Tiếng là cùng là tỉnh miền núi, cùng có biên giới, có cửa khẩu Quốc tế nhưng Lào Cai và Lạng Sơn có những nét riêng về địa lý, hoàn cảnh lịch sử và lợi thế. Bản thân tôi, dịp dự giao ban KTHS 9/2009 mới là lần thứ 3 đặt chân lên xứ Lạng.
Lạng Sơn là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km. Tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có hai cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (huyện Lộc Bình), Bình Nghi (huyện Tràng Định), Tân Thanh (huyện Văn Lãng), Cốc Nam (huyện Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, khi nhà Hán, nhà Đường của Trung Quốc đô hộ, Việt Nam được chia thành 9 quận thì Lạng Sơn thuộc quận Giao Chỉ (châu Giao). Đến thời nhà Lý (thế kỷ 11), Lạng Sơn được gọi là châu Lạng, do dòng họ Thân (Thân Thừa Quý - phò mã nhà Lý) cai trị và chính thức phụ thuộc vào Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi đánh đuổi được Nùng Trí Cao. Từ đó, cùng với Cao Bằng đến nhà Trần được gọi là châu Quảng Nguyên.
Dưới thời Nguyễn, Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Từ ngày 9/9/1891 đến ngày 20/6/1905, là Tiểu quân khu Lạng Sơn thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn. Sau đó tái lập tỉnh.
Ngày 7/6/1949, huyện Lộc Bình của tỉnh Hải Ninh nhập vào tỉnh Lạng Sơn.
Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc. Năm 1950 tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên.
Ngày 1/7/1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang nhập vào tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày và tồn tại đến 27/12/1975).
Ngày 16/12/1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng.
Từ 27/12/1975 đến 29/12/1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng.
Ngày 29/12/1978 tái lập, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn.
Đến nay, tỉnh Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Tràng Định , Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập.
Từ Hà Nội, theo đường Quốc lộ 1 A (con đường Thiên lý xưa), qua địa phận Bắc Ninh (km 139), Bắc Giang (km 119), men theo vách đá, theo sông Thương, rồi đi vào thung lũng Chi Lăng, nơi Lê Đại Hành phá quân Tống (năm 981), nơi quân Lê Lợi đánh tan giặc Minh chém đầu Liễu Thăng (năm 1427). Sau qua Quỉ Môn Quan và đến thị xã Lạng Sơn (trở thành thành phố vào năm 2002) nằm bên bờ trái sông Kỳ Cùng, đã đi vào lời ru:
Lạng Sơn là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km. Tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có hai cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (huyện Lộc Bình), Bình Nghi (huyện Tràng Định), Tân Thanh (huyện Văn Lãng), Cốc Nam (huyện Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, khi nhà Hán, nhà Đường của Trung Quốc đô hộ, Việt Nam được chia thành 9 quận thì Lạng Sơn thuộc quận Giao Chỉ (châu Giao). Đến thời nhà Lý (thế kỷ 11), Lạng Sơn được gọi là châu Lạng, do dòng họ Thân (Thân Thừa Quý - phò mã nhà Lý) cai trị và chính thức phụ thuộc vào Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi đánh đuổi được Nùng Trí Cao. Từ đó, cùng với Cao Bằng đến nhà Trần được gọi là châu Quảng Nguyên.
Dưới thời Nguyễn, Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Từ ngày 9/9/1891 đến ngày 20/6/1905, là Tiểu quân khu Lạng Sơn thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn. Sau đó tái lập tỉnh.
Ngày 7/6/1949, huyện Lộc Bình của tỉnh Hải Ninh nhập vào tỉnh Lạng Sơn.
Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc. Năm 1950 tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên.
Ngày 1/7/1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang nhập vào tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày và tồn tại đến 27/12/1975).
Ngày 16/12/1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng.
Từ 27/12/1975 đến 29/12/1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng.
Ngày 29/12/1978 tái lập, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn.
Đến nay, tỉnh Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Tràng Định , Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập.
Từ Hà Nội, theo đường Quốc lộ 1 A (con đường Thiên lý xưa), qua địa phận Bắc Ninh (km 139), Bắc Giang (km 119), men theo vách đá, theo sông Thương, rồi đi vào thung lũng Chi Lăng, nơi Lê Đại Hành phá quân Tống (năm 981), nơi quân Lê Lợi đánh tan giặc Minh chém đầu Liễu Thăng (năm 1427). Sau qua Quỉ Môn Quan và đến thị xã Lạng Sơn (trở thành thành phố vào năm 2002) nằm bên bờ trái sông Kỳ Cùng, đã đi vào lời ru:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em...
Dừng lại đây xem chợ Kỳ Lừa, một chợ lớn đủ các mặt hàng lâm sản (mộc nhĩ, nấm hương, các vị thuốc...), xem chùa Tam Thanh đặt trong một hang lớn, thạch nhũ dẹp. Trên đỉnh núi Tam Thanh, xưa kia có tảng đá nàng Tô Thị ngóng chồng tay bồng con. Đặc biệt, từ sau 1994, không ai lên Lạng Sơn mà không dừng lại để ngắm, mua sắm tại chợ Tân Thanh. Tại tỉnh địa đầu Tổ quốc này chúng ta có thể gặp đủ các sắc tộc người, như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm người Dao, Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ,...
Rời Xứ Lạng, theo đường 4 anh hùng với những trận đánh lớn ở Thái Khê, Đông Khê, Thất Khê trong chiến dịch Biên giới (1950) để tới tỉnh Cao Bằng, từng biết tới từ thời có truyện thơ “Thạch Sanh”. Còn nếu theo đường quốc lộ 4B chúng ta sẽ tới Quảng Ninh, tỉnh cực Đông Bắc Tổ Quốc. Trường hợp muốn sang nước bạn thì thẳng hướng Hữu nghị Quan sẽ tới Bằng Tường (凭祥市, Píngxiáng Shì), là một thị xã thuộc thành phố cấp địa khu Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân