. Một cuộc điều tra sau đó dẫn đến nghi phạm Brandon Mayfield, chồng Mona, một luật sư người Mỹ cải giáo theo đạo Hồi. Anh đã bị bắt giữ vì 3 chuyên gia hàng đầu của FBI đã phát hiện dấu vân tay đã mờ của anh trên chiếc túi đựng chất nổ. Trong khi đó Brandon Manfield không hề rời khỏi nước Mỹ suốt 10 năm qua và cũng không có tiền án. 2 tuần sau khi Bran-đon Manfield bị bắt giữ, cảnh sát Tây Ban Nha bất ngờ tìm thấy chủ nhân thật sự của dấu vân tay trên chiếc túi.

Người ta đặt câu hỏi: Nếu như cơ quan điều tra Tây Ban Nha không có phát hiện bất ngờ này thì số phận của Bran-đon Manfield sẽ ra sao? Sau sự cố đáng tiếc này, FBI hứa hẹn sẽ cải tổ hệ thống xét nghiệm dấu vân tay. Cuối cùng; Bran-đon Manfield được trả tự do với lời xin lỗi công khai của FBI và được bồi thường 2 triệu USD. Brandon Mayfield là một trường hợp điển hình cho thấy đang ngày càng có nhiều người Mỹ trong vòng lao lý một cách phi lý chỉ vì FBI nhận diện sai dấu vân tay.

Một trường hợp khác là Rick Jackson: anh bị cảnh sát bắt giữ và bị toà án buộc tội giết người. Cơ quan điều tra đã lấy được những dấu vân tay còn thấm máu và xét nghiệm cho thấy chúng trùng khớp với dấu vân tay của Rick Jackson? Cha của Rick đã thuê luật sư Mike Malloy để làm sáng tỏ vụ việc và giải oan cho con trai. Mike Malloy nhờ sự giúp đỡ của Geoge Wyun, một chuyên gia xét nghiệm dấu vân tay của FBI đã về hưu và ông đích thân hợp tác với Vermon Mccloud một cựu chuyên gia khác của FBI về dấu vân tay. Cả hai chuyên gia đã có 75 năm kinh niệm phân tích dấu vân tay của FBI đều đưa ra kết luận các dấu vân tay không trùng khớp nhau.

Điều đó có nghĩa là Rick Jack-son vô tội vì những dấu vân tay FBI tìm thấy không phải là dấu vân tay của anh. Nhưng bất chấp mọi cố gắng minh oan của luật sư Mike Malloy cùng với hai cựu chuyên gia của FBI, Rick Jack-son vẫn bị tống giam vì tội giết người cấp độ 1? Mọi người phải nhờ đến sư can thiệp của Hội Nhận dạng quốc te á(IAI). Cuối cùng, IAI cũng xác nhận-với độ chính xác 100% - những dấu vân tay của FBI không phải là dấu vân tay của Rick Jackson. Sau hơn 2 năm ngồi tù oan ức, cuối cùng Rick Jack-son được minh oan và được trả tự do.

Ngày nay, song song với bằng chứng dấu vân tay người ta còn có thể giải oan cho nhiều tù nhân nhờ công nghệ ADN và những nỗ lực của Dự án vô tội Texas (IPT) của Mỹ, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên điều tra những vụ án oan sai. Chẳng hạn James Woodard được minh oan sau 27 năm ngồi tù vì tội giết người và cưỡng dâm. Trong ngần ấy thời gian tủi nhục, Woodard chỉ còn biết trông cậy vào sự giúp đỡ của IPT và công nghệ ADN. Từ năm 2001, có đến 17 tù nhân ở thành phố Dallas được trả tự do sau khi IPT đưa ra bằng chứng ADN. Số tù nhân được giải oan gồm Eugene Henton, James Waller (cả hai đều ngồi tù gần 11 năm), Greg Wallis (gần 19 năm), James Giles (l0 năm), Billy Smith (gần 20 năm).

James Woodard là tù nhân thứ 17 ở Dallas được trả tự do sau khi IPT chứng minh sự vô tội của anh bằng công nghệ ADN. Sau 17 năm 4 tháng tù, James Woodard trở thành tù nhân thụ án lâu nhất nước Mỹ được minh oan nhờ mẩu ADN của mình. Hiện nay IPT vẫn cố gắng điều tra 250 vụ án oan sai khác.

Tính xác thực của bằng chứng trí nhớ.:

Nếu tình cờ chứng kiến một vụ án mạng ngay trước mắt, sau đó bạn có thể nhớ lại được diễn biến của vụ việc? Nhiều chuyên gia nghi ngờ tính xác thực của những lời khai dựa theo trí nhớ. Hãy thử nhớ lại chuyến du ngoạn bạn vừa trải qua ngày hôm qua. Bạn có nhớ được mặt mũi người ngồi bên cạnh bạn?

Thời tiết lúc đó như thế nào? Nhiều người trong chúng ta không nhớ được các chi tiết như thế. Nhưng nếu có một kẻ nào đó dùng dao gây án trong chuyến du lịch thì sau đó chúng ta sẽ trở thành nhân chứng. Khả năng ghi nhớ những chi tiết nhỏ nhặt của các nhân chứng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tra phá án của cảnh sát. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng mô hình thông thường của trí nhớ - giống như tấm ảnh chi tiết hay phim, video - về cơ bản là không hoàn thiện, có nhiều sai sót. Một trong những nhà khoa học lỗi lạc nghi ngờ bằng chứng trí nhớ là giáo sư Elizabeth Loftus ở Đại học Irvine (Califomia).

Thậm chí ông còn đề nghị toà án nên quy định lời tuyên thệ mới dành cho nhân chứng: “Anh (chị) có tuyên thệ sẽ nói ra sự thật, toàn bộ sự thật hay bất cứ điều gì mà anh (chị) nghĩ là nhớ được hay không?”. Hiện nay giáo sư Martin Conway, nhà tâm lý học ở Đại học đã thảo một báo cáo cho Hội Tâm lý học Anh và Hội Luật gia kêu gọi các nhà điều tra cân nhắc một cách thận trọng vai trò của trí nhớ trong việc điều ra phá án. Theo Mar-tin Conway, trí nhớ chủ yếu là một cấu trúc được xây dựng từ rất nhiều nguồn và trải nghiệm.

Trí nhớ cá nhân không nhất thiết là một bản kê khai thực sự những gì đã diễn ra vì nhiều người trong chúng ta dường như dễ bị tác động và sẵn sàng thay đổi những gì mình nhớ được nếu có những gợi ý thích hợp. Trong một thí nghiệm nổi tiếng, nhóm nghiên cứu ở Đức chất vấn những người chứng kiến tai nạn máy bay đâm vào toà nhà gần sân bay Schiphol vào năm 1992. 10 tháng sau, nhóm nghiên cứu lại hỏi nhỏ người này có xem một phim truyền hình về tai nạn máy bay đó hay không. Kết quả là hơn một nửa số người trả lời có. Nhưng vấn đề là không có phim truyền hình nào về sự cố ở sân bay Schiphol! Điều đó cho thấy sự chất vấn đã làm thay đổi trí nhớ của các nhân chứng. Một trường hợp tương tự xảy ra với vụ nghi phạm khủng bố Jean Charles de Menezes nổ súng tại ga tàu điện ngầm Stockwell ở Lon don.

Ban đầu, các nhân chứng khai nghi phạm mặc quần áo rộng thùng thình và nhảy qua rào chắn nơi bán vé để chạy trốn cảnh sát. Một cảnh sát cho biết hôm đó “quần áo và hành vi của hắn càng làm tăng thêm sự nghi ngờ” và hắn đã chạy lên tàu điện ngầm sau khi cảnh sát có lời cảnh cáo. Trí nhớ các nhân chứng thay đổi có chủ ý hay thay đổi theo tiềm thức? Một nghiên cứu của Anh cho thấy gần 1 trong 6 câu hỏi của cảnh sát đặt ra cho nhân chứng có tính gợi ý. Giáo sư Conway cho rằng một chi tiết nhỏ nhặt có thể gây lạc lối và tiến trình thẩm vấn có thể biến trí nhớ không chắc chắn thành sự thật.
Một công nghệ hữu hiệu khác là scan não. Trong kỹ thuật scan hình ảnh não, những đồ vật chỉ có tại hiện trường vụ án được đưa cho các nhân chứng xem, ví dụ như cái chụp đèn hay một màu sắc đặc biệt. Những đồ vật này chỉ được công nhận nếu nhân chứng có mặt tại hiện trường. Não của nhân chứng được theo dõi để xem những vùng kết hợp với trí nhớ có sáng lên hay không khi nhìn thấy những đồ vật.

Tuy nhiên, còn phải mất nhiều năm trước khi loại bằng chứng này được công nhận trước toà án. Thẩm phán Gerald Butler cho rằng các thẩm phán có thể vận dụng trực giác để đánh giá tính xác thực của bằng chứng và ông thận trọng với việc đưa các chuyên gia vào phiên toà: “Tôi đã có một thời gian dài làm việc với các chuyên gia ở toà án. Các chuyên gia thường có nhận định trái ngược nhau và thẩm phán sẽ gặp khó khăn khi phải xác định ai đúng ai sai”.


tuanquang cập nhật ngày: 14/05/2009 trên “Trẻ Today

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân