Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009

Từ mái lá Suối Hai đến HỌC VIỆN CẢNH SÁT


Từ trường Phổ thông tôi vào học tại Trường Cảnh sát ở Suối Hai được 1 năm rồi về Hà Đông học Đại học trong trường quân đội. Tưởng sẽ không còn gắn bó với trường Cảnh sát nữa ai dè tôi còn trở lại đây học 2 lần (1 khi trường lên Đại học và 1 nữa khi trường thành Học viện) và 30 năm sau, con trai tôi lại vào đây theo học. Sắp tới 20/7 chợt nhớ lại những ngày theo học tại cái nôi đào tạo Cảnh sát của Việt Nam này.

1-Ngày rời bản xuống trường:

Thi TN cấp III tại Phố Lu[1] tôi được 30 (Toán, Lí, Địa 8, Văn 6) thế mà cao nhất tỉnh ! 6 bạn trượt. Nhưng buổi chia tay cũng được diễn ra vui vẻ, tôi nhận Bằng tốt nghiệp trường phổ thông số 461 do thầy Trần Long, Q/Trưởng Ty Giáo dục Lào-Cai ký ngày 20/8/1973.

Ngày ấy không có việc đăng kí nguyện vọng thi vào ĐH mà do Huyện xếp. Vì nhu cầu cán bộ, tôi và Lê Động được xếp thi ĐH Lâm nghiệp, Lê Căn thi Y, còn lại là Sư phạm. Nhưng từ cuối HK 2 Ty CA Lào Cai đã về lấy tôi (và Hậu, con ông Hành-GĐ nông trường Phú xuân) đi CA. Hồi đó CA chưa thi riêng và cũng chưa có kiểu phải “luyện thi ĐH” như sau này ! Gọi là ôn thi TN nhưng Hùng ham chơi, tôi thì thấy kiến thức đã vững, cũng ít học. Người giúp chúng tôi nhiều dịp này là Thu Hoà[2] . Đây là thời kỳ gia đình tôi chuyển sang khu đất bên kia suối . Nhà khá to, hôm dựng bị gẫy rui cái. Nhà này đã cháy trong cuộc chiến 279.

15/9/1973, theo giấy gọi của Ty Công an Lào Cai tôi lên tập trung tại Ty (Phố Quy Hoá sau này). Ngoài tôi, Hậu ở Bảo Thắng ra còn có Hồng (Sa Pa), Thanh, Khanh, Pìn, Hanh (Bát Xát), Tạng, Khuề (Tx Lào Cai). Hai ngày sau chúng tôi xuôi Hà Nội[3].

Sáng 19 tới Ga Hàng Cỏ (hồi đó chưa có ga Trần Quí Cáp) lếch thếch ra bến xe Kim Mã chen nhau mua vé đi Sơn Tây. Tới ST không chen mua được vé, bọn tôi hành quân bộ cả đêm lên Suối Hai rồi đi tiếp vào Bất Bạt (T18). Ngày ấy Sơn Tây nổi tiếng vì “gái Hà Nội, Bộ đội Sơn Tây” nên việc mua vé xe rất khó.

Ngày ấy Trường mang tên Trường Cảnh sát nhân dân, mới được thành lập từ một Khoa của Trường CANDTW ngày 15/5/1968 đóng quân ở làng Phong Vân. Lúc đầu nhà trường chỉ có 5 Khoa, 3 Phòng với 153 cán bộ, trong đó có 43 giáo viên với trình độ trung học, số ít người có trình độ đại học hoặc tương đương.1.789 học viên từ mọi miền, với nhiều mức trình độ văn hoá về theo học. Đóng quân trên địa bàn rừng núi xa xôi, cơ sở vật chất rất nghèo nàn với những dẫy nhà tranh, tre, nứa, lá ít ỏi của Trường Sơ cấp CA.

Sau đó trường được tiếp quản cơ sở vật chất của Trại giam Suối Hai, bắt tay vào xây dựng nền móng ổn định. Nhưng do mức độ ác liệt của chiến tranh, trường liên tục phải sơ tán ra nhiều nơi ở Tri Phú, Ba Trại... Biết bao khó khăn chồng chất.

Tôi vào là K17D do Trung úy Đỗ Anh Phẩm làm Chủ nhiệm (sau này thầy là Trưởng Bộ môn KTHS). Tuy trụ sở của trường ở Suối Hai. Nhưng cơ sở thì rải khắp. Chúng tôi ở Bất Bạt (T18). Học thì không vất lắm, nhưng ăn, ở thì rất cực, thiếu thốn đủ thứ, ai không Ghẻ cũng Hắc lào, sinh hoạt thì lộn xộn, nhốn nháo. Chơi không có chỗ, dân thì nghèo. Bên kia sông là Thanh Thuỷ, cũng nghèo chả kém. Lần đầu tôi được ngủ giường tầng và biết đến cây Sở, đến việc gọi "xôi đao" nghĩa là "sắn nạo nhỏ rồi đồ lên".

Sau Tết lớp tôi chuyển về cơ sở chính (T17 ở bờ Hồ Suối Hai) việc ăn uống, vệ sinh, tắm rửa có khá hơn. Thỉnh thoảng đi chơi chợ Ba Trại, Chợ Nhông, huyện lị Quảng Oai. Gần hồ SH nên mùa rét khá lộng gió. Nhiều người ghẻ, hắc lào. Sức trẻ mà ăn uống quá kham nên có bạn[4] trong phiên gác đã lấy trộm ngô bung bị kỉ luật. Khi có chủ trương cho ôn thi ĐH (5/1974), tôi ghi danh. Lúc đầu có 300, sau chọn được 120, rồi còn 60. Vừa học nghiệp vụ, vừa ôn. Tôi và Phạm Lê Văn (sau này là Cục phó V28) đăng kí Khoa VTĐ trường ĐHBK. Hôm thi tôi ở nhà cậu Đào Văn Siêu (139 Phố Lê Lợi, Tx Sơn Tây). Đây là người cậu bên họ ngoại của mẹ tôi, bỏ quê đi tha hương đã lâu. Cậu làm nghề gò nguội; có 4 gái và 1 trai. Hôm tôi tìm đến, cậu không nhớ tên mẹ tôi, nhưng lại biết bố và chú tôi, vì 2 làng ở quê gần nhau. Kết quả 3 môn (Toán, Lí, Hoá) được 23, 5 điểm. Nhưng không đủ SK để đi NN, có Vũ Xuân Hoà đi. Khi về hè thấy dì Tương đã đưa các em lên ở cạnh nhà tôi. Lúc này cuộc sống ở nơi đây đã khá hơn, Lúa tốt.

Tháng 8/1974 chúng tôi được chọn đi lao động XD Lăng Bác, vì không có chuyên môn nên chỉ có việc cạo rỉ sắt các cây thép cốt Beton, nghỉ trưa tại thềm nhà Quốc Hội, tối về ĐHAN ngủ. Gần cuối đợt trong một trận mưa ngập bọn tôi xuýt kẹt dưới tầng ngầm của Lăng. Khi hoàn thành nhìn trên mặt đất Lăng và 2 cánh gà hai bên là 3 khối riêng biệt. Thực ra dưới lòng đất 3 khối đó thông nhau, có bức tường Beton dầy đến hàng mét. Cuối đợt, tôi được Ban chỉ huy Công trường 75808 khen thưởng.

3- Chuyển trường :

Theo QĐ của Bộ, những người đỗ trên 19 điểm đều vào học tại Đại học Quân y (dù thi khối A hay B). Thế là ngày 18/9/1974 tôi cùng 19 bạn nữa tập trung tại C500. Trường này được thành lập ngày 25/6/1946 với tên gọi: Trường Huấn luyện Công an trung cấp. Trong KC chuyển lên Việt Bắc đến 1953 đổi thành Trường Công an Trung ương. Hoà bình về Hà Đông thành Trường Sĩ quan An ninh (C500) và từ 22/7/1964 trường được công nhận là trường đại học của ngành công an (theo Quyết định số 111/CP). Từ năm 1981 chính thức mang tên Trường Đại học An ninh[5] , có trụ sở tại Thanh Xuân, Hà Nội. Tại đây chúng tôi được nghe ông Quách Quí Hợi phổ biến giao nhiệm vụ.Một trang mới bắt đầu ! Từ 20/9/1974 đến 10/ 3/1981: Học tại Đại học Quân y (Học viện Quân y sau này).

20/9 chúng tôi từ ĐHAN hành quân bộ đến ĐHQY (3Km mà phải hỏi thăm!) vào học Khoá 9 (với mật danh là 69). Cuộc đời sinh viên trong trường Quân đội sẽ có bài riêng.

4- Trở lại trường Cảnh sát bồi dưỡng nghiệp vụ:

Tháng 4 /1984, sau thời gian 2 tháng "tham gia Ban lãnh đạo", được đề bạt Phó trưởng Phòng PC 16-21 phụ trách mảng KHHS.

Tháng 9 đến tháng 12 học lớp Bồi dưỡng Chính trị, nghiệp vụ, Khoa học lãnh đạo (C5) tại Trường ĐHCSND (Cổ Nhuế, Từ Liêm). Sau khi đất nước thống nhất Trường CSND được BCA quyết định chuyển thành Trường Sĩ quan Cảnh Sát, đến 27/11/1976 được Chính phủ ra Quyết định số 231-CP công nhận nằm trong hệ thống đại học quốc gia và đến 1981 đổi tên thành Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Sau nhiều năm đề nghị, đến 1985 trường được cấp mặt bằng tại xã Cổ Nhuế, Từ Liêm. Đây là vùng rau của Hà Nội, rất nhiều ruồi. Vừa xây dựng, vừa đào tạo. SV vẫn học trên Suối Hai, chỉ có bộ phận xây dựng nên buồn so.. Kết thúc khoá học, với Tiểu luận: "Sự thống nhất giữa Chiến thuật và Kĩ thuật trong bước điều tra ban đầu một vụ án ở vùng rừng núi có sử dụng súng quân dụng " mà tư liệu chủ yếu lấy từ vụ 882S, nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp số 435 do Đại tá Phạm Minh kí ngày 20/12/1986. Thời kì này UBBVBM-TE đã nhập vào Sở GĐ-ĐT và PTM về Phòng Mầm non. Bí tiền phải bán cả kỉ vật cơ quan tặng!
20/6/-20/7/2001 học lớp Bồi dưỡng chức danh lãnh đạo cấp phòng của CA tỉnh thành phố (Khoá 1) tại Học viện CSND. CA tỉnh Lào Cai có Trần Chí Thức (Trưởng PC 14) và Bùi Phú Xuất (Trưởng PC 15) cùng học. Một kỷ niệm vui là: khi thảo luận đề tài: "Phẩm chất người lãnh đạo CSND trong thời kỳ mới" giáo viên gọi Đồng Nai, chẳng hiểu sao mọi người nghe thành Lào Cai và tôi đứng lên "nổ" tới 30' !

5- Đưa con nhập học:

Năm học 2002-2003 thi TNPTTH đạt 56 điểm (Toán: 10, Lý: 10, Sử: 9, Địa: 9, Anh: 8,5, Văn 6). Chính vì Văn 6 nên không đạt TN loại Giỏi . Thi vào HVCS[6] với SBD: CSHA.01213, Khối A, Mã ngành 503; kết quả đạt 23 điểm (Tóan: 8, Lý: 7,5, Hóa: 7,5). Căn cứ Giấy báo nhập trường số 436/T32 ngày 04/9 của Trường, ngày 25/9/2003 đã xuống nhập vào học chuyên ngành Điều tra tội phạm. Lúc đầu hơi trục trặc vì cặp kính, sau nhờ tổng lực tới sau Lễ hội 100 năm Du lịch SaPa (4/10/2003) mới ổn, mọi chuyện trở nên suôn sẻ. Tôi đã chép lại việc này như sau:

Ba mươi năm trước từ rừng[7],

Về xuôi thấy phố ngập ngừng bước chân.
Những ngày sơ tán khó khăn,
Cha đi nhập học một thân một mình.
Trường là vách nứa, mái tranh,
Bên hồ lộng gió, bát canh độn mì.
Ấm tình thầy mới, bạn bè,
Gian nan vượt hết, ước mơ lớn dần.
*
Nay mọi việc tưởng hanh thông,
Nào hay nhập học dặm đường khó khăn.
Bởi không cầu cạnh, quen thân,
Nên bà "Tổng quản" ngáng chân, ngăn đường.
Nhìn vợ, con - nghĩ mà thương,
Nhưng rồi, theo lệ mọi đường lại qua[8].

Học được một năm phân khoa vào chuyên ngành CSKT.
=*=
[1] Đây là Khoá 5 của Trường, còn từ lớp 2 đến lớp 7 tôi toàn học khoá 1 của các Trường mình học. Trong số 17 đứa TN Cấp II Phong Niên chỉ tôi và Hùng theo học tiếp, một số đi SP, Bộ đội, số ở nhà).Tôi vào thẳng, Hùng phải thi. Hai đứa tôi dưới sự chỉ bảo của anh Dũng (anh trai Hùng công tác tại UBNN huyện) đã tự làm nhà và ở. Anh còn chỉ đạo chúng tôi trồng rau, nuôi lợn, gà.[2] Khi tái lập Là Cai là PGĐ TTKHHGĐ Lào Cai, có chồng là anh Diệm, nhà ở Kim Tân.[3] Sau này : Khanh là Phó trưởng phòng PY-SV, rồi Trưởng phòng Tham mưu Viện KHHS, Hậu ở H 18, Thanh ở CA Tx Lào Cai, Khuề ở CA tỉnh Yên Bái, Hồng ở Miền nam, Pìn chuyển CA Văn Yên rồi ra khỏi ngành, Tạng chuyển ngành sang Sở GD và đã chết do TNGT; Hanh sang Sở tư pháp rồi Trường Chính trị tỉnh mất vì bệnh.[4] Vương Khả Nhâm, quê Nghệ An, sau này là BS của Trại CTTW ở Quảng Nam.[5] Từ 2001 là Học viện An ninh nhân dân[6] được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển thành Học viện Cảnh sát nhân dân từ 2001[7] Tôi vào trường CSND tháng 9/1973, khi đó ở Suối Hai, Ba Vì, Hà Tây và trước con trai 30 năm.[8] Hải Thương thi HVCS đạt 23 điểm, được gọi vào Khoa CSĐT. 25/9/2003 hai vợ chồng đưa con xuống trường. Vì cặp kính và chúng tôi không quen nhiều nên Bệnh xá không cấp Giấy cho vào lớp. Lúc này các Trường Đại học khác đã vào học được nửa tháng, Bộ GD và ĐHQG đồng ý tiếp nhận vào Khoa CNTT nhưng yêu cầu hồ sơ gốc. Tôi hi vọng nên chưa rút hồ sơ về. .

-KHÔNG THẦY ĐÓ MÀY LÀM NÊN-
--=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân