Trong Truyện Kiều 傳翹 𡨸 喃 của đại thi hào Nguyễn Du có câu: 梭 鐄 𥿠 𣙙 𣘊 錢 絏 𢒎, “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Đấy là nói về tục rắc vàng tiền và hóa vàng mã. Nét văn hóa, cơ sở lịch sử, khoa học và tính hợp pháp của việc này còn lắm điều cần bàn.
1. Thực tế theo “tâm lý đám đông” 1
2. Nguồn gốc việc làm này: 1
3. Vàng mã thời kỹ thuật số: 3
4. Nên hiểu việc này thế nào: 4
5. “Tiền” và “Tài sản” dưới góc độ xã hội: 5
6. Pháp luật với việc rải tiền ra đường, ném tiền xuống mộ: 5
2. Nguồn gốc việc làm này: 1
3. Vàng mã thời kỹ thuật số: 3
4. Nên hiểu việc này thế nào: 4
5. “Tiền” và “Tài sản” dưới góc độ xã hội: 5
6. Pháp luật với việc rải tiền ra đường, ném tiền xuống mộ: 5
1. Thực tế theo “tâm lý đám đông” :
Ngoài đường, mỗi khi phát hiện thi xác ở những nơi công cộng bất luận do tai nạn, án mạng hay đơn thuần bị đột tử, ở nước Việt ta có một lệ bất thành văn rất nhân văn là” người ở gần, nhanh chân đã kiếm tấm chiếu đắp cho họ, sắm bát com, quả trứng, cắm nén nhang. Sau đó nhiều người dân qua lại (nhất là các bà các chị) đã lấy tiền đặt xuống cạnh người đã khuất.
Trong gia đình, khi có người thân qua đời bao giờ trong Lễ phạn hàm 飯含 gia chủ cũng đặt vào miệng người quá cố 3 đồng tiền mài cho sáng (nhà giàu thì dùng vàng hoặc ngọc trai) vào miệng mong tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, đặt vào túi áo mấy đồng tiền lẽ. Lúc khâm liệm nhiều nhà người những vật trị quan thông dụng còn đưa cả tiền thật vào quan tài, đôi khi khá lớn, nhất là với những nhà giầu. Khi đưa tang, người ta rải giấy vàng gấp đôi hoặc gấp hộp dọc đường, những lúc qua cầu, qua ngã ba gia chủ còn rải cả tiền thật. Cho tới lúc hạ huyệt nhiều hiếu chủ cũng chôn theo người chết một khoản tiền nhỏ. Cá biệt, một số gia đình giàu có đã bỏ vào quan tài hàng triệu đồng cùng vàng, bạc, tư trang quí, thả dọc đường hay xuống huyệt hàng chục, hàng trăm tờ mệnh giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng.
Theo thời gian và do giao lưu hình thức cho tiền vào quan tài, rắc vàng, rải tiền dọc đường cứ lan mãi và ngày có xu hướng tăng thêm. Nguyên nhân và tác dụng của việc này thế nào?
2. Nguồn gốc việc làm này:
Khi được hỏi nguyên do việc đem tiền đặt cạnh người chết do tai nạn giao thông, hay chết đuối. có người trả lời: "Chỉ làm theo mọi người, để người chết phù hộ cho mình"; người khác nói: "Khi người ta bị chết đường, chết chợ, linh hồn hay bị quỉ bắt nạt, phải cho họ ít tiền để "lót" tay mới có thể đi qua 9 tầng địa ngục đến nơi suối vàng". Đa số các gia đình hiếu chủ thì quan niệm: "Khi người ta mới chết, xuống âm phủ chưa làm ăn gì nên không có tiền chi tiêu. Cho tiền người chết hay chôn tiền theo người chết là để họ có chút vốn ban đầu, tạo dựng cuộc sống" (?!). Như vậy chỉ là yếu tố “tâm linh” và tâm lý làm theo chứ chẳng mấy ai hiểu rõ nguồn cơn.
Ngược dòng lịch sử, thời cổ đại, một khi có người chết mà thực hiện kiểu địa táng thì gia đình cứ để thế đem chôn, không quan tài, không đắp mộ. Tới năm 2679 tCn đời Hoàng đế (黃帝 ,2679 tCn), ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất và lệ đó giữ nguyên hất đời Ngũ Đế (五帝).
Nối nhà Ngu là nhà Hạ (夏, 2205–1767 tCn), người Hán bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v... để đem theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Rồi đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có người hầu hạ người chết, người ta mới lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo với người chết. Đến đời nhà Ân (殷代, 1766-1122 tCn), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết mà dùng toàn đồ thật chôn theo.
Đến đời nhà Chu (周朝, thế kỷ 11 tCn hoặc 1122 rCn đến 256 tCn) cùng với những tiến bộ khác, lễ tục đối với người chết cũng có thay đổi, giữa người chết với người chết đã được người sống phân ra sang, hèn trong lễ nghi. Theo đó, từ vua cho đến các quan lớn khi chết sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân; òn từ hạng sĩ phu tới bình dân khi chết chỉ được chôn theo độc một thứ đồ giả thôi. Không những thế, người ta còn bịa đặt ra lệ TUẪN TÁNG, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ “Sô-linh”, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ “Mộc ngẫu” như trước.
Đến đời nhà Hán (漢朝, 203 tCn–220), giới tri thức Nho học bỏ tục lệ TUẪN TÁNG, không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra ấp mộ. Còn các thức đồ ăn, mặc, hành dùng của người chết kia, khi còn sống dùng những thức gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh phần mộ nữa. Còn khi cúng dùng Bach ngọc bày lễ, sau dùng tiền thay bạch ngọc.
Vào năm 105 đời Hán Hòa Đế (漢和帝; 79 – 105), một vị quan tên là Thái Luân đã phát minh ra kỹ thuật làm giấy bằng vỏ cây dó và rẻ rách, lưới rách. Phát minh ra giấy được coi là một cuộc cách mạng trong trao đổi thông tin và học tập, giảm chi phí giáo dục đi rất nhiều.Khi đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v.. đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.
Vua Huyền Tôn ( 唐玄宗, 685 - 762) ông vua nổi tiến với Dương Quý Phi Dương nhà Ðường ra lệnh dùng tiền giấy thay cho tiền thật. Sách “Thông giám cương mục” có chép: Vì vua Huyền tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Vàng mã ra đời từ đó chứ Đức Thích-ca Mâu-ni 釋迦牟尼, sa. śākyamuni, pi. Sakkamuni, sinh năm 563 hay 624 tCn) không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Thời đó Vua các đạo tăng nói với dân rằng: Rằm tháng bảy là ngày vua Diêm vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng. Nhưng về sau lệ đó lại bị chư tăng công kích và dân chúng cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp.
Để cứu vãn, Vương Luân dòng dõi của Vương Dũ mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, cái xác giả chết lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người tất tưởi đem trăm nghìn thứ đồ mã đến có cả hình nhân thế mệnh nữa bầy đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài, liền mở nắp quan tài ra. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau rồi đến trước mặt Vương Luân phủ phục xuống đất và thuật lại chuyện cho mọi người nghe rằng: “Chư Vị âm Thần đã nhận được vàng mã và hình nhân thế mạng liền thả hồn về dương thế, nên nay tôi được sống lại, cũng nhờ ông Vương Luân đốt vàng mã và hình nhân thế mạng”. Mọi người ai cũng tin răm rắp là sự thật, nên đốt mã của Vương Luân từ đó được hưng thịnh trở lại.
Như vậy việc đốt vàng mã chỉ là thuật tiêu thụ hàng và giữ nghề của người làm hàng mã. Việt Nam ta, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa nên những hủ tục này cũng dần dần tiêm nhiễm và ăn sâu trong quần chúng nhân dân. Nhưng tục “tuẫn táng” và chia của cho người chết thì ở ta ít nặng nề và vắng bóng từ lâu ở vùng xuôi. Nhưng ở miền núi, vào năm 1964 khi gia đình lên khai hoang tại thôn An Phong, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tôi vẫn nghe nói có đãm ma ở đây vẫn duy trì tục chia của. Tệ hơn nữa, trước kia cũng như ngày nay một số người hành nghề mê tín dị đoan (ông đồng, bà cốt) đã kết hợp với những người cung cấp vàng mã, lợi dùng lòng tin của mọi người giả nói lời của thần thánh, vong linh, đòi phải đốt vàng mã, càng khiến chúng ta chìm sâu vào lệ tục này.
3. Vàng mã thời kỹ thuật số:
Thế giới đã bước lên mặt trăng, bay vào vũ trụ. Internet, Điện thoại di động phủ đến cả làng bản Việt Nam, nhưng tập tục này lại bị lạm dụng và quá lãng phí với nhiều gia đình, đồng thời còn làm ô nhiễm môi trường, bởi quá nhiều người đốt một khối lượng vàng, mã quá lớn trong cùng một thời điểm. Bây giờ nhiều người không chỉ đốt ở nhà mà còn đốt ở cả cơ quan. Lại thêm rộ lên các nhà “ngoại cảm” truyền lời kêu thiếu thốn của âm giới nên việc đốt vàng mã dù được vận động nhiều vẫn bùng phát. Đây còn là biểu hiện của mê tín dị đoan, kích thích sinh hoạt tín ngưỡng quá đà, ảnh hưởng xấu việc xây dựng nếp sống văn minh.
Mẫu mã của các loại vàng, mã cũng ngày càng phong phú, thị hiếu khách hàng. Ngoài quần áo, giày dép, tiền vàng, vật dụng thông thường, nhà lầu, các loại xe hơi, xe máy đời mới nhất, điện thoại di động, máy tính xách tay, xe đạp điện... còn có cả thẻ tín dụng, vé máy bay, hộ chiếu, bằng lái xe, người hầu cho người "cõi âm"; ngoài tiền địa phủ còn có cả Đô la, nhân dân tệ...; ngoài vàng bằng giấy còn cả những thoi vàng bằng nhựa y chang thật…. Giá cả của những mặt hàng này cũng đa dạng không kém, từ vài chục nghìn đồng cho một bộ quần áo đến vài triệu đồng cho chiếc ôtô BMW.
4. Nên hiểu việc này thế nào:
Những lệ tục cổ truyền chắt lọc qua thời gian có những nét đẹp và tác dụng của nó. Mọi quan điểm phủ sạch trơn, tiếp nhận nguyên xi hay lại thổi phồng quá lên đều không được chấp nhận. Quan niệm người chết cũng cần tiêu tiền như người sống, việc cho tiền, chôn tiền là để người chết "phù hộ" đang dần lạc hậu trong xã hội hiện đại. Trên thực tế, việc đặt tiền nơi có người chết do tai nạn nhiều khi lại vào túi kẻ xấu, đưa tiền, tư trang đắt giá vào quan tài người mất lại là cái kích thích kẻ gian đào mộ để tìm lấy.Theo tôi, trong khi số đông xã hội vẫn duy trì việc đốt vàng mã, để cho tâm linh người sống thỏa mãn. Có lẽ:
- Những người còn sống nên làm những việc lợi ích như giúp đỡ mọi người, bố thí cho kẻ khốn cùng, thực hiện các việc công đức, có ích cho cộng đồng rồi đem dâng báo cho người đã mất thì chắc chắn họ sẽ được hưởng, được tiêu trừ tội chướng, được tái sinh vào cõi lành, hoặc có thể siêu sinh Tịnh độ. Còn việc đốt giấy tiền vàng mã thì không thể giúp ích gì cho thân nhân.
- Thế giới người âm, Thánh Thần ... mỗi người đều có việc để họ làm, và tất nhiên họ vẫn tồn tại nếu như không có chúng ta tài trợ. Việc chúng ta gửi tiền, vàng, mã chỉ là Quà biếu thơm thảo tỏ lòng biết ơn, kính trọng và luôn nhớ đến họ mà thôi. Người âm, Thánh Thần cần cái chữ Tâm hơn.
- Việc đốt mã, khi chưa dứt hẳn phải dùng cho đúng. Nó chỉ được dùng khi Khai khẩu, nhập khẩu người âm, tạ động mồ, mả, Thần linh. Nếu ta dùng không đúng thì sẽ không có hiệu quả, người âm hoặc Thần linh không nhận được. Tất nhiên chỉ cần có đủ chứ không cần phải to, nhiều, hoành tráng gây lãng phí không cần thiết, mà hiệu quả đạt được đều như nhau. Ví dụ khi ta phải trả nợ Tào quan ( Thiên Đình) thì không thể dùng tiền địa phủ, USD giấy được, mà phải Hóa tiền.
- Do vậy, mỗi dịp cúng lễ, không đốt vàng mã giả, có chăng nên tượng trưng chút ít. Thay vào đó ta bầy cúng tiền thật, áo quần thật mới may, mới mua. Sau cúng xong thì lấy dùng bình thường. Người âm sẽ giao động theo bóng tiền, áo quần, đồ vật đó mà độ trì cho người sử dụng được tốt lành. Tiền, hàng mã là giả, xuống âm phải qua một chuỗi “phản ứng hóa học” (đổ rượu vào tro) mới thành đồ và tiền âm rồi lại đổi, hạ giá nhiều lần so với tiền thật đã mua.
5. “Tiền” và “Tài sản” dưới góc độ xã hội:
Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế.Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được. Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ.
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong đó, tài sản lưu động là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có thể chuyển ngay thành tiền mặt, như thương phiếu, v.v.
Nếu một người có tiền thì có thể dùng tiền để làm những việc sau đây: Tiêu tiền (tiêu thụ, phương tiện thanh toán); Gửi tiền để lấy tiền lãi (đầu tư); Đổi lấy một loại tiền tệ khác (trao đổi); Trữ tiền (bảo toàn giá trị) .
Đối với bất kỳ quốc gia nào thì tiền tệ đều được lưu hành dưới pháp định của chính phủ và được coi là “danh thiếp quốc gia”, trực tiếp đại diện cho trình độ văn minh đồng thời phản ánh sắc diện, tri thức, trình độ văn hóa cũng như tinh thần yêu nước của công dân quốc gia đó. Bởi vậy hành vi cố ý hủy hoại tiền tệ, dù là của bản thân mình sẽ bị xử phạt.
6. Pháp luật với việc rải tiền ra đường, ném tiền xuống mộ:
Bộ luật Hình sự năm 1983 có qui định hành vi "hủy hoại tiền tệ". Hành vi này được qui định tại Điều 98 (chương Xâm phạm an ninh quốc gia) về Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ quy định:
1- Người nào làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả, séc giả, phiếu công trái giả hoặc phá huỷ tiền tệ thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không thấy đề cập đến hành vi này. Trong Bộ luật này có Điều 143 về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
Ngoài đường, mỗi khi phát hiện thi xác ở những nơi công cộng bất luận do tai nạn, án mạng hay đơn thuần bị đột tử, ở nước Việt ta có một lệ bất thành văn rất nhân văn là” người ở gần, nhanh chân đã kiếm tấm chiếu đắp cho họ, sắm bát com, quả trứng, cắm nén nhang. Sau đó nhiều người dân qua lại (nhất là các bà các chị) đã lấy tiền đặt xuống cạnh người đã khuất.
Trong gia đình, khi có người thân qua đời bao giờ trong Lễ phạn hàm 飯含 gia chủ cũng đặt vào miệng người quá cố 3 đồng tiền mài cho sáng (nhà giàu thì dùng vàng hoặc ngọc trai) vào miệng mong tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, đặt vào túi áo mấy đồng tiền lẽ. Lúc khâm liệm nhiều nhà người những vật trị quan thông dụng còn đưa cả tiền thật vào quan tài, đôi khi khá lớn, nhất là với những nhà giầu. Khi đưa tang, người ta rải giấy vàng gấp đôi hoặc gấp hộp dọc đường, những lúc qua cầu, qua ngã ba gia chủ còn rải cả tiền thật. Cho tới lúc hạ huyệt nhiều hiếu chủ cũng chôn theo người chết một khoản tiền nhỏ. Cá biệt, một số gia đình giàu có đã bỏ vào quan tài hàng triệu đồng cùng vàng, bạc, tư trang quí, thả dọc đường hay xuống huyệt hàng chục, hàng trăm tờ mệnh giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng.
Theo thời gian và do giao lưu hình thức cho tiền vào quan tài, rắc vàng, rải tiền dọc đường cứ lan mãi và ngày có xu hướng tăng thêm. Nguyên nhân và tác dụng của việc này thế nào?
2. Nguồn gốc việc làm này:
Khi được hỏi nguyên do việc đem tiền đặt cạnh người chết do tai nạn giao thông, hay chết đuối. có người trả lời: "Chỉ làm theo mọi người, để người chết phù hộ cho mình"; người khác nói: "Khi người ta bị chết đường, chết chợ, linh hồn hay bị quỉ bắt nạt, phải cho họ ít tiền để "lót" tay mới có thể đi qua 9 tầng địa ngục đến nơi suối vàng". Đa số các gia đình hiếu chủ thì quan niệm: "Khi người ta mới chết, xuống âm phủ chưa làm ăn gì nên không có tiền chi tiêu. Cho tiền người chết hay chôn tiền theo người chết là để họ có chút vốn ban đầu, tạo dựng cuộc sống" (?!). Như vậy chỉ là yếu tố “tâm linh” và tâm lý làm theo chứ chẳng mấy ai hiểu rõ nguồn cơn.
Ngược dòng lịch sử, thời cổ đại, một khi có người chết mà thực hiện kiểu địa táng thì gia đình cứ để thế đem chôn, không quan tài, không đắp mộ. Tới năm 2679 tCn đời Hoàng đế (黃帝 ,2679 tCn), ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất và lệ đó giữ nguyên hất đời Ngũ Đế (五帝).
Nối nhà Ngu là nhà Hạ (夏, 2205–1767 tCn), người Hán bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v... để đem theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Rồi đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có người hầu hạ người chết, người ta mới lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo với người chết. Đến đời nhà Ân (殷代, 1766-1122 tCn), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết mà dùng toàn đồ thật chôn theo.
Đến đời nhà Chu (周朝, thế kỷ 11 tCn hoặc 1122 rCn đến 256 tCn) cùng với những tiến bộ khác, lễ tục đối với người chết cũng có thay đổi, giữa người chết với người chết đã được người sống phân ra sang, hèn trong lễ nghi. Theo đó, từ vua cho đến các quan lớn khi chết sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân; òn từ hạng sĩ phu tới bình dân khi chết chỉ được chôn theo độc một thứ đồ giả thôi. Không những thế, người ta còn bịa đặt ra lệ TUẪN TÁNG, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ “Sô-linh”, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ “Mộc ngẫu” như trước.
Đến đời nhà Hán (漢朝, 203 tCn–220), giới tri thức Nho học bỏ tục lệ TUẪN TÁNG, không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra ấp mộ. Còn các thức đồ ăn, mặc, hành dùng của người chết kia, khi còn sống dùng những thức gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh phần mộ nữa. Còn khi cúng dùng Bach ngọc bày lễ, sau dùng tiền thay bạch ngọc.
Vào năm 105 đời Hán Hòa Đế (漢和帝; 79 – 105), một vị quan tên là Thái Luân đã phát minh ra kỹ thuật làm giấy bằng vỏ cây dó và rẻ rách, lưới rách. Phát minh ra giấy được coi là một cuộc cách mạng trong trao đổi thông tin và học tập, giảm chi phí giáo dục đi rất nhiều.Khi đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v.. đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.
Vua Huyền Tôn ( 唐玄宗, 685 - 762) ông vua nổi tiến với Dương Quý Phi Dương nhà Ðường ra lệnh dùng tiền giấy thay cho tiền thật. Sách “Thông giám cương mục” có chép: Vì vua Huyền tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Vàng mã ra đời từ đó chứ Đức Thích-ca Mâu-ni 釋迦牟尼, sa. śākyamuni, pi. Sakkamuni, sinh năm 563 hay 624 tCn) không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Thời đó Vua các đạo tăng nói với dân rằng: Rằm tháng bảy là ngày vua Diêm vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng. Nhưng về sau lệ đó lại bị chư tăng công kích và dân chúng cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp.
Để cứu vãn, Vương Luân dòng dõi của Vương Dũ mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, cái xác giả chết lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người tất tưởi đem trăm nghìn thứ đồ mã đến có cả hình nhân thế mệnh nữa bầy đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài, liền mở nắp quan tài ra. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau rồi đến trước mặt Vương Luân phủ phục xuống đất và thuật lại chuyện cho mọi người nghe rằng: “Chư Vị âm Thần đã nhận được vàng mã và hình nhân thế mạng liền thả hồn về dương thế, nên nay tôi được sống lại, cũng nhờ ông Vương Luân đốt vàng mã và hình nhân thế mạng”. Mọi người ai cũng tin răm rắp là sự thật, nên đốt mã của Vương Luân từ đó được hưng thịnh trở lại.
Như vậy việc đốt vàng mã chỉ là thuật tiêu thụ hàng và giữ nghề của người làm hàng mã. Việt Nam ta, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa nên những hủ tục này cũng dần dần tiêm nhiễm và ăn sâu trong quần chúng nhân dân. Nhưng tục “tuẫn táng” và chia của cho người chết thì ở ta ít nặng nề và vắng bóng từ lâu ở vùng xuôi. Nhưng ở miền núi, vào năm 1964 khi gia đình lên khai hoang tại thôn An Phong, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tôi vẫn nghe nói có đãm ma ở đây vẫn duy trì tục chia của. Tệ hơn nữa, trước kia cũng như ngày nay một số người hành nghề mê tín dị đoan (ông đồng, bà cốt) đã kết hợp với những người cung cấp vàng mã, lợi dùng lòng tin của mọi người giả nói lời của thần thánh, vong linh, đòi phải đốt vàng mã, càng khiến chúng ta chìm sâu vào lệ tục này.
3. Vàng mã thời kỹ thuật số:
Thế giới đã bước lên mặt trăng, bay vào vũ trụ. Internet, Điện thoại di động phủ đến cả làng bản Việt Nam, nhưng tập tục này lại bị lạm dụng và quá lãng phí với nhiều gia đình, đồng thời còn làm ô nhiễm môi trường, bởi quá nhiều người đốt một khối lượng vàng, mã quá lớn trong cùng một thời điểm. Bây giờ nhiều người không chỉ đốt ở nhà mà còn đốt ở cả cơ quan. Lại thêm rộ lên các nhà “ngoại cảm” truyền lời kêu thiếu thốn của âm giới nên việc đốt vàng mã dù được vận động nhiều vẫn bùng phát. Đây còn là biểu hiện của mê tín dị đoan, kích thích sinh hoạt tín ngưỡng quá đà, ảnh hưởng xấu việc xây dựng nếp sống văn minh.
Mẫu mã của các loại vàng, mã cũng ngày càng phong phú, thị hiếu khách hàng. Ngoài quần áo, giày dép, tiền vàng, vật dụng thông thường, nhà lầu, các loại xe hơi, xe máy đời mới nhất, điện thoại di động, máy tính xách tay, xe đạp điện... còn có cả thẻ tín dụng, vé máy bay, hộ chiếu, bằng lái xe, người hầu cho người "cõi âm"; ngoài tiền địa phủ còn có cả Đô la, nhân dân tệ...; ngoài vàng bằng giấy còn cả những thoi vàng bằng nhựa y chang thật…. Giá cả của những mặt hàng này cũng đa dạng không kém, từ vài chục nghìn đồng cho một bộ quần áo đến vài triệu đồng cho chiếc ôtô BMW.
4. Nên hiểu việc này thế nào:
Những lệ tục cổ truyền chắt lọc qua thời gian có những nét đẹp và tác dụng của nó. Mọi quan điểm phủ sạch trơn, tiếp nhận nguyên xi hay lại thổi phồng quá lên đều không được chấp nhận. Quan niệm người chết cũng cần tiêu tiền như người sống, việc cho tiền, chôn tiền là để người chết "phù hộ" đang dần lạc hậu trong xã hội hiện đại. Trên thực tế, việc đặt tiền nơi có người chết do tai nạn nhiều khi lại vào túi kẻ xấu, đưa tiền, tư trang đắt giá vào quan tài người mất lại là cái kích thích kẻ gian đào mộ để tìm lấy.Theo tôi, trong khi số đông xã hội vẫn duy trì việc đốt vàng mã, để cho tâm linh người sống thỏa mãn. Có lẽ:
- Những người còn sống nên làm những việc lợi ích như giúp đỡ mọi người, bố thí cho kẻ khốn cùng, thực hiện các việc công đức, có ích cho cộng đồng rồi đem dâng báo cho người đã mất thì chắc chắn họ sẽ được hưởng, được tiêu trừ tội chướng, được tái sinh vào cõi lành, hoặc có thể siêu sinh Tịnh độ. Còn việc đốt giấy tiền vàng mã thì không thể giúp ích gì cho thân nhân.
- Thế giới người âm, Thánh Thần ... mỗi người đều có việc để họ làm, và tất nhiên họ vẫn tồn tại nếu như không có chúng ta tài trợ. Việc chúng ta gửi tiền, vàng, mã chỉ là Quà biếu thơm thảo tỏ lòng biết ơn, kính trọng và luôn nhớ đến họ mà thôi. Người âm, Thánh Thần cần cái chữ Tâm hơn.
- Việc đốt mã, khi chưa dứt hẳn phải dùng cho đúng. Nó chỉ được dùng khi Khai khẩu, nhập khẩu người âm, tạ động mồ, mả, Thần linh. Nếu ta dùng không đúng thì sẽ không có hiệu quả, người âm hoặc Thần linh không nhận được. Tất nhiên chỉ cần có đủ chứ không cần phải to, nhiều, hoành tráng gây lãng phí không cần thiết, mà hiệu quả đạt được đều như nhau. Ví dụ khi ta phải trả nợ Tào quan ( Thiên Đình) thì không thể dùng tiền địa phủ, USD giấy được, mà phải Hóa tiền.
- Do vậy, mỗi dịp cúng lễ, không đốt vàng mã giả, có chăng nên tượng trưng chút ít. Thay vào đó ta bầy cúng tiền thật, áo quần thật mới may, mới mua. Sau cúng xong thì lấy dùng bình thường. Người âm sẽ giao động theo bóng tiền, áo quần, đồ vật đó mà độ trì cho người sử dụng được tốt lành. Tiền, hàng mã là giả, xuống âm phải qua một chuỗi “phản ứng hóa học” (đổ rượu vào tro) mới thành đồ và tiền âm rồi lại đổi, hạ giá nhiều lần so với tiền thật đã mua.
5. “Tiền” và “Tài sản” dưới góc độ xã hội:
Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế.Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được. Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ.
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong đó, tài sản lưu động là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có thể chuyển ngay thành tiền mặt, như thương phiếu, v.v.
Nếu một người có tiền thì có thể dùng tiền để làm những việc sau đây: Tiêu tiền (tiêu thụ, phương tiện thanh toán); Gửi tiền để lấy tiền lãi (đầu tư); Đổi lấy một loại tiền tệ khác (trao đổi); Trữ tiền (bảo toàn giá trị) .
Đối với bất kỳ quốc gia nào thì tiền tệ đều được lưu hành dưới pháp định của chính phủ và được coi là “danh thiếp quốc gia”, trực tiếp đại diện cho trình độ văn minh đồng thời phản ánh sắc diện, tri thức, trình độ văn hóa cũng như tinh thần yêu nước của công dân quốc gia đó. Bởi vậy hành vi cố ý hủy hoại tiền tệ, dù là của bản thân mình sẽ bị xử phạt.
6. Pháp luật với việc rải tiền ra đường, ném tiền xuống mộ:
Bộ luật Hình sự năm 1983 có qui định hành vi "hủy hoại tiền tệ". Hành vi này được qui định tại Điều 98 (chương Xâm phạm an ninh quốc gia) về Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ quy định:
1- Người nào làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả, séc giả, phiếu công trái giả hoặc phá huỷ tiền tệ thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không thấy đề cập đến hành vi này. Trong Bộ luật này có Điều 143 về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nếu coi tiền là tài sản (lưu động) như Chương X Điều 163, Bộ luật Dân sự 2005 đã qui định: "Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản" thì có thể áp đụng để xử lý nhưng tiền (với nghĩa là tài sản) phải là “của người khác”.
Như vậy, với quy định của Bộ luật Hình sự 1999, việc hủy hoại tiền của chính mình chưa được qui định. Áp theo qui định này thì hầu hết các trường hợp thả tiền xuống giếng, ném tiền xuống đường, xuống huyệt đều không thể xử lý hình sự và nhất là việc xử lý hành vi bỏ tiền vào quan tài còn khó hơn vì số lượng tiền chỉ có gia đình người quá cố được biết.
Về việc bảo vệ tiền Việt Nam, ngày 30/6/2003 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg trong đó quy định:
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm:
…2. Huỷ hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào….
Do vậy, nếu liên ngành có những văn bản chi tiết hơn thì việc hủy hoại tiền (rải đường, vứt xuống mộ…), tùy vào mức độ có thể xử lý hành chính hoặc hình sự!
Nếu coi tiền là tài sản (lưu động) như Chương X Điều 163, Bộ luật Dân sự 2005 đã qui định: "Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản" thì có thể áp đụng để xử lý nhưng tiền (với nghĩa là tài sản) phải là “của người khác”.
Như vậy, với quy định của Bộ luật Hình sự 1999, việc hủy hoại tiền của chính mình chưa được qui định. Áp theo qui định này thì hầu hết các trường hợp thả tiền xuống giếng, ném tiền xuống đường, xuống huyệt đều không thể xử lý hình sự và nhất là việc xử lý hành vi bỏ tiền vào quan tài còn khó hơn vì số lượng tiền chỉ có gia đình người quá cố được biết.
Về việc bảo vệ tiền Việt Nam, ngày 30/6/2003 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg trong đó quy định:
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm:
…2. Huỷ hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào….
Do vậy, nếu liên ngành có những văn bản chi tiết hơn thì việc hủy hoại tiền (rải đường, vứt xuống mộ…), tùy vào mức độ có thể xử lý hành chính hoặc hình sự!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân