Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

Những MỐC SON 60 NĂM CAND


Tìm hiểu vềề Hoàn cảnh ra đời của CAND Việt Nam chỉ dừng ởở việc nghiên cứu thời kỳ đó thì chưa thể thấy hết được, chưa cảm nhận sâu được về ý nghĩa của sự thành lập và quá trình trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng khó lý giải về chiến công của LLCA, nhất là ở thời kì đầu.
Mặt khác, theo tôi nghĩ: là một cán bộ Kĩ thuật hình sự công tác tại một tỉnh miền núi, biên giới mà không hiểu về những ngày đầu của chuyên ngành mình, của Công an địa phương mình thì còn thiếu và chưa thể phát huy được hết tiềm lực trong công việc. Do đó, tôi tiếp tục kiếm tìm tư liệu và xin được trình bày về 3 vấn đề tiếp như sau:

PL1- Những mốc son lịch sử của CAND Việt Nam.
PL2- Những mốc son lịch sử của Công an Lào Cai.
PL3- Những mốc son lịch sử của ngành Khoa học hình sự Việt Nam .



Phụ lục 1:
Những mốc son trong lịch sử thành lập
Công an nhân dân Việt Nam
-*-

Tháng 8/1945: Cùng với việc ra đời của chính quyền cách mạng, các tổ chức đầu tiên của Công an Việt Nam ra đời.
Ngày 21/02/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL sát nhập các tổ chức Công an đầu tiên thành Việt Nam Công an vụ.
Ngày 15/4/1946 Bộ Nội vụ ra Nghị định số 121/NĐ quy định về tổ chức của Việt nam Công an vụ.
Ngày 11/3/1948 Hồ Chủ tịch gửi thư cho lực lượng CAND. Trong thư Người dạy CBCS phải rèn luyện về Tư cách người Công an Cách mệnh.
Ngày 05/4/1948 Bộ Nội vụ ra Nghị định số 219-NV-NgĐ về tổ chức Nha Công an Việt Nam.
Ngày 12/5/1951 Ban Bí thư TW Đảng ra Chỉ thị số 05-CT/TW về nhiệm vụ và tổ chức Công an.
Ngày 16/02/1953 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 141/SL đổi Nha CA thành Thứ Bộ Công an trực thuộc Chính phủ do Đ/c Trần Quốc Hoàn làm Thứ trưởng.
Ngày 27-29/8/1953 Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết đổi Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Đ/c Trần Quốc Hoàn được giao làm Bộ trưởng.
Ngày 28/7/1956 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 982/TTg về việc thành lập Cục CSND thuộc Bộ Công an.
Ngày 20/8/1956 BCHTW Đảng ra Chỉ thị số 30-CT về việc thành lập lực lượng CSND và Cục CSND.
Ngày 03/3/1959 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100-TTg thành lập Công an nhân dân vũ trang.
Tháng 7/1960 thành lập Ban bảo vệ an ninh xứ uỷ Nam bộ. Sau đó lực lượng an ninh các cấp ở miền Nam được thành lập vào năm 1961.
Ngày 29/9/1961 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 132/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Công an.
Ngày 20/01/1962 BCTTW Đảng ra Nghị quyết số 40-NQ/TU xác định: "LLCA là một lực lượng chiến đấu cho nên cần đặt vào khu vực AN và QP"
Ngày 20/7/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 34 công bố Sắc lệnh về quyền hạn, tổ chức, bộ máy Cảnh sát nhân dân.
Ngày 01/8/1970 Hội đồng Chính phủ CMLTCH miền Nam Việt Nam ra Nghị định số 112/NĐ về nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy Nha An ninh thuộc BNV.
Ngày 22/02/1973 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32/CP về sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ Công an.
Ngày 21/02/1975 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 47-CP quy định: "CAND là một lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước"
Ngày 06/6/1976 Quốc hội Khoá V có quyết định thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở tổ chức, bộ máy của Bộ Công an.
Ngày 10/10/1979 BCHTW Đảng ra Quyết định số 45-QĐ/TW về việc chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng CANDVT từ BNV sang Bộ QP.
Ngày 02/6/1981 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 250/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ, thành lập 4 Tổng cục.
Ngày 14/11/1987 Chủ tịch Hội đồng nhà nước ra Lệnh số 01-LCT-HĐNN8 công bố Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân.
Ngày 31/5/1988 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 41/CT về việc chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng Bộ đội biên phòng từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ.
Ngày 31/01/1989 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 11-HĐBT sửa đổi, bổ xung tổ chức của BNV, thành lập Tổng cục Tình báo, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
Ngày 11/02/1989 Chủ tịch Hội đồng nhà nước ra Lệnh số 14-LCT/HĐNN8 công bố Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Ngày 08/8/1996 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 11-NQ/TW quyết định chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng BĐBP từ BNV sang BQP.
Ngày 07/5/1998 kì họp thứ 3 Quốc hội Khoá X ra Nghị quyết số 13-NQ/1998/QH10 đổi Bộ Nội vụ thành Bộ Công an.
Ngày 14/11/2003 Chính phủ ra Nghị định số 136/CP của về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Bộ Công an.


Phụ lục 2:
Những mốc son lịch sử
trong quá trình trưởng thành của Công an Lào Cai
-*-

Ngày 19/10/1946 Lào Cai được giải phóng khỏi ách Quốc dân đảng. Chính quyền cấp tỉnh về tay nhân dân.


  • Ngày 21/10/1946 Đặc phái viên Chính phủ tại Lào Cai ra Thông báo kêu gọi công chức chế độ cũ trở lại Công sở. Đ/c Nguyễn Tiến Ninh được giao phụ trách công tác Công an, dưới quyền có một chục nhân viên cũ


  • Tháng 12/1946 Nha Công an tăng cường cán bộ, cử đ/c Trần Thiên Tân làm Trưởng ty CA Lào Cai. Đến 1947 đ/c Trần Kỳ thay.


  • Tháng 10/1947 Nha Công an TW tăng cường cán bộ cho Lào Cai, thành lập Tổ Đảng đầu tiên tại Ty Công an.


  • Tháng 11/1947 do Pháp tái chiếm Lào Cai, Ty CA rút về Phố Lu rồi Xuân Quang thuộc huyện Bảo Thắng. Sau đó rút tiếp vè Phố Ràng thuộc huyện Bảo Yên và sau cùng là về Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái. Một bộ phận ở lại vùng tam chiếm để nắm dân và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ.


  • Tháng 3/1948 Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng họp tại Làng Chanh, Lục Yên, Yên Bái có bàn về công tác Công an tiếp theo.


  • Ngày 24/4/1948 đoàn cán bộ Ty CA do Trưởng ty Trần Kỳ dẫn đầu đã thâm nhập về Gia Phú ( Bảo Thắng) gây dựng và phát triển cơ sở.


  • Tháng 8/1948 tăng cường hoạt động điệp báo ở vùng địch hậ


  • Giữa năm 1949 sát nhập Tiểu đoàn Bảo vệ Tỉnh ủy vào Công an.
    v Tháng 10/1949 Hội nghị Công an tại Đồng Hầm (Bảo Thắng).
    v Trong màn I của Chiến dịch Biên giới (từ 16 –9 đến 14-10-1950) LLCA Lào Cai đã xây dựng cơ sở diệt tề, trừ gian...góp phần để ngày 01/11/1950 Lào Cai giải phóng (Đợt II Chiến dịch Biên giới mang tên Lê Hồng Phong),mở thông biên giới với các nước XHCN ,đưa cuộc Kháng chiến của nhân dân ta sang bước ngoặt mới mở ra một thời kì mới cho đồng bào dân tộc Lào Cai xây dựng quê hương. Ty CA chuyển về thị xã, xây dựng tỏ chức bộ máy hoàn thiện dần từng bước.
    v Sau khi Lào Cai được giải phóng, trong thời gian từ 11/1950 đến tháng 01/1955, LLCA cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã tiến hành 5 chiến dịch tiễu Phỉ lớn, bao gồm hàng trăm trận đánh lớn, nhỏ . Kết quả tiêu diệt 1200 tên phỉ, bắt và gọi hàng 2000 tên . Đồng thời bảo vệ hành lang chi viện cho chiến trường Tây Bắc và Điện Biên Phủ.
    v Năm 1955 Hội nghị toàn Ty được triệu tập. Đến giữa năm 1957 ta mở Hội nghị tổ chức cán bộ . Từ đây LLCA Lào Cai dần được củng cố, hoàn thiện về mô hình và tổ chức, biên chế. Đã thành lập Chi bộ Ty Công an
    v Tháng 9/1959. LLCA bảo vệ an toàn chuyến thăm của Hồ Chủ tịch tại Lào Cai.
    v Giai đoạn 1955-1960 LLCA tập trung làm tốt công tác đấu tranh chống bọn phản Cách mạng, bọn đặc vụ Tưởng, bọn gián điệp cài lại, giải quyết vấn đề gây phỉ, đón vua ở Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương góp phần xây dựng, cải tạo và phát triển kinh tế sau hòa bình. Đồng thời Lào Cai còn phải đối phó với bọn gián điệp có liên lạc với một số người trong Tổ cố định của ủy ban Quốc tế đặt tại Lào Cai theo quy định của Hiệp định Giơnevơ.
    v Giai đoạn 1960-1965 LLCA Lào Cai đẩy mạnh công tác đấu tranh chống bọn phản Cách mạng, bọn gián điệp biệt kích góp phần thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Số Chi bộ trong Ty từ 3 đến 5 rồi nâng lên 6 Chi bộ.
    v Giai đoạn 1965-1975 LLCA Lào Cai đã lập nhiều thành tích, giữ vững ANTT, đấu tranh làm thất bại âm mưu của bọn phản Cách mạng, bọn phạm tội khác, góp phần đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc hoaijchi viện sức người, sức của cho An ninh miền Nam. Sau khi Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 32/CP Ngày 22/02/1973 và Quyết định số 47-CP Ngày 21/02/1975, tổ chức bộ máy của Ty Công an Lào Cai được củng cố xây dựng theo hướng: "CAND là một lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước" .
    v Giai đoạn 1976-1980, Tỉnh Lào Cai, Yên Bái và một phần tỉnh Nghĩa Lộ hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn (theo phê chuẩn của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V họp Ngày 21 tháng 12 năm 1975 ). Bộ Nội vụ có Quyết định số 339/NV-QĐ ngày 28/01/1976 thành lập Ty CA Hoàng Liên Sơn. Trong quyết định này Ty CA có 20 phòng, ban. Bộ phận KTHS thuộc Phòng Trinh sát kĩ thuật. LLCA Hoàng Liên Sơn nhanh chóng ổn định tổ chức, phục vụ kịp thời các yêu cầu nhiệm vụ của việc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, góp phần cùng toàn quân, toàn dân chống lại cuộc chiến tranh xâm lược biên giới, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
    v Giai đoạn 1980-1985, LLCA góp phần củng cố tuyến biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động cài cắm, móc nối tình báo, gián điệp, chống kểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Đồng thời ra sức xây dựng LLCA trong sạch vững mạnh. Giai đoạn này, LLCA được tổ chức lại theo Nghị định 250/CP ngày 12/6/1981 của Hội đồng Chính phủ về Nhiệm vụ, quyền hạn, Tổ chức bộ máy của lực lượng CAND. Theo đó CA Hoàng Liên Sơn từ 25 phòng còn 18 phòng với 2 Ban Chỉ huy là: CS và AN. Lực lượng KTHS chuyển từ AN (PK 67 ,TSKT) sang lực lượng CS và nằm trong PC 16+21.
    v Giai đoạn 1986-1990, LLCA Hoàng Liên Sơn góp phần tích cực phục vụ các yêu cầu của thời kì đỏi mới.
    v Tiếp theo việc thực hiện Thông báo số 118 của Ban Bí thư về việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngày 01/10/1991, thực hiện Quyết định số 70 của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá 8 (họp từ 22/7 đến 12/8) tỉnh HLS được chia thành Lào Cai và Yên Bái. Lúc này Lào Cai có 8 huyện và 01 Thị xã với 180 xã, phường, thị trấn. Theo Quyết định số 150/QĐ-BNV ngày 16/9/1991 thì bộ máy của CA tỉnh Lào Cai có 20 phòng ban, PC 21 thuộc BCHCS (QĐ số 21 do Đại tá Hoàng Tuyển kí ngày 21/9/1991). Phòng có 6 người (QĐ số 36 kí ngày 10/9/1991). Bắt đầu từ ngày 05 đến 12/10/1991 các đơn vị rời Yên Bái lên tập kết ở 3 nơi : Khối CSND tập kết ở khu Cung ứng, Cam Đường; Khối Trực thuộc ở Tằng Loỏng, Khối ANND ở Phố Lu. Giữa bộn bề công việc và thiếu thốn, LLCA Lào Cai nhanh chóng ổn định tỏ chức, nơi làm việc và bắt tay vào hoạt động.
    v Tháng 8/1992, thực hiện Quyết định số 682/QDD-BNV ngày 12/6/1992 của Bọ trưởng BNV, Công an tỉnh Lào Cai đã giải thể hai Ban chỉ huy ANND, CSND; tách , nhập một số phòng; lập thêm CA Thị xã Cam Đường. Như vậy lúc này CA tỉnh có 20 phòng, ban và 10 CA huyện, thị xã.
    v Ngày 22-26/4/1993 bảo vệ an toàn chuyến thăm và làm việc tại Lào Cai của đ/c TBT Đỗ Mười. Trụ sở CA tỉnh hiện tại khi đó còn là bãi trống vừa san lấp xong mặt bằng được chọn làm nơi đỗ chiếc chuyên cơ của TBT.
    v Ngày 18/5/1993 bảo vệ an toàn Lễ cắt băng thông ầu Kiều, mở lại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai sau 16 năm băng giá.
    v Cuối 1993, đầu 1994 các phòng của CA tỉnh chuyển lên tập trung tại khu đất của Trụ sở 270 Hoàng Liên.
    v Ngày 19/8/1995 Kỉ niệm 50 năm CAND, Lào Cai có nhiều cá nhân và tập thể được tặng Huân chương Chién công, Bằng khen của Thủ tướng.
    v Ngày 26/02/1996 đ/c Hoàng Minh Ngọc được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc CA tỉnh Lào Cai thay đ/c Giàng Seo Dín .
    v Ngày 22/7/1998 Phòng BVCT và CA Thị xã Cam Đường được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
    v Ngày 22/9/2000, tiếp theo việc thực hiện Nghị định 36/2000/NĐ-CV, thực hiện Quyết định số 769/2000/QĐ-BCA Công an huyện Si Ma Cai được thành lập. Như thế CA Lào Cai có 11 CA huyện, thị xã.
    v Sau khi Tx Cam Đường nhập vào Tx Lào Cai để nâng cấp lên Thành phố, Than Uyên về với tỉnh Lai Châu mới thì CA tỉnh Lào Cai còn 25 phòng ban và 9 CA thành phố, huyện.


  • Phụ lục 3:
    Những mốc son lịch sử
    trong quá trình trưởng thành của lực lượng KTHS
    -*-


  • ¹ Tháng 8/1945 cùng với việc ra đời của chính quyền cách mạng, các tổ chức đầu tiên của Công an Việt Nam ra đời trong đó có các đơn vị tiền thân của lực lượng Kĩ thuật hình sự là các Ban Căn cước.
    ¹ Năm 1946 trên tờ Công an mới có đăng 2 bài viết đầu tiên về Khoa học hình sự của ông Nguyễn Địch Trung.
    ¹ Ngày 21/02/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL sát nhập các tổ chức Công an đầu tiên thành Việt Nam Công an vụ sau đó Bộ Nội vụ ra Nghị định số 121/NĐ ngày 15/4/1946 quy định về tổ chức của Việt nam Công an vụ thì các Ban căn cước thuộc Ty Chính trị.
    ¹ Ngày 15/01/1950 tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V, lần đầu tiên Đề án về ăn cước đã được đề cập cả về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.
    ¹ Ngày 02/9/1950 Liên bộ Tư pháp-Nội vụ ra Thông tư liên bộ số 1909 về theo dõi lý lịch căn cước bị can và người bị tình nghi, giao cho các Phòng căn cước lập căn cước người bị bắt.
    ¹ Khi Thứ Bộ Công an (16/02/1953) rồi Bộ Công an (28/8/1953) được thành lập thì Phòng Căn cước được gọi là Phòng 5 và nằm trong Vụ Trị an hành chính. Các địa phương là bộ phận trực thuộc Ban Trị an hành chính.
    ¹ Ngày 22/11/1954 Phòng căn cước từ Chiến khu chuyển về 87 Trần Hưng Đạo. Các địa phương đều thiết lập và tăng cường công tác này.
    ¹ Từ 21 đến 23/8/1958 Hội nghị Kĩ thuật hình sự toàn quốc lần thứ Nhất họp tại C500 (HVAN ngày nay). Lần đầu tiên các vấn đề về lí luận, thực tiễn công tác khám nghiệm, gíam định, trang bị, cán bộ được đề cập chi tiết, đầy đủ trong Nghị quyết Hội nghị. Đây là cái mốc quan trọng định hướng cho sự phát triển của chuyên ngành KHHS những năm về sau.
    ¹ Ngày 22/4/1960 Bộ thành lập Cục Kĩ thuật nghiệp vụ (C39) gồm 5 phòng, bộ phận KTHS gọi là Phòng 3. Các địa phương thuộc Phòng, Ban Kĩ thuật nghiệp vụ.
    ¹ Ngày 02/4/1963 Bộ trưởng ra Chỉ thị số 01/P3-C39 về tăng cường công tác Kĩ thuật hình sự.
    ¹ Những năm 1960-1969 liên tục nhiều đoàn cán bộ được cử sang Liên Xô và CHDC Đức học về KTHS đồng thời phía bạn cũng giúp ta nhiều vật tư, phương tiện chuyên dùng, cử chuyên gia sang Việt Nam giảng bài, huấn luyện nghiệp vụ.
    ¹ Ngày 18/5/1971 Hội nghị Kĩ thuật hình sự lần thứ Hai được triệu tập. Hội nghị đã tổng kết kinh nghiệm 10 năm và đề ra phương hướng cho công tác này trong thời gian tới. Sau Hội nghị Tổ bộ môn KTHS được thành lập tại trường SQAN.
    ¹ Ngày 11, 12/5/1972 Hội nghị chuyên đề giám định tài liệu lần thứ Nhất đã đề ra nhiều vấn đề và kiến nghị Bộ 3 vấn đề lớn.
    ¹ Ngày 19/5/1975 Bộ trưởng kí Quyết định số 77 và 78/NV/QĐ về việc tách phòng Kĩ thuật hình sự ra khỏi Cục kĩ thuật, thành lập Viện Khoa học hình sự (D44). Đ/c Lê Quân được bổ nhiệm là Viện trưởng. Trường SQCS cũng đã thành lập Bộ môn này. Các địa phương thành lập Đội KTHS (Dội 5). Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng KTHS.
    ¹ Ngày 10/7/1981 Thứ trưởng Trần Đông kí Quyết định thành lập Phòng Kĩ thuật hình sự, Phòng Điều tra xét hỏi-Kĩ thuật hình sự cho 21 tỉnh, thành phố. Từ đây LL KTHS được biên chế trong lực lượng Cảnh sát và công tác KTHS đã được thống nhất từ TW tới địa phương.
    ¹ Ngày 15/5/1990, Thứ trưởng Phạm Tâm Long kí Chỉ thị số 08/CT-BNV về củng cố và tăng cường công tác KTHS Công an cấp huyện.
    ¹ Ngày 23/11/1992, với Quyết định số 1967 của Tổng cục XDLL thì tất cả các tỉnh đã được thành lập Phòng KTHS (PC21) và từ đó lực lượng KTHS được tổ chức hoàn chỉnh từ TW tới địa phương.
    ¹ Ngày 04/01/1993 Phó Thủ tướng Phan Văn Khải kí Chỉ thị số 02/TTg về tăng cường công tác Khoa học hình sự. Đây là văn bản có hiẹu lực pháp lý cao nhất về công tác này từ trước đến nay.
    ¹ Tiếp theo, ngày 15/12/1993 Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ kí Chỉ thị số 23/CT-BNV về tăng cường công tác Kĩ thuật hình sự. Đây là những văn bản có tính pháp lý , là những định hướng XDLL Kĩ thuật hình sự trong thời kì CNH, HĐH đất nước. Từ đây năng lực giám định, khám nghiệm, phòng chống tội phạm của Viện KHHS, Phân viện KHHS, của các Phòng KTHS tại CA các tỉnh đã nâng lên rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu của thời kì đổi mới.Chính vì những đóng góp đó và để đáng giá trưởng thành của LLKTHS, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 2 đơn vị cấp phòng (PC 21 Hà Nội, P4C21), toàn ngành được thưởng Huân chương Quân công. Nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý và Bằng khen các loại.

  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân