Ngày truyền thống của CAND là 19/8/1945, tức là ngày khởi nghĩa giành chính quyền; ngày truyền thống của lực lượng ANND là 12/7/1946, tức là ngày khám phá vụ án Ôn Như Hầu còn ngày truyền thống của lực lượng CSND lại lấy ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962) làm ngày truyền thống. CSND Việt nam có những nét chung và riêng so với Cảnh sát thế giới.
1. Khái luận về Cảnh sát
Cảnh sát (A: Police, H: 警察 hay 公安), là một trong những lực lượng vũ trang của một nhà nước, là công cụ chuyên chế của giai cấp thống trị xã hội.
Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với những quyền hạn thông thường rất lớn, cảnh sát có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỉ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cảnh sát được sử dụng các biện pháp theo luật định và những biện pháp riêng có để thực thi công vụ đó.
Trên thế giới thì nhiệm vụ cụ thể phổ biến của cảnh sát thường là phòng chống tội phạm và xử lý các vi phạm pháp luật khác như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự...
Lịch sử ra đời của cảnh sát từ rất xa xưa, ngay từ những ngày đầu khi nhà nước ra đời thì cùng với đó là sự ra đời của cảnh sát.
Cảnh sát (A: Police, H: 警察 hay 公安), là một trong những lực lượng vũ trang của một nhà nước, là công cụ chuyên chế của giai cấp thống trị xã hội.
Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với những quyền hạn thông thường rất lớn, cảnh sát có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỉ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cảnh sát được sử dụng các biện pháp theo luật định và những biện pháp riêng có để thực thi công vụ đó.
Trên thế giới thì nhiệm vụ cụ thể phổ biến của cảnh sát thường là phòng chống tội phạm và xử lý các vi phạm pháp luật khác như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự...
Lịch sử ra đời của cảnh sát từ rất xa xưa, ngay từ những ngày đầu khi nhà nước ra đời thì cùng với đó là sự ra đời của cảnh sát.
2. Lược sử Cảnh sát Việt Nam:
Tại Việt Nam lực lượng này có tên là Cảnh sát Nhân dân, là một bộ phận của Công an Nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự quản lý của Bộ Công an.
Ngay từ ngày giành chính quyền (19/8) trong bộ máy mới đã có lực lượng Công an và Cảnh sát. Lực lượng Cảnh sát Việt nam lúc ddaaug mang tên Công an trật tự, Trị an hành chính, Trị an dân cảnh.
Ngày 16 tháng 2 năm 1953, Nha Công an được nâng cấp thành Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ, do một thứ trưởng phụ trách. Thứ trưởng Thứ bộ Công an là Trần Quốc Hoàn. Chỉ 6 tháng sau, Thứ bộ Công an trở thành một bộ riêng biệt.
Ngày 28 tháng 7 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 982/TTg thành lập Cục Cảnh sát nhân dân (nay là Tổng cục) để thống nhất việc xây dựng, quản lý, huấn luyện, giáo dục các loại cảnh sát nhân dân trong toàn quốc. Cảnh sát nhân dân lúc đó gồm có cảnh sát hành chính (hộ tịch, giao thông, cứu hỏa), cảnh sát kinh tế, cảnh sát vũ trang, nay phát triển thành cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (hộ khẩu, giao thông, cứu hỏa, phản ứng nhanh, trật tự), cảnh sát điều tra (điều tra tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế - chức vụ, về ma túy, chống tham nhũng), cảnh sát vũ trang (cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, đặc nhiệm). Ngày 20/7/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Lệnh số 34/LCT công bố Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân và cuối năm đó, lễ phong quân hàm đầu tiên trong lực lượng CSND được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, với hơn 200 người được phong trong lần đầu tiên này.
Với Nghị định 250/CP ngày 12/6/1981 của Hội đồng Chính phủ về Nhiệm vụ, quyền hạn, Tổ chức bộ máy của lực lượng CAND thì lực lượng CSND được tổ chức thống nhất từ trên xuống: Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Nội vụ, Ban Chỉ huy CSND thuộc Công an cấp tỉnh, các Đội Cảnh sát thuộc Công an cấp huyện.
Pháp lệnh về lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 1 năm 1989 của Hội đồng nhà nước
3. Nhiệm vụ của Cảnh sát nhân dân:
Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
Là cơ quan điều tra các vụ án theo nguyên tắc tố tụng hình sự và bộ luật hình sự. Nếu cơ quan điều tra có vấn đề, thì cơ quan an ninh điều tra (giống như internal affairs hay IA) sẽ tiến hành điều tra cơ quan điều tra.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Riêng lực lượng Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Ngày truyền thống là 20 tháng 7 năm 1962, lấy theo ngày công bố Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4. Hệ thống cấp bậc hàm :
Cấp bậc của cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam phân thành 5 cấp: cấp tướng (4 bậc); cấp tá (4 bậc); cấp úy (4 bậc); cấp hạ sĩ quan (3 bậc); và cấp chiến sĩ (2 bậc); với danh xưng tương tự hệ thống cấp bậc của quân đội. Ngoài ra còn được phân loại thành Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là Hạ sĩ và cao nhất là Thượng tá.
Theo Nghị định 42/2007/NĐ-CP, hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản trong lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Công an nhân dân, cụ thể như sau:
Tiểu đội trưởng: Thiếu uý, Trung úy, Thượng úy;
Trung đội trưởng: Trung úy, Thượng úy, Đại úy;
Đại đội trưởng: Thượng úy, Đại úy, Thiếu tá;
Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường, thị trấn, Đội trưởng: Thiếu tá, Trung tá;
đ) Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng: Trung tá, Thượng tá;
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng, Vụ trưởng: Thượng tá, Đại tá;
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Giám Đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Thành Phố Hồ Chí Minh: Đại tá, Thiếu tướng
Tổng cục trưởng: Thiếu tướng, Trung tướng;
Ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng.
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân ở cấp úy là 50 đối với cả nam và nữ; Thiếu tá, Trung tá là 55 đối với nam, 53 đối với nữ; Thượng tá nam 58, nữ 55; Đại tá, cấp Tướng nam 60, nữ 55.
Sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài tuổi phục vụ phải đủ các điều kiện như đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu; sĩ quan Công an nhân dân có phẩm chất tốt, sức khoẻ tốt, tự nguyện và có một trong hai điều kiện: cán bộ nghiên cứu khoa học trong Công an nhân dân có học hàm, học vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ; danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.
Cán bộ trong Công an nhân dân đang tham gia vào chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước; chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công tác của Công an nhân dân cũng có thể được kéo dài tuổi phục vụ. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Hệ thống tổ chức:
5.1. Tổng cục Cảnh sát nhân dân (Tổng cục II)
Tổng cục trưởng: Trung tướng Phạm Quý Ngọ .
Các Phó Tổng cục trưởng:
Thiếu tướng Cao Minh Nhạn: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.
Thiếu tướng Lâm Minh Chiến: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Thiếu tướng Vũ Hùng Vương: trước giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C17).
Thiếu tướng Nguyễn Văn Vượng: trước giữ chức Cục Cảnh sát Bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp (C22)
Thiếu tướng Tô Thường: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Hà Tây.
Thiếu tướng Triệu Văn Đạt: trước giữ chức Cục trưởng Cục Cục CSĐT tội phạm về TTXH, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ.
Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát: 20 tháng 7 năm 1962 Cục Tham mưu (C11) Cảnh sát. Ngày truyền thống tham mưu CAND: 18/4/1946 .
Văn phòng (C12) Thường trực phòng, chống ma túy. Thành lập năm 1998 .
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C13) .
Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội (C14).
Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Quản lí Kinh tế và Chức vụ (C15) .
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C16).
Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (C17).
Viện Khoa học Hình sự (C21) . Viện trưởng: Thiếu tướng,PGS.TS Ngô Tiến Quý . Ngày truyền thống: 23/8/1957
Cục Cảnh sát Bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp (C22). Đơn vị cấp cục đầu tiên của Tổng cục Cảnh sát được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (tháng 4/2008) .
Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (C23).
Cục Cảnh sát giao thông đường thủy (C25).
Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C26).
Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát (C27) Thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1957.
Cục Chính trị (C28) Cảnh sát. Ngày truyền thống: 20/12/1985 .
Cục Hậu cần (C29).
Trường Huấn luyện Chó nghiệp vụ (cảnh khuyển) (C32)
Cục Cảnh sát môi trường (C36). Thành lập theo Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA (X13) của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 29 tháng 10 năm 2006. Lễ ra mắt: 6 tháng 3, 2007.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C37). Thành lập theo Quyết định ngày 13/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an .
Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định cho thành lập thí điểm Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Công an . Ngoài nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, Sở còn thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn trong đám cháy và trong một số trường hợp khác như sập nhà, nhảy lầu, ngã xuống giếng... Thiếu tướng Trần Triều Dương trở thành Giám đốc đầu tiên của đơn vị này.
5.2. Công an các tỉnh, thành phố:
Thực hiện Chỉ thị số 92/CT ngày 25/6/1980 của Ban Bí thư về "xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ trong tình hình mới", thực hiện Nghị quyết 31-NQ/TW ngày 21/12/1980 của Bộ Chính trị về Nhiệm vụ bảo vệ An ninh, Trật tự trong tình hình mới và đã được tổ chức lại theo Nghị định 250/CP ngày 12/6/1981 của Hội đồng Chính phủ về Nhiệm vụ, quyền hạn, Tổ chức bộ máy của lực lượng CAND nên từ 25 phòng còn 18 phòng với 2 BCH Trước có Ban Chỉ huy CSND từ 1993 mới giải tán. Các Phòng trực thuộc Giám đốc và có tên, mật danh tương ứng các Cục trên bộ. Khác là nếu Cục ký hiệu là C thì các Phòng là PC và ở Công an tỉnh không có PC 12 (PV 11 đảm nhiệm), PC 28 (PX 13, PX 15, PX 16 đảm nhiệm), PC 29 (PH 12 đảm nhiệm), PC 32 (là một Đội của PC 14 hay PC 18, PC 21 hoặc PC 22 tùy địa phương) và PC 37 (là một Đội của PC 15), nhiều nơi không có PC 25 (là một Đội của PC 26)
5.3. Tổ chức cấp huyện:
Ở cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh có các đội cảnh sát theo từng lĩnh vực (không phải tất cả các lĩnh vực đều có ở cấp huyện), tương ứng với cấp phòng của Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành.
5.4. Cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra gồm một tập hợp các cục có chức năng điều tra tội phạm, được tổ chức và hoạt động theo Bộ luật Tố tụng Hình sự và Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan cảnh sát điều tra có 3 cấp: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát Điều tra công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh (gọi tắt là cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện).
Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp Bộ gồm: Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Xã hội; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Quản lý kinh tế và chức vụ; Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Tham nhũng
Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp bộ do một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân (Tổng cục II) làm Thủ trưởng; Các Cục trưởng, Cục Phó các cục thành viên làm Phó Thủ trưởng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Một Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thường là Phó Giám đốc chỉ huy Cảnh sát) được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh, thành phố; các trưởng, phó phòng còn lại được gọi là các Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và bộ máy giúp việc Cơ quan Cảnh sát điều tra.Trưởng Công an quận, huyện kiêm nhiệm chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện. Một Phó trưởng Công an quận, huyện được phân công giữ chức vụ Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận, huyện. Ngày trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp quận, huyện không có con dấu riêng. Tuy nhiên, gần đây, Cơ quan này đã có con dấu riêng.
--=--=--=--=--=--=--=--=--=--=--=--=--=--=--=--=--=--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân