Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009

KT. I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC HÌNH SỰ

Nói đến chuyện điều tra vụ án thì ai cũng muốn nghe, ai cũng có thể tham gia. Mọi người đưa ra đủ giả thiết, đủ mọi cách điều tra và vv. Nhưng có một chuyên ngành mà ít ai năm chắc và thường chiến công của những người làm công việc này ẩn sau những người khác. Đó là những kiến thức cơ bản về Kỹ thuật điều tra tội phạm mà ở ta thường gọi là Kỹ thuật hình sự. Nội dung này đâu còn là bí mật và sở hữu riêng của lực lượng CA?

1.1- Khái niệm về KHHS :
Dưới góc độ tiếp cận khác nhau có những khái niệm khác nhau về KHHS:
- "Khoa học hình sự là một ngành khoa học trong hệ thống các khoa học pháp lí, có nhiệm vụ nghiên cứu về lĩnh vực phát hiện và điều tra tội phạm hình sự" .
- "Khoa học hình sự, một ngành khoa học trong hệ thống các khoa học pháp lí, có sự phối hợp của các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. KHHS nghiên cứu các quá trình, qui luật, hiện tượng, các phương pháp phát hiện, điều tra tội phạm và những vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là truy tìm thủ phạm, xác lập chứng cứ, phòng ngừa hiện tượng vi phạm pháp luật" .
- “Khoa học hình sự, hệ thống tri thức về các quá trình, quy luật, phương pháp phát hiện, điều tra và khám phá những sự kiện mang tính hình sự, đặc biệt là vấn đề truy tìm thủ phạm, xác lập chứng cứ phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm"...

Nói một cách khác: KHHS (hay khoa học điều tra tội phạm) là khoa học nghiên cứu việc phát hiện, điều tra và phòng ngừa tội phạm, nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phát sinh những tội phạm cụ thể nhằm tìm ra và phát triển các phương pháp phát hiện tội phạm ; nó là một ngành khoa học pháp lí, có sự phối hợp của các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ.
Lịch sử KHHS thế giới đã có từ trên 100 năm nay, khởi đầu từ nhân trắc học gắn với công lao của An-phông-xơ Bec-ti-ông (1879) và dấu vết đường vân với người đề xướng là Bác sĩ Hăng-ri Phôn (1880), nghiên cứu tự dạng của Guy-ranh (1880), đạn đạo do Hăng-ri Gốt-đa tìm ra (1835), độc chất học với ông tổ là Va-lang-tanh Rô-giơ (1806) rồi đến Thế kỉ XX mở rộng ra các lĩnh vực khoa học tự nhiên...Ngày nay tất cả những thành tựu mới nhất của KHXH&NV, KHTN&CN đều được KHHS nghiên cứu, ứng dụng để phục vụ cho cuộc đấu tranh phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Tiền thân của lực lượng KHHS Việt Nam là những CBCS chiếm lĩnh phòng hồ sơ, bộ phận căn cước của Sở Liêm phóng khi ta giành chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Khi Việt Nam Công an vụ được thành lập 921/02/1946) bộ phận căn cước thuộc Ty Chính trị. Đặc biệt từ khi Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh thành lập Thứ Bộ Công an (2/1953) thì hệ thống tàng thư căn cước đã được xây dựng thống nhất từ Trung ương xuống địa phương những vùng do ta làm chủ. Để đẩy mạnh công tác KHHS đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn Cách mạng mới, ngày 21, 22, 23/8/1957 Bộ Công an tổ chức Hội nghị Kĩ thuật hình sự lần thứ Nhất tại Hà Nội và ra Nghị quyết XH-50 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn. Những khái niệm cơ bản nhất, những nhiệm vụ trọng tâm về KHHS, về KTHS đã được chính thức đề cập. Đây là văn bản chính thức đầu tiên của CAND về xây dựng lực lượng KHHS, xác định phương hướng, tư tưởng chỉ đạo cho công tác KHHS, là tiền đề cho sự phát triển của KHHS trong các giai đoạn sau. Chính vì ý nghĩa quan trọng đó của Hội nghị này mà tháng 6/1998, Bộ trưởng BCA Lê Minh Hương đã quyết định lấy ngày 23 tháng 8 làm Ngày Truyền thống của lực lượng KHHS Việt Nam.
Hơn 60 năm qua, KHHS ngày càng tỏ rõ vai trò to lớn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.2- Các bộ phận cấu thành KHHS:
KHHS gồm 5 bộ phận cấu thành có liên quan chặt chẽ với nhau. Có thể biểu diễn các bộ phận và mối liên quan đó bằng Sơ đồ của Giáo sư êrenphơrit Xtenxơ:

1.3- Nhiệm vụ, vai trò và phương châm của công tác KTHS:
(1) Kĩ thuật hình sự là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành KHHS, là một lĩnh vực công tác của CAND, ứng dụng những tri thức, phương pháp của nhiều lĩnh vực khao học khác nhau, đặc biệt là KHTN-KT. Đó chính : là "hệ thống các quan điểm khoa học và các thủ thuật, phương pháp đưpợc vận dụng để phát hiện, thu thập, bảo quản và nghiên cứu giám định dấu vết hình sự, xác lập chứng cứ và xác định nguyên nhân, điều kiện xẩy ra vụ việc, phục vụ công tác điều tra, xét xử" .
(2) Nhiệm vụ của công tác KTHS là :
- Tham gia Khám nghiệm hiện trường nhằm: thu thập thông tin dấu vết xác định có hay không có tội phạm xẩy ra; nếu có thì đánh giá tính chất vụ án, diễn biến hành vi phạm tội; dựng mô hình đối tượng để xây dựng giả thuyết điều tra; kiểm tra đánh giá thông tin, tài liệu thu thấp bằng các biện pháp khác; cung cấp chứng cứ để xử lý vụ việc.
- Giám định dấu vết, vật chứng (giám định KTHS và PY) cung cấp tài liệu, chứng cứ khoa học để điều tra làm rõ vụ án.
- Tiến hành công tác Kĩ thuật phòng chống tội phạm như bố trí hệ thống truyền phát tín hiệu báo động, các chất, thiết bị đánh dấu nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lí và phòng ngừa tội phạm.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phát triển phương tiện, phương pháp.
(3) Vai trò của KTHS: "Công tác KTHS thực sự trở thành một biện pháp khoa học nghiệp vụ quan trọng trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm của ngành Công an.Với đóng góp tích cự mang tinh khoa học của KTHS, công tác điều tra, xét xử tội phạm ngày càng đảm bảo tính chính xác, khách quan và nghiêm minh" . Cụ thể KTHS có vai trò :
- Đối với công tác phát hiện, điều tra :góp phần kết luận về nguyên nhân , tính chất vụ việc, mức độ thiệt hại, thủ đoạn, phương thức gây án. Đồng thời nó còn là nguồn tư liệu để kiểm tra các tin tức, tài liệu được thu thập bằng các biện pháp nghiệp vụ khác
- Đối với công tác xét xử : cung cấp chứng cứ (kết luận giám định, hồ sơ hiện trường) để HĐXX có căn cứ định tội, lượng khung hình phạt.
- Đối với công tác phòng ngừa ; góp phần phát hiện phương thức, thủ đoạn gây án, điều kiện phát sinh tội phạmm, tai nạn.
(4) Phương châm của công tác KTHS :"Khám nghiệm hiện trường, giám định dấu vết thật chu đáo, tuyệt đối không để sót dấu vết và không kết luận sai"
(5) Phương hướng phát triển KTHS : "Trong điều tra, trinh sát luôn phải coi trọng công tác Khám nghiệm hiện trường và giám định KTHS. Nâng cao tỷ lệ các vụ án được KNHT và giám định, khắc phục tình trạng KNHT qua loa, đại khái, không đúng theo quy trình, quy định, bỏ sót lọt dấu vết, mẫu vật cần thu thập để giám định. Đồng thời phải nâng cao hơn nữa hoạt động giám định nhằm khai thác có hiệu quả thông tin từ dấu vết, mẫu vật để phục vụ tích cực cho công tác điều tra phá án" .
(6) Các phương pháp của công tác KTHS : Quan sát, mô tả, đo đạc, phân tích, so sánh và tổng hợp.
(7) Chiến lược phát triển đến 2010: đầu tư toàn diện, đồng bộ từ cơ sở pháp lý đến công tác tổ chức can sbộ, xây dựng và hoàn thiện cơ cấu hệ thống giám định tư pháp và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang bị phương tiện cho tất cả các lĩnh vực giám định KTHS-PY từ TW đến cấp tỉnh và huyện, đạt trình độ tương đương với các nước trong khu vực. Trong đó, định hướng xây dựng và phát triển công tác KHHS theo đúng định hướng CCTP, CCHC mà Đảng, Nhà nước đang triển khai, các Bộ luật, Pháp lệnh đã và sắp ban hành, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng như những định hướng phát triển KHHS thế giới được đề ra tại Hội nghị KHHS thế giới lần thứ 17 họp tại Hồng Kông tháng 9/2005.

1.4- Hệ thống tổ chức của lực lượng KHHS
(1) ở Trung ương:
- Lược sử: Tháng 8/1945 cùng với việc ra đời của chính quyền cách mạng, các tổ chức đầu tiên của Công an Việt Nam ra đời trong đó có các đơn vị tiền thân của lực lượng Kĩ thuật hình sự là các Ban Căn cước. Ngày 21/02/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL sát nhập các tổ chức Công an đầu tiên thành Việt Nam Công an vụ sau đó Bộ Nội vụ ra Nghị định số 121/NĐ ngày 15/4/1946 quy định về tổ chức của Việt Nam Công an vụ thì các Ban căn cước thuộc Ty Chính trị. Khi Thứ Bộ Công an (16/02/1953) rồi Bộ Công an (28/8/1953) được thành lập thì Phòng Căn cước được gọi là Phòng 5 và nằm trong Vụ Trị an hành chính.
Sau khi miền Bắc giải phóng, ngày 22/11/1954 Phòng căn cước từ Chiến khu chuyển về 87 Trần Hưng Đạo. Các địa phương đều thiết lập và tăng cường công tác này. Ngày 22/4/1960 Bộ thành lập Cục Kĩ thuật nghiệp vụ (C39) gồm 5 phòng, bộ phận KTHS gọi là Phòng 3. Các địa phương thuộc Phòng, Ban Kĩ thuật nghiệp vụ.
Ngày 19/5/1978 Bộ trưởng kí Quyết định số 77 và 78/NV/QĐ về việc tách phòng Kĩ thuật hình sự ra khỏi Cục kĩ thuật, thành lập Viện Khoa học hình sự (D44). Khi thực hiện Nghị định 250/CP ngày 12/6/1981 của Hội đồng Chính phủ về Nhiệm vụ, quyền hạn, Tổ chức bộ máy của lực lượng CAND thì Viện KHHS trực thuộc Tổng cục Cảnh sát nhân dân (Mật danh C21), với trụ sở đóng rải rác khắp Hà Nội, đến 9/1978 chuyển lên trụ sở xây dựng tại Gia Khánh, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đến 21/4/1994 bàn giao công trình này cho Cục Cảnh sát Trại giam và chuyển toàn bộ về trụ sở mới ở Hà Nội.
-Hiện nay Viện KHHS có trụ sở khang trang, hiện đại đặt tại Số 99 đường Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo các văn bản qui định của Bộ trưởng, của Tổng cục CSND thì Viện KHHS được tổ chức thành 7 phòng, 2 Trung tâm và và 1 Phân Viện:
-Phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần (P1). Điện thoại : 069 45068.
-Phòng Kĩ thuật phòng chống tội phạm (P2). Điện thoại : 069 45714.
-Phòng Giám định kĩ thuật pháp lí (P3). Điện thoại : 069 45021
-Phòng Giám định KTHS truyền thống (P4). Điện thoại : 069 45710.
-Phòng Giám định Hoá pháp lí (P5). Điện thoại : 069 45705.
-Phòng Giám định tài liệu (P6). Điện thoại : 069 45717.
-Trung tâm Giám định Pháp y-Sinh vật (P7). Điện thoại : 069 45719.
-Trung tâm Giám định Ma túy quốc gia (P8). Điện thoại: 069 45708.
-Phân viện KHHS đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (C21B).ĐT: 069 36555.
-Phân viện KHHS đặt tại Thành phố Đà Nẵng (C21). ĐT: 0511
Viện có một đội ngũ các GĐV gồm các chuyên gia được đào tạo cơ bản về công tác công an và chuyên ngành giám định, được trang bị hiện đại. Các lĩnh vực giám định chữ viết, súng đạn, ma tuý...có nhiều tín nhiệm. Một số lĩnh vực mới như Giám định Gen, giám định âm thanh bước đầu đã thu được nhiều kết quả tốt.
(2) ở cấp tỉnh, thành phố : thành lập Phòng KTHS (mật danh là PC 21). Nhiệm vụ, biên chế, tổ chức của các PC 21 thực hiện theo Quyết định số 1967/QĐ ngày 23/11/1992 của Tổng cục XDLL CAND.
Lào Cai, cũng như các địa phương khác, ban đầu bọ phận KTHS trực thuộc Ban Trị an hành chính . Bộ thành lập Cục Kĩ thuật nghiệp vụ (C39, 22/4/1960) thì KTHS thuộc Phòng Kĩ thuật nghiệp vụ. Ngày 10/7/1981 Thứ trưởng Trần Đông kí Quyết định thành lập Phòng Phòng Điều tra xét hỏi-Kĩ thuật hình sự (lúc này tỉnh Lào Cai đã nhập về Hoàng Liên Sơn), lực lượng KTHS (Đội 5) chuyển về phòng này được biên chế trong lực lượng Cảnh sát và công tác KTHS đã được thống nhất từ TW tới địa phương. Đến tháng Tháng 5 /1985 Phòng KTHS (PC 21) Công an Hoàng Liên Sơn được thành lập.
Khi tỉnh Lào Cai được tái lập theo Quyết định số 70 của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá 8 (họp từ 22/7 đến 12/8) thì cũng là dịp PC 21 Lào Cai được thành lập (Quyết định số 150/QĐ-BNV ngày 16/9/1991 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Khi đó có 4 CBCS.
Từ đó đến nay có chuyển đến, tuyển dụng mới, chuyển đi, chuyển vùng và xuất ngũ. Đến năm 2000 bổ xung thêm lực lượng CS SDCNV (6 CS và 1 CD). Cho đến nay toàn đơn vị có 16 CBCS. Trong số 10 CB KTHS thì đã có 6 được bổ nhiệm là GĐV tư pháp và đều có trình độ Đại học (3 Y, 2 Hóa, 5 CS), nhiều đ/c có Bằng Đại học thứ 2, đã qua các lớp tập huấn về KN, GĐ tại Viện KHHS, đều là Đảng viên và 6 được bổ nhiệm là Giám định viên tư pháp. Căn cứ hoàn cảnh thực tế và được sự chấp thuận của PX 13, BGĐ CA tỉnh nên PC 21 không lập các Đội chuyên trách như hướng dẫn mà sắp xếp theo mô hình mềm là mỗi phần việc bố trí 01 CB chuyên , có 1-3 người kiểm tra chéo và hỗ trợ; mỗi CBCS chuyên một phần việc, biết thực hiện và tham gia nhiều phần việc khác. Thực tiễn 14 năm qua cho thấy việc bố trí như thế là hợp lí vừa có người thường trực, chuyên sâu lại có người hỗ trợ, thay thế khi vắng mặt, kiểm tra chéo được nhau, tránh sai phạm lầm lẫn. Đơn vị được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện chuyên dùng cần thiết , triển khai đủ các bộ môn nghiệp vụ theo phân cấp. KLGĐ của đơn vị thực sự có uy tín đối với các Cơ quan THTT. Liên tục đạt ĐVTT, nhiều năm được UBND tỉnh và Bộ Tư pháp tặng Bằng khen. Ngoài công tác KN và GĐ, PC 21 Lào Cai còn quản lí bộ phận sử dụng CNV với các chuyên ngành : Giám biệt HS, Bảo vệ, Truy vết và Đặc định ma tuý.
Địa chỉ : tầng 4 trụ sở CA tỉnh. ĐT : 020 869 124 (120, 197).
Thời gian tới, hoạt động của công tác KTHS tại CA tỉnh là : triển khai đủ các bộ môn, nâng cao hiệu quả và chất lượng các mặt công tác; tham gia có hiệu quả việc KNHT, kể cả hiện trường TNGT; đầu tư thích đáng cho các lĩnh vực mà BLTTHS 2003 bắt buộc phải TCGĐ: GĐ chất ma tuý, thương tích pháp y, tuổi bị can, bị cáo, độc học pháp y, tiền giả, tình trạng sức khoẻ, tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo, nhân chứng, bị hại...Đặc biệt chú ý kĩ năng bảo vệ KLGĐ, giải thích về DV, VC trước Toà của cán bộ KTHS. Riêng giám định pháp y phấn đấu có đủ các chuyên ngành, trước mắt là: PY tử thi, PY trên người sống, PY qua hồ sơ, Xét nghiệm vi thể, Giám định DVsinh vật (nhóm máu ABO, 2 Gen), Xét nghiệm độc chất (tìm Rượu, chất ma túy trong dịch sinh học). Ngoài PY hình sự còn có: xác định tình trạng sức khoẻ, tuổi thực của bị can, bị cáo, nhân chứng, bị hại, nhất là của bị cáo khi đưa ra xét xử; những người được xem xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù; tình trạng sức khoẻ khi kết hôn với người nước ngoài, khi lập di chúc..
(3) ở cấp Huyện, Thị xã : Theo quan điểm của lãnh đạo Bộ thì :"Lực lượng KTHS công an cấp quận, huyện là một lực lượng quan trọng trong các hoạt động điều tra của công an cấp huyện trong các hoạt động bảo vệ pháp luật ở địa phương"..."Các địa phương cần bố trí đủ cán bộ KTHS CA huyện nằm trong đội trinh sát điều tra, mỗi huyện phải có từ 2-3 cán bộ KTHS... và chịu sự chỉ đạo chuyên môn cũng như trang bị phương tiện của Phòng KTHS CA cấp tỉnh"
"Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập Tổ KTHS chuyên trách, biên chế từ 02-04 cán bộ;các địa phương có ít vụ việc bố trí 01 cán bộ KTHS chuyên trách kiêm thêm công tác khác"
KTHS Công an cấp huyện có 4 nhiệm vụ như qui định tại Chỉ thị Số 08/CT-BNV ngày 15/5/1990. Nhưng thực tế chưa bao giờ CA Lào Cai thực hiện được đầy đủ theo đúng Chỉ thị đó. Do biên chế hạn hẹp, nhu cầu công việc không nhiều nên CA các huyện, thị xã đều không biên chế cán bộ KTHS chuyên trách: các đ/c này đều là ĐTV hay Đội trưởng, Đội phó Đội ĐT kiêm nhiệm và chủ yếu là làm công tác KN và quản lý vật tư, phương tiện, theo dõi công tác Trưng cầu giám định.Trong tổng số 22 CB làm công tác KTHS ở 9 huyện,thị xã có1 Trung cấp CSND chuyên ngành KTHS (Bảo Thắng). Còn lại đều có trình độ ĐH,TH được PC 21 bồi dưỡng, tập huấn (5 lớp/10 năm). KTHS CA cấp huyện chủ yếu thực hiện việc KNHT, TCGĐ, chưa tiến hành giám định, dù là sơ bộ, công tác ảnh cũng chưa hoàn thiện, công tác KTĐB không có điều kiên để triển khai thực hiện.
-*-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân