Ở Việt Nam, nó được trồng chủ yếu để hút theo tập quán của người Việt vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) và các dân tộc thiểu số từ miền núi phía bắc đến miền tây Thanh Hoá - Nghệ An. Ngoài ra, thuốc lào còn dùng làm phụ gia khi ăn trầu (cô Thị tôi ăn trầu thuốc nổi tiếng). Sau này được trồng rộng rãi ở khắp nơi nhưng chỉ vài vùng được xem là cho sản phẩm thuốc lào nổi tiếng, như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo(thuộc thành phố Hải Phòng). Trong những năm 1966, người dân An Phong, Phong Niên, Bảo Thanwgs, Lào Cai đã về quê mang giống lên trồng những chắc không hợp chất đất nên chất lượng kém, sau bỏ.
Tập quán hút thuốc lào ở Việt Nam
Theo Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là 相思草 tương tư thảo . Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách, hút thuốc lào còn được gọi là ăn thuốc lào. Thuốc lào sau khi gieo trồng và thu hoạch chủ yếu được chế biến thủ công, lá được rửa, lau sạch rồi thái, xắt nhỏ ra, phơi khô rồi hồ, đóng thành bánh.
Hút thuốc lào sử dụng công cụ gọi là điếu, có ba loại chính:
- Điếu ống, còn gọi là điếu dóng: thân điếu tương tự điếu cày nhưng ngắn và to hơn, làm bằng gỗ quý, xương ống của động vật hoặc bằng ngà.... Nó có thể đặt đứng vững được khi sử dụng chứ không cần cầm như điếu cày và có quai xách. Điếu ống được chế tác rất mỹ thuật, chạm trổ tinh xảo, nõ điếu bịt bạc, thân cũng bịt bạc hoặc khảm xà cừ nhưng xe điếu là một cần trúc rất dài, có khi tới 2m, đầu cũng bịt bạc. Loại điếu này chỉ những nhà giàu có mới dùng, khi hút người hầu châm lửa và đưa cần cho người hút, đi đâu, người hầu mang điếu đi theo. Loại điếu này hiện nay hầu như không còn được sử dụng để hút thuốc lào nữa.
Trong quá trình sử dụng, nõ điếu bị tàn thuốc trộn với nước bám vào nên phải dùng thông điếu để thông. Cả ba loại điếu trên thường kèm theo một que bằng kim loại gọi là cái thông điếu, nhiều khi chỉ cần dùng một chiếc lông gà cũng được.
Điếu bát và điếu ống có nhiều biến thể về hình khối rất đa dạng, kết hợp với chế tác cầu kỳ, bằng vật liệu có giá trị cao nên có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật và trở thành món đồ sưu tập của những người yêu thích.
- Ngoài ra khi không có sẵn điếu, người ta có thể dùng lá chuối, giấy cuộn lại, miệng ngậm một ngụm nước là có thể hút được thuốc lào.
Cách hút
Sợi thuốc lào được vê tròn lại thành viên kích cỡ như đầu ngón tay út và tra vào nõ điếu. Sau đó dùng lửa để đốt cho thuốc cháy tạo thành khói đồng thời dùng miệng để hút. Châm lửa, tốt nhất là dùng đóm, là những mảnh tre, nứa, gỗ làm diêm...mỏng để lửa cháy trong một khoảng thời gian vừa đủ, lại không có mùi lẫn vào như khi dùng diêm, bật lửa ga... Lúc bắt đầu hút, người hút hít vào từng hơi ngắn để có thêm ô xy cho thuốc cháy đều và khói tích tụ trong thân điếu rồi mới hít một hơi thật sâu kèm theo một lượng khói lớn. Trước đó, người hút thường thổi một hơi ngắn và mạnh để xái thuốc lào văng ra khỏi nõ điếu. Động tác này đòi hỏi phải khéo léo để xái thuốc bắn ra đúng vị trí mình muốn (đối với điếu bát là cái chậu đựng bát điếu, đối với điếu cày thì hay dùng một chiếc bồ nhỏ đựng xái) và phải có kinh nghiệm mới thực hiện thuần thục được. Khói thuốc lào đã được làm giảm nhiệt và lọc bớt một số chất nhờ đi qua nước chứa trong thân điếu. Trong khi hút, hơi và khói thuốc khiến cho nước chứa trong điếu và khí phát ra tiếng kêu, người hút thích tiếng kêu phải giòn giã để tăng phần thú vị. Âm thanh này phụ thuộc cấu tạo của điếu và lượng nước đổ vào đó. Thành phần của lá thuốc lào cũng tương tự thuốc lá và người hút hít vào lượng khói khá nhiều trong một lần hút nên cảm giác say thuốc mạnh hơn thuốc lá và có thể gây nghiện. Cảm giác say thuốc lào mạnh đến mức người mới hút hoặc người nghiện nhưng hút vào buổi sáng thường bị mất thăng bằng, nếu tư thế ngồi hút không vững rất dễ bị ngã.
Hút thuốc lào ở các dân tộc thiểu số:
- Người Thái: hút thuốc lào bằng điếu ống, riêng người Thái trắng còn có thói quen mời những người xung quanh trước khi hút giống như khi ăn cơm.
- Người Mường: hút thuốc lào bằng điếu cày nhưng to hơn; phụ nữ khi hút còn có tập quán chuyền tay nhau cùng hút chung một điếu.
- Người Tày, người Mông cũng hút thuốc lào bằng loại điếu cày nhưng thường to hơn bình thường và nõ điếu (được tạo từ 2 ống tre hoặc nứa cỡ φ1cm lồng khít nhau) không khoét lỗ tạo tiếng rít giòn khi hút, gọi là điếu Ục.
Tập quán tương tự hút thuốc lào trên thế giới
Cùng một nguyên tắc hút qua một bộ phận chứa nước để lọc và làm mát khói, trên thế giới cũng có nhiều kiểu sử dụng các công cụ tương tự để hút các loại lá hay sản phẩm đã được chế biến khác nhau:
· Có nguồn gốc từ Ấn độ với tên gọi Hookah và khi lan truyền sang các nước Ả Rập được gọi là shisha là một loại điếu hiện vẫn đang khá phổ biến ở những nước đó cũng như được cộng đồng dân cư hải ngoại sử dụng ở các nước khác trên thế giới. Ngoài hai tên gọi trên, nó còn có một số tên khác như ghalyun ở Iran, narghile ở Lebanon, Syria, Iraq, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Albania, Hy Lạp, Palestine, Bulgaria, Romania.
· Người Thái Lan có một loại dụng cụ rất giống điếu cày gọi là bong.
Tác hạiChưa có một điều tra nào về tỷ lệ người nghiện thuốc lào ở nông thôn nhưng có thể ước lượng khoảng 50% nam nông dân ở độ tuổi tuổi từ 30 trở lên hút thuốc lào. Một số ít phụ nữ cũng hút thuốc lào. Thuốc lào còn khá phố biến ở các đô thị, hầu như tất cả các quán nước vỉa hè, trong các trường học bậc trên phổ thông, các trường dạy nghề...đều có điếu cày. Tác hại của thuốc lào tương tự thuốc lá, ngoài việc tạo mùi ô nhiễm, mất vệ sinh (mùi của nước điếu hôi và rất bền, nếu dây vào quần áo phải giặt nhiều lần mới hết), nó còn gây nghiện, tạo cảm giác chán ăn và khói thuốc lào là tác nhân gây gây ra các bệnh đường hô hấp, kể cả ung thư cho cả người hút chủ động và thụ động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân