Học thuyết âm dương là quan điểm triết học cổ. Nghiên cứu kỹ, chát lọc tinh hoa ở đó, phối hợp với khoa học hiện đại sẽ có nhiều bổ ích cho cuộc sống đương đại.
Dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ...
2.1. Các quy luật của triết lý âm và dương
Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là:
(1).Quy luật về bản chất của các thành tố
Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là:
· Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và
· Trong âm có dương, trong dương có âm.
Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm. Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp đối lập thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng:
· Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh. Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương. Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ: đất “đen” sinh ra mầm lá “trắng”, lớn lên thì chuyển thành “xanh”, lâu dần chuyển thành lá “vàng” và cuối cùng thành “đỏ”.
· Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở so sánh. Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm.
(2). Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là:
· Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, và
· Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất “đen”, sau khi lớn chín “vàng” rồi hóa “đỏ” và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu “đen” của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành dương).
Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng âm dương nói lên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.
So sánh với các quy luật của lô-gíc học
Trong lô-gíc học cũng có hai quy luật tương đương với hai quy luật ở trên. Đó là quy luật về bản chất của thành tố - luật đồng nhất, và quy luật về quan hệ giữa các thành tố - luật lý do đầy đủ mà hệ quả của nó là luật nhân quả.
Luật đồng nhất (bản chất A = A) chỉ đúng khi sự vật và hiện tượng đứng yên, mà điều này thì không biện chứng vì sự vật và hiện tượng luôn vận động (đổi mới), mà nếu vận động thì nó không thể đồng nhất với chính nó được nữa. Trong khi đó, quy luật về bản chất của triết lý âm dương là trong âm có dương, trong dương có âm, tức là trong A đã có B rồi.
Luật lý do đầy đủ xác lập nên luật nhân quả cũng chỉ xem xét sự vật và hiện tượng trong sự cô lập, không liên hệ với môi trường xung quanh, trong khi trên thực tế, sự vật và hiện tượng tồn tại trong không gian và quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cái này là nhân của cái kia, nhưng nó lại là quả của cái khác. Không có nhân tuyệt đối và quả tuyệt đối rất phù hợp với luật chuyển hóa âm dương bất tận, vô thủy (không có bắt đầu) và vô chung (không có kết thúc).
Hai quy luật của lôgíc học là sản phẩm của lối tư duy phân tích, chú trọng đến các yếu tố biệt lập của văn hóa du mục; trong khi quy luật của triết lý âm dương là điển hình của tư duy tổng hợp, chú trọng đến các quan hệ của văn hóa nông nghiệp.
2.2. Hướng phát triển của triết lý âm dương
Triết lý âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ thống “tam tài, ngũ hành“ và “tứ tượng, bát quái“.
Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư duy phân tích, siêu hình còn phương Đông chú trọng đến tư duy tổng hợp, biện chứng. Nhưng nếu xét riêng ở phương Đông thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽ thấy phía bắc Trung Quốc nặng về phân tích hơn tổng hợp, còn phía nam thì ngược lại, nặng về tổng hợp hơn phân tích. Triết lý âm dương bắt nguồn từ phương Nam, nhưng đối với các dân tộc Đông Nam Á, do tính phân tích yếu nên họ chỉ lại ở tư duy âm dương sơ khai mang tính tổng hợp. Trong khi đó khối Bách Việt đã phát triển và hoàn thiện nó. Tổ tiên người Hán sau khi tiếp thu triết lý âm dương sơ khai, họ cũng phát triển nó nhưng do năng lực phân tích của họ mạnh hơn năng lực phân tích của người Bách Việt mà từ triết lý âm dương ban đầu, người Bách Việt và người Hán đã xây dựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.
Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành). Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc phương Nam) lại cho rằng: “nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Tư duy số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam. Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều. Ví dụ: “ba mặt một lời”; “ba vợ, bảy nàng hầu”; “tam sao, thất bản” ...
Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi âm dương là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn (âm). Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành vũ trụ như sau: “lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng” (hai sinh bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, “tứ đại”, “tứ mã”, “tứ trụ”,... Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ cho ngũ hành - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng “âm dương - ngũ hành - bát quái có nguồn gốc hoàn toàn từ Trung Quốc” khó đứng vững.
2.4. Phân loại Âm dương trong thực tế
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật (hai mặt đối lập bên trong mọi sự vật). Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm nên tuỳ theo mặt nào thắng thế mà vật đó được xếp vào loại âm hay loại dương.
Khoa học hiện đại đã khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trong nhân tướng học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh, để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc. Thực tế có các cặp: Trước - Sau, Trời - Đất, mặt Trợi - mặt Trăng, Ngày - Đêm, Sáng - Tối, Lửa - Nước, Nóng - Lạnh, Đực - Cái, Động - Tĩnh… Nhìn chung:
- Cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.
- Cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.
- Về thiên nhiên thuộc dương ta có: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng; thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
- Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.
- Trong lịch pháp: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương; Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm.
3. Ứng dụng của thuyết Âm dương:
Việc nắm vững học thuyết Âm Dương, đem ứng dụng vào thực tế mang lại những nghĩa hết sức lớn lao. Ngoài việc ứng dụng trong định lượng thời gian, Học thuyết Âm Dương cho rằng sự vật đạt đến trạng thái cân bằng động lý tưởng khi Âm Dương cân bằng. Thực tế trong cuộc sống, tất cả mọi điều không hay xảy đến đều do mất cân bằng Âm Dương mà ra. Nếu biết khéo léo áp dụng học thuyết Âm Dương, rèn luyện thế cân bằng sẽ dễ thành công trong mọi việc. Có thể kể ra đây rất nhiều tác dụng của nguyên lý cân bằng Âm Dương, chẳng hạn :
Trong tính cách, nếu Dương tính quá nhiều dễ sinh ra manh động, liều lĩnh, nóng vội và thường khó thành công trong mọi việc. Nếu Âm tính quá nhiều sẽ uỷ mị, không quyết đoán làm lỡ mất thời cơ. Cần rèn luyện để đạt đến trạng thái cân bằng, bình tĩnh, khoan hoà để giải quyết mọi việc, khi thời cơ đến cần quyết đoán để không bỏ lỡ thời cơ.
Trong sức khoẻ nhất là vấn đề ăn uống cần giữ cân bằng Âm Dương, tránh ăn quá nhiều thức ăn Âm tính sẽ làm yếu mềm cá tính, hại cho nội quan. Tránh ăn quá nhiều thức ăn Dương tính sẽ làm hại tỳ vị, sinh ra nhiều bệnh tật. Cần ăn cân bằng cả chất rau, hoa quả và các chất đạm, chất béo.
Trong việc dùng người, những việc cần nhanh nhạy, quả quyết, tận dụng thời cơ cần sức mạnh nên dùng nam giới. Những việc cần bền bỉ, khéo léo, cẩn thận, nhỏ nhặt thì nên dùng phụ nữ. Trong một tổ chức nên có số nam nữ cân bằng nhau.
Trong tình yêu, đời sống hạnh phúc gia đình cũng rất cần quán triệt nguyên lý này. Người chồng phải quyết đoán, tiêu biểu cho sức mạnh của cả gia đình. Người vợ nên nhu thuận, lấy đức làm đầu. Tránh quan điểm quá gia trưởng, tất cả đều do người chồng quyết định hoặc tất cả đều do người vợ quyết định. Cần tôn trọng ý kiến của nhau trên cơ sở người chồng đưa ra quyết định và được người vợ tán thành. Có như thế, đời sống hạnh phúc gia đình mới bền chặt, tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc.
Trong tình cảm, cơn nóng giận, bực tức nổi lên là Dương, không nên dùng thêm Dương như lửa cháy đổ thêm dầu, càng bực tức sẽ sinh nóng giận, bực tức khác. Cần dùng Âm để điều hoà Dương bằng những suy nghĩ và hành động Âm như nghĩ đến những sự yên tĩnh, hoà bình, những kỷ niệm đẹp, dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, đi đến những nơi thanh tĩnh, yên bình. Nếu gặp sự chán nản, buồn phiền tức là Âm thì không nên bổ sung thêm Âm lại càng buồn phiền hơn, sẽ dẫn đến chán nản, buồn phiền khác. Cần bổ sung thêm Dương bằng những suy nghĩ và hành động Dương như đến chỗ đông người, vui vẻ, nhộn nhịp, hoạt động tích cực, hăng say, dùng những lời nói quyết đoán, vui vẻ, hài hước.
Trong tâm linh trên bàn thờ thường thắp 2 ngọn nến tượng trưng cho hai vầng Nhật, Nguyệt; lại có hai cành Cúc giấy, với nhiều bông nhỏ quanh một bông lớn tượng trưng cho ngày dương (hoa vàng bên trái), âm (hoa bạc bên phải).
Trong sinh hoạt, hút thuốc lào cũng là một hình thức hài hoà âm dương khác.Tục hút thuốc lá xuất phát từ phương tây, nhưng khi hút họ chỉ dùng có lửa (duy dương) trong khi đó hút thuốc lào của ta là một tổng hợp của nguyên lý âm dương thuỷ hoả. Cái điếu dùng để hút thuốc lào bên dưới có chứa nước, thuốc được đốt ở trên bằng lửa (dương) và kéo xuống dưới gặp nước (âm), khói thuốc (dương) đi qua nước (âm) tạo thành tiếng kêu trước khi đến miệng người hút.
Trong triết học, ý niệm âm dương đã biến thành khái niệm Tam tài gồm ba yếu tố Trời-Ðất-Người (Thiên-Ðịa-Nhân) trong đó Trời thuộc dương, Ðất âm và con Người ở giữa, có âm tánh khi so với Trời và dương tánh nếu so với Ðất.
Bất kể một việc gì cũng đều có tốt có xấu, thể hiện nguyên lý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Một việc khi đã thành công tuyệt đối tức đã đạt đến trạng thái khí Nguyên Dương hoặc Nguyên Âm tuyệt đối thì tất sẽ trong tương lai sẽ suy bại và phá vỡ. Vì vậy, khi thành công một việc gì, nhất là khi đã đạt đến đỉnh vinh quang cần lường trước sự suy thoái. Ngược lại, khi sự việc đã đến mức cùng cực tồi tệ tất sẽ xuất hiện điều sáng sủa ở tương lai. Đó là nguyên lý “cùng tắc biến, biến tắc thông” trong thuyết Âm Dương, hoặc như chúng ta vẫn thường nói “hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Đồng thời lại có câu “Âm cực dương hồi” (H: 陰極陽回, A: The Yin tends towards maximum, the Yang returns, P: Le Yin tend vers maximum, le Yang retoune), tức là khi khí Âm cực thịnh thì khí Dương khởi sinh trở lại. Ngược lại, Dương cực Âm hồi, nghĩa là khi khí Dương cực thịnh thì khí Âm khởi sanh trở lại. Như vậy, hai khí Âm và Dương biến đổi một cách tuần hoàn, nhưng trái ngược nhau.
1. Khái lược Âm dương :
Âm dương (陰陽/阴阳, yīn yáng, Yin and Yang, Yin et Yang) là hai khái niệm cổ sơ không phải là vật chất, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ:
Âm dương (陰陽/阴阳, yīn yáng, Yin and Yang, Yin et Yang) là hai khái niệm cổ sơ không phải là vật chất, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ:
Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là
Dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ...
Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương. Trong hình vẽ biểu tượng âm dương thì theo nguyên tắc Thăng Giáng : "Âm thăng, Dương giáng" (âm đi lên, dương đi xuống). Phần trắng là dương, hướng xuống dưới; phần đen là âm, hướng lên trên.
Nguồn gốc của âm dương
Âm dương là hai khái niệm được hình thành từ cổ xưa và nhiều người cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo. Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của “âm dương gia”, một giáo phái của Trung Quốc. Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân vật thần thoại, không có thực còn âm dương gia chỉ có công áp dụng âm dương để giải thích địa lý-lịch sử mà thôi. Phái này hình thành vào thế kỷ thứ 3 nên không thể sáng tạo âm dương được.
Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng “khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam” (bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam, tức khu vực của người Cổ Mã Lai sinh sống.)
Trong quá trình phát triển, nước Trung Hoa trải qua hai thời kỳ:
1. “Đông tiến” là thời kỳ Trung Hoa mở rộng từ thượng lưu (phía tây) xuống hạ lưu (phía đông) của sông Hoàng Hà;
2. “Nam tiến” là thời kỳ mở rộng từ lưu vực sông Hoàng Hà (phía bắc) xuống phía nam sông Dương Tử. Trong quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương nam.
Cư dân phương nam sinh sống bằng nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ và nam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - “đất sinh, trời dưỡng”. Chính vì thế mà hai cặp “mẹ-cha”, “đất-trời” là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương. Về mặt ngôn ngữ học, “âm dương” là phát âm của yin yan trong tiếng Hán, nhưng chính tiếng Hán để chỉ khái niệm âm dương lại vay mượn từ các ngôn ngữ phương Nam trước đây. Ví dụ, so sánh yang với giàng (trong tiếng Mường), yang sri (thần lúa), yang Dak (thần nước), yang Lon (thần đất) (trong tiếng của nhiều dân tộc Tây Nguyên); so sánh yin với yana (tiếng Chàm cổ, ví dụ Thiên Yana = mẹ trời), ina (tiếng Chàm hiện đại), inang (tiếng Indonesia), nạ (tiếng Việt cổ, ví dụ: nạ ròng = người đàn bà có con, hay tục ngữ Việt Nam: “Con thì na, cá thì nước”), ... thì thấy rõ điều đó. Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời” này, người ta đã mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình, các cặp này lại là cơ sở để suy ra vô số các cặp mới.
Về mặt chiết tự, chữ DƯƠNG 陽 gồm 2 phần: Bên trái là là bộ Phụ 阝 là núi đất, bên phải có chữ Nhật 日 là mặt trời đứng trên đường ngang, ý nói mặt trời đã mọc lên khỏi đường chân trời, bên dưới là chữ Vật 勿 vẽ hình giống các tia sáng rọi xuống. Do đó, chữ Dương có nghĩa là phía có ánh sáng mặt trời chiếu vào, nên sáng sủa. Còn chữ ÂM 陰 bên trái có bộ Phụ 阝 là núi đất, bên phải, phía trên là chữ Kim 今 có hình như cái nóc nhà, bên dưới chữ Vân 云, ý nói bị che khuất nên tối tăm. Do đó Âm là chỉ phía mặt trời bị che khuất.
Phía có mặt trời chiếu vào thì sáng sủa ấm áp, cây cối phát triển; còn phía ánh sáng mặt trời bị che khuất thì tối tăm, lạnh lẽo, cây cối không phát triển. Do đó, chữ Âm Dương, nghĩa khởi đầu của nó là Tối Sáng, suy thành các nghĩa khác là hai cái tương phản nhau mà có cùng nguồn gốc như: lạnh nóng, đêm ngày, nữ nam, ác thiện, xấu tốt, đục trong, vv... Và hai Khí do Thái Cực biến hóa sinh ra cũng được gọi là hai Khí Âm Dương vì hai Khí nầy có đặc tính trái ngược nhau mà không tương hại. Do vậy đã mở rộng khái niệm âm dương.
Trừu tượng hóa âm dương
Từ việc khái niệm âm dương được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên, người xưa tiến thêm một bước là dùng nó để chỉ những cặp đối lập trừu tượng hơn. Ví dụ:
Từ cặp “lạnh-nóng” là cơ sở để suy tiếp như về phương hướng: “phương bắc” lạnh nên thuộc âm, “phương nam” nóng nên thuộc dương; về thời tiết: “mùa đông” lạnh nên thuộc âm, “mùa hè” nóng nên thuộc dương; về thời gian: “ban đêm” lạnh nên thuộc âm, “ban ngày” nóng nên thuộc dương. Hay: đêm thì tối nên “tối” thuộc âm, ngày thì sáng nên “sáng” thuộc dương; tối có màu đen nên “màu đen” thuộc âm, ngày sáng thì nắng “đỏ” nên “màu đỏ” thuộc dương.
Từ cặp “mẹ-cha” (nữ-nam, cái-đực) có thể suy ra rằng: Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai), nên về loại số, thì số “chẵn” thuộc âm; giống đực không có khả năng ấy, một là một, nên số “lẻ” thuộc dương. Do vậy quẻ dương là một vạch dài ( hay ─), còn quẻ âm là hai vạch ngắn (: hay ╌).
Về hình khối thì khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, số 4 là số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3 (số π), số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc dương .
Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý âm dương. Triết lý âm dương không phải là triết lý về các cặp đối lập. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có các phạm trù đối lập nhau, ngôn ngữ của tất cả các dân tộc đều có từ trái nghĩa. Điều quan trọng của triết lý âm dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương. Đó chính là điều khác biệt triết lý âm dương với các triết lý khác.
Nguồn gốc của âm dương
Âm dương là hai khái niệm được hình thành từ cổ xưa và nhiều người cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo. Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của “âm dương gia”, một giáo phái của Trung Quốc. Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân vật thần thoại, không có thực còn âm dương gia chỉ có công áp dụng âm dương để giải thích địa lý-lịch sử mà thôi. Phái này hình thành vào thế kỷ thứ 3 nên không thể sáng tạo âm dương được.
Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng “khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam” (bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam, tức khu vực của người Cổ Mã Lai sinh sống.)
Trong quá trình phát triển, nước Trung Hoa trải qua hai thời kỳ:
1. “Đông tiến” là thời kỳ Trung Hoa mở rộng từ thượng lưu (phía tây) xuống hạ lưu (phía đông) của sông Hoàng Hà;
2. “Nam tiến” là thời kỳ mở rộng từ lưu vực sông Hoàng Hà (phía bắc) xuống phía nam sông Dương Tử. Trong quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương nam.
Cư dân phương nam sinh sống bằng nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ và nam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - “đất sinh, trời dưỡng”. Chính vì thế mà hai cặp “mẹ-cha”, “đất-trời” là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương. Về mặt ngôn ngữ học, “âm dương” là phát âm của yin yan trong tiếng Hán, nhưng chính tiếng Hán để chỉ khái niệm âm dương lại vay mượn từ các ngôn ngữ phương Nam trước đây. Ví dụ, so sánh yang với giàng (trong tiếng Mường), yang sri (thần lúa), yang Dak (thần nước), yang Lon (thần đất) (trong tiếng của nhiều dân tộc Tây Nguyên); so sánh yin với yana (tiếng Chàm cổ, ví dụ Thiên Yana = mẹ trời), ina (tiếng Chàm hiện đại), inang (tiếng Indonesia), nạ (tiếng Việt cổ, ví dụ: nạ ròng = người đàn bà có con, hay tục ngữ Việt Nam: “Con thì na, cá thì nước”), ... thì thấy rõ điều đó. Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời” này, người ta đã mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình, các cặp này lại là cơ sở để suy ra vô số các cặp mới.
Về mặt chiết tự, chữ DƯƠNG 陽 gồm 2 phần: Bên trái là là bộ Phụ 阝 là núi đất, bên phải có chữ Nhật 日 là mặt trời đứng trên đường ngang, ý nói mặt trời đã mọc lên khỏi đường chân trời, bên dưới là chữ Vật 勿 vẽ hình giống các tia sáng rọi xuống. Do đó, chữ Dương có nghĩa là phía có ánh sáng mặt trời chiếu vào, nên sáng sủa. Còn chữ ÂM 陰 bên trái có bộ Phụ 阝 là núi đất, bên phải, phía trên là chữ Kim 今 có hình như cái nóc nhà, bên dưới chữ Vân 云, ý nói bị che khuất nên tối tăm. Do đó Âm là chỉ phía mặt trời bị che khuất.
Phía có mặt trời chiếu vào thì sáng sủa ấm áp, cây cối phát triển; còn phía ánh sáng mặt trời bị che khuất thì tối tăm, lạnh lẽo, cây cối không phát triển. Do đó, chữ Âm Dương, nghĩa khởi đầu của nó là Tối Sáng, suy thành các nghĩa khác là hai cái tương phản nhau mà có cùng nguồn gốc như: lạnh nóng, đêm ngày, nữ nam, ác thiện, xấu tốt, đục trong, vv... Và hai Khí do Thái Cực biến hóa sinh ra cũng được gọi là hai Khí Âm Dương vì hai Khí nầy có đặc tính trái ngược nhau mà không tương hại. Do vậy đã mở rộng khái niệm âm dương.
Trừu tượng hóa âm dương
Từ việc khái niệm âm dương được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên, người xưa tiến thêm một bước là dùng nó để chỉ những cặp đối lập trừu tượng hơn. Ví dụ:
Từ cặp “lạnh-nóng” là cơ sở để suy tiếp như về phương hướng: “phương bắc” lạnh nên thuộc âm, “phương nam” nóng nên thuộc dương; về thời tiết: “mùa đông” lạnh nên thuộc âm, “mùa hè” nóng nên thuộc dương; về thời gian: “ban đêm” lạnh nên thuộc âm, “ban ngày” nóng nên thuộc dương. Hay: đêm thì tối nên “tối” thuộc âm, ngày thì sáng nên “sáng” thuộc dương; tối có màu đen nên “màu đen” thuộc âm, ngày sáng thì nắng “đỏ” nên “màu đỏ” thuộc dương.
Từ cặp “mẹ-cha” (nữ-nam, cái-đực) có thể suy ra rằng: Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai), nên về loại số, thì số “chẵn” thuộc âm; giống đực không có khả năng ấy, một là một, nên số “lẻ” thuộc dương. Do vậy quẻ dương là một vạch dài ( hay ─), còn quẻ âm là hai vạch ngắn (: hay ╌).
Về hình khối thì khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, số 4 là số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3 (số π), số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc dương .
Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý âm dương. Triết lý âm dương không phải là triết lý về các cặp đối lập. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có các phạm trù đối lập nhau, ngôn ngữ của tất cả các dân tộc đều có từ trái nghĩa. Điều quan trọng của triết lý âm dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương. Đó chính là điều khác biệt triết lý âm dương với các triết lý khác.
2. Thuyết âm dương 陰陽說
Theo quan điểm triết học cổ đại Trung Quốc, vũ trụ khởi thuỷ là một khối Hỗn mang (混庬 , Mờ mịt, chưa khai thông) ban đầu tràn đầy cái gọi là khí Thái cực ([, 太極, đầu mối của vũ trụ). Trong khí thái cực, có sự phân hoá thành hai mặt đối lập là Âm (陰,╌ ~0) và Dương (陽,─ ~1). Do sự đối lập đó mà có sự vận động, khiến hình thành hai khí, khí âm và khí dương, gọi là “Lưỡng nghi” (兩宜, Hai khuôn, hai vật trong vũ trụ sinh ra muôn loài, tức Trời và Ðất). Âm và dương trong lưỡng nghi không ngừng tác động lẫn nhau để thành “Tứ tượng” 四象 là Thái dương , Thiếu dương và Thái âm , Thiếu âm . Tứ tượng lại thành “Bát quái” 八卦 cứ thế biến chuyển liên tục để thành vạn vật.
Theo quan điểm triết học cổ đại Trung Quốc, vũ trụ khởi thuỷ là một khối Hỗn mang (混庬 , Mờ mịt, chưa khai thông) ban đầu tràn đầy cái gọi là khí Thái cực ([, 太極, đầu mối của vũ trụ). Trong khí thái cực, có sự phân hoá thành hai mặt đối lập là Âm (陰,╌ ~0) và Dương (陽,─ ~1). Do sự đối lập đó mà có sự vận động, khiến hình thành hai khí, khí âm và khí dương, gọi là “Lưỡng nghi” (兩宜, Hai khuôn, hai vật trong vũ trụ sinh ra muôn loài, tức Trời và Ðất). Âm và dương trong lưỡng nghi không ngừng tác động lẫn nhau để thành “Tứ tượng” 四象 là Thái dương , Thiếu dương và Thái âm , Thiếu âm . Tứ tượng lại thành “Bát quái” 八卦 cứ thế biến chuyển liên tục để thành vạn vật.
2.1. Các quy luật của triết lý âm và dương
Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là:
(1).Quy luật về bản chất của các thành tố
Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là:
· Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và
· Trong âm có dương, trong dương có âm.
Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm. Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp đối lập thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng:
· Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh. Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương. Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ: đất “đen” sinh ra mầm lá “trắng”, lớn lên thì chuyển thành “xanh”, lâu dần chuyển thành lá “vàng” và cuối cùng thành “đỏ”.
· Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở so sánh. Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm.
(2). Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là:
· Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, và
· Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất “đen”, sau khi lớn chín “vàng” rồi hóa “đỏ” và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu “đen” của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành dương).
Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng âm dương nói lên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.
So sánh với các quy luật của lô-gíc học
Trong lô-gíc học cũng có hai quy luật tương đương với hai quy luật ở trên. Đó là quy luật về bản chất của thành tố - luật đồng nhất, và quy luật về quan hệ giữa các thành tố - luật lý do đầy đủ mà hệ quả của nó là luật nhân quả.
Luật đồng nhất (bản chất A = A) chỉ đúng khi sự vật và hiện tượng đứng yên, mà điều này thì không biện chứng vì sự vật và hiện tượng luôn vận động (đổi mới), mà nếu vận động thì nó không thể đồng nhất với chính nó được nữa. Trong khi đó, quy luật về bản chất của triết lý âm dương là trong âm có dương, trong dương có âm, tức là trong A đã có B rồi.
Luật lý do đầy đủ xác lập nên luật nhân quả cũng chỉ xem xét sự vật và hiện tượng trong sự cô lập, không liên hệ với môi trường xung quanh, trong khi trên thực tế, sự vật và hiện tượng tồn tại trong không gian và quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cái này là nhân của cái kia, nhưng nó lại là quả của cái khác. Không có nhân tuyệt đối và quả tuyệt đối rất phù hợp với luật chuyển hóa âm dương bất tận, vô thủy (không có bắt đầu) và vô chung (không có kết thúc).
Hai quy luật của lôgíc học là sản phẩm của lối tư duy phân tích, chú trọng đến các yếu tố biệt lập của văn hóa du mục; trong khi quy luật của triết lý âm dương là điển hình của tư duy tổng hợp, chú trọng đến các quan hệ của văn hóa nông nghiệp.
2.2. Hướng phát triển của triết lý âm dương
Triết lý âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ thống “tam tài, ngũ hành“ và “tứ tượng, bát quái“.
Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư duy phân tích, siêu hình còn phương Đông chú trọng đến tư duy tổng hợp, biện chứng. Nhưng nếu xét riêng ở phương Đông thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽ thấy phía bắc Trung Quốc nặng về phân tích hơn tổng hợp, còn phía nam thì ngược lại, nặng về tổng hợp hơn phân tích. Triết lý âm dương bắt nguồn từ phương Nam, nhưng đối với các dân tộc Đông Nam Á, do tính phân tích yếu nên họ chỉ lại ở tư duy âm dương sơ khai mang tính tổng hợp. Trong khi đó khối Bách Việt đã phát triển và hoàn thiện nó. Tổ tiên người Hán sau khi tiếp thu triết lý âm dương sơ khai, họ cũng phát triển nó nhưng do năng lực phân tích của họ mạnh hơn năng lực phân tích của người Bách Việt mà từ triết lý âm dương ban đầu, người Bách Việt và người Hán đã xây dựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.
Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành). Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc phương Nam) lại cho rằng: “nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Tư duy số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam. Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều. Ví dụ: “ba mặt một lời”; “ba vợ, bảy nàng hầu”; “tam sao, thất bản” ...
Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi âm dương là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn (âm). Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành vũ trụ như sau: “lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng” (hai sinh bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, “tứ đại”, “tứ mã”, “tứ trụ”,... Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ cho ngũ hành - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng “âm dương - ngũ hành - bát quái có nguồn gốc hoàn toàn từ Trung Quốc” khó đứng vững.
2.4. Phân loại Âm dương trong thực tế
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật (hai mặt đối lập bên trong mọi sự vật). Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm nên tuỳ theo mặt nào thắng thế mà vật đó được xếp vào loại âm hay loại dương.
Khoa học hiện đại đã khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trong nhân tướng học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh, để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc. Thực tế có các cặp: Trước - Sau, Trời - Đất, mặt Trợi - mặt Trăng, Ngày - Đêm, Sáng - Tối, Lửa - Nước, Nóng - Lạnh, Đực - Cái, Động - Tĩnh… Nhìn chung:
- Cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.
- Cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.
- Về thiên nhiên thuộc dương ta có: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng; thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
- Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.
- Trong lịch pháp: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương; Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm.
Để đo đạc định lượng chính xác thời gian và không gian, ngoài đo đạc bằng năm, tháng, ngày giờ ra, hiện nay ta vẫn dùng hệ Thiên Can, Địa Chi. Hệ Can Chi phản ánh một vũ trụ được quy chiếu trong một hệ toạ độ không gian và thời gian. Khi phân chia vòng năm thành 24 cung ứng với 24 tiết trong năm, với 4 vị trí quan trọng là Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí. Với 6 vòng tròn đồng tâm tại chân cột, và đo bóng hàng ngày, bóng ngắn nhất vào Hạ Chí, dài nhất vào Đông Chí, nối các điểm lại, sẽ có được đồ hình bóng mặt trời, có thể đây là nguồn gốc cho Thái Cực đồ, với Âm là phần từ Hạ chí đến Đông chí.
Ngoài đặc tính về âm dương nói trên, dựa trên những chu kỳ vận động, biến đổi của mặt trăng và mặt trời, người xưa đã nắm được bản chất của từng Can Chi. 10 Can tượng trưng cho sự vận động của Dương Khí trong vũ trụ. Can được gọi là Thiên Can 天干 hay Thập Can 十干 do có đúng mười (10) can khác nhau. Thập Thiên can là: 甲Giáp(1), 乙 Ất (2), 丙 Bính (3), 丁 Đinh(4), 戊 Mậu (5), 己 Kỷ (6), 庚 Canh(7), 辛 Tân (8), 壬 Nhâm (9), 癸 Quý (10), được phối hợp với Âm-Dương Số lẻ là dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), Số chẵn là âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý).
12 Chi tượng trưng cho sự vận động của Âm Khí trong vũ trụ, cụ thể là Mặt Trăng tức Đất và những việc liên quan đến Đất. Thập nhị Đại chi theo thứ tự từ 1 đến 12 là : Tý 子 (1), Sửu 丑 (2), Dần 寅 (3) , 卯 Mão (4), Thìn 辰 (5), Tỵ 巳 (6), Ngọ 午 (7), Mùi 未 (8), Thân 申 (9), Dậu 酉 (10), Tuất 戌 (11), Hợi 亥 (12). Về mặt âm dương thì: Số lẻ là dương chi: 子,寅,辰,午,申,戌;Số chẵn là âm chi: 丑,卯,巳,未,酉,亥.
Như vậy,Sự vận động của Dương Khí được biểu đạt bằng 10 Thiên Can, sự vận động của Âm Khí được biểu đạt bằng 12 Địa Chi. Dương Khí kết hợp với Âm Khí tạo thành vạn vật. Đó cũng là nguyên lý Thiên - Địa – Nhân, ba phạm trù cơ bản của triết lý Phương Đông. Coi Tâm Điểm của sự kết hợp Trời - Đất, Âm – Dương là con người. Coi con người là một sản phẩm của vũ trụ, hình ảnh tuyệt vời của vũ trụ được thu nhỏ vào trong con người, là kết tinh của Âm Dương.
Trong hệ đếm Nạp Âm Hoa Giáp (sự kết hợp 10 Thiên Can với 12 Địa Chi thành 60 Nạp Âm gọi là bảng Lục Thập Hoa Giáp): Một Can Dương kết hợp với một Chi Dương tạo thành một Nạp Âm. Như vậy không thể có một Can Dương kết hợp với một Chi Âm, ví dụ Giáp Mão, mà chỉ có Giáp Dần, Giáp, Thìn, Giáp Ngọ,... Ta hiểu bảng Nạp Âm là bảng kết hợp hai khí Âm Dương để đo đạc các việc Nhân, tức thế giới của con người. Kết hợp giữa Thiên Can và Địa Chi hình thành nên nạp khí có một Ngũ Hành nhất định. Nguyên lý kết hợp để hình thành Ngũ Hành Nạp Âm của nó hơi phức tạp và có thể tra cứu ở mục tra mệnh cung.
Trong hệ đếm Nạp Âm Hoa Giáp (sự kết hợp 10 Thiên Can với 12 Địa Chi thành 60 Nạp Âm gọi là bảng Lục Thập Hoa Giáp): Một Can Dương kết hợp với một Chi Dương tạo thành một Nạp Âm. Như vậy không thể có một Can Dương kết hợp với một Chi Âm, ví dụ Giáp Mão, mà chỉ có Giáp Dần, Giáp, Thìn, Giáp Ngọ,... Ta hiểu bảng Nạp Âm là bảng kết hợp hai khí Âm Dương để đo đạc các việc Nhân, tức thế giới của con người. Kết hợp giữa Thiên Can và Địa Chi hình thành nên nạp khí có một Ngũ Hành nhất định. Nguyên lý kết hợp để hình thành Ngũ Hành Nạp Âm của nó hơi phức tạp và có thể tra cứu ở mục tra mệnh cung.
3. Ứng dụng của thuyết Âm dương:
Việc nắm vững học thuyết Âm Dương, đem ứng dụng vào thực tế mang lại những nghĩa hết sức lớn lao. Ngoài việc ứng dụng trong định lượng thời gian, Học thuyết Âm Dương cho rằng sự vật đạt đến trạng thái cân bằng động lý tưởng khi Âm Dương cân bằng. Thực tế trong cuộc sống, tất cả mọi điều không hay xảy đến đều do mất cân bằng Âm Dương mà ra. Nếu biết khéo léo áp dụng học thuyết Âm Dương, rèn luyện thế cân bằng sẽ dễ thành công trong mọi việc. Có thể kể ra đây rất nhiều tác dụng của nguyên lý cân bằng Âm Dương, chẳng hạn :
Trong tính cách, nếu Dương tính quá nhiều dễ sinh ra manh động, liều lĩnh, nóng vội và thường khó thành công trong mọi việc. Nếu Âm tính quá nhiều sẽ uỷ mị, không quyết đoán làm lỡ mất thời cơ. Cần rèn luyện để đạt đến trạng thái cân bằng, bình tĩnh, khoan hoà để giải quyết mọi việc, khi thời cơ đến cần quyết đoán để không bỏ lỡ thời cơ.
Trong sức khoẻ nhất là vấn đề ăn uống cần giữ cân bằng Âm Dương, tránh ăn quá nhiều thức ăn Âm tính sẽ làm yếu mềm cá tính, hại cho nội quan. Tránh ăn quá nhiều thức ăn Dương tính sẽ làm hại tỳ vị, sinh ra nhiều bệnh tật. Cần ăn cân bằng cả chất rau, hoa quả và các chất đạm, chất béo.
Trong việc dùng người, những việc cần nhanh nhạy, quả quyết, tận dụng thời cơ cần sức mạnh nên dùng nam giới. Những việc cần bền bỉ, khéo léo, cẩn thận, nhỏ nhặt thì nên dùng phụ nữ. Trong một tổ chức nên có số nam nữ cân bằng nhau.
Trong tình yêu, đời sống hạnh phúc gia đình cũng rất cần quán triệt nguyên lý này. Người chồng phải quyết đoán, tiêu biểu cho sức mạnh của cả gia đình. Người vợ nên nhu thuận, lấy đức làm đầu. Tránh quan điểm quá gia trưởng, tất cả đều do người chồng quyết định hoặc tất cả đều do người vợ quyết định. Cần tôn trọng ý kiến của nhau trên cơ sở người chồng đưa ra quyết định và được người vợ tán thành. Có như thế, đời sống hạnh phúc gia đình mới bền chặt, tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc.
Trong tình cảm, cơn nóng giận, bực tức nổi lên là Dương, không nên dùng thêm Dương như lửa cháy đổ thêm dầu, càng bực tức sẽ sinh nóng giận, bực tức khác. Cần dùng Âm để điều hoà Dương bằng những suy nghĩ và hành động Âm như nghĩ đến những sự yên tĩnh, hoà bình, những kỷ niệm đẹp, dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, đi đến những nơi thanh tĩnh, yên bình. Nếu gặp sự chán nản, buồn phiền tức là Âm thì không nên bổ sung thêm Âm lại càng buồn phiền hơn, sẽ dẫn đến chán nản, buồn phiền khác. Cần bổ sung thêm Dương bằng những suy nghĩ và hành động Dương như đến chỗ đông người, vui vẻ, nhộn nhịp, hoạt động tích cực, hăng say, dùng những lời nói quyết đoán, vui vẻ, hài hước.
Trong tâm linh trên bàn thờ thường thắp 2 ngọn nến tượng trưng cho hai vầng Nhật, Nguyệt; lại có hai cành Cúc giấy, với nhiều bông nhỏ quanh một bông lớn tượng trưng cho ngày dương (hoa vàng bên trái), âm (hoa bạc bên phải).
Trong sinh hoạt, hút thuốc lào cũng là một hình thức hài hoà âm dương khác.Tục hút thuốc lá xuất phát từ phương tây, nhưng khi hút họ chỉ dùng có lửa (duy dương) trong khi đó hút thuốc lào của ta là một tổng hợp của nguyên lý âm dương thuỷ hoả. Cái điếu dùng để hút thuốc lào bên dưới có chứa nước, thuốc được đốt ở trên bằng lửa (dương) và kéo xuống dưới gặp nước (âm), khói thuốc (dương) đi qua nước (âm) tạo thành tiếng kêu trước khi đến miệng người hút.
Trong triết học, ý niệm âm dương đã biến thành khái niệm Tam tài gồm ba yếu tố Trời-Ðất-Người (Thiên-Ðịa-Nhân) trong đó Trời thuộc dương, Ðất âm và con Người ở giữa, có âm tánh khi so với Trời và dương tánh nếu so với Ðất.
Bất kể một việc gì cũng đều có tốt có xấu, thể hiện nguyên lý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Một việc khi đã thành công tuyệt đối tức đã đạt đến trạng thái khí Nguyên Dương hoặc Nguyên Âm tuyệt đối thì tất sẽ trong tương lai sẽ suy bại và phá vỡ. Vì vậy, khi thành công một việc gì, nhất là khi đã đạt đến đỉnh vinh quang cần lường trước sự suy thoái. Ngược lại, khi sự việc đã đến mức cùng cực tồi tệ tất sẽ xuất hiện điều sáng sủa ở tương lai. Đó là nguyên lý “cùng tắc biến, biến tắc thông” trong thuyết Âm Dương, hoặc như chúng ta vẫn thường nói “hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Đồng thời lại có câu “Âm cực dương hồi” (H: 陰極陽回, A: The Yin tends towards maximum, the Yang returns, P: Le Yin tend vers maximum, le Yang retoune), tức là khi khí Âm cực thịnh thì khí Dương khởi sinh trở lại. Ngược lại, Dương cực Âm hồi, nghĩa là khi khí Dương cực thịnh thì khí Âm khởi sanh trở lại. Như vậy, hai khí Âm và Dương biến đổi một cách tuần hoàn, nhưng trái ngược nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân