Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2009

3.NHỮNG NGÀY TRONG CĂN CỨ TẦN THÀNH

Nếu như Trung tâm đào tạo KHHT-PY của Việt Nam đặt ngay trong khuôn viên của Viện KHHS ở thủ đô thì nơi tập huấn KTHS của Công an Trung Quốc lại đặt cách Viện tới hơn 50 km.

Đặt trụ sở tại Số 3 Tần Thành (秦城3号, Tần thành 3 hiệu,qín chéng 3 hào), Quận Xương Bình (昌平区, Xương Bình khu, Chāngpíng ). Điện thoại: 0086-10-66269189 thuộc Trung tâm Giám định vật chứng Bộ Công an. Nơi đây cách trung tâm Bắc Kinh 50 km về phía Bắc và nó cùng trục với Quảng trường Thiên An Môn.



Căn cứ được xây dựng trên một triền đồi thoai thoải, gồm 4 tòa nhà chính là Kỹ túc xá, Phòng Thí nghiệm…và hệ thống các phòng học 10,20,30 chỗ và giảng đường, bể bơi, sân báng rổ…Đặc biệt các vườn rau, hoa, cây cảnh, Bạch dương, thông, rừng, hồ nhân tạo… lấp kín các khoảng trống nên sóc, chim rừng nhẩn nha ngay cả sân bóng tạo không khí thân thiện với môi trường. Hệ thống phòng họp, phòng học, phòng Thí nghiệm đều lắp máy chiếu thuân tiện. Việc duy trì vệ sinh cảnh quan nơi đây thấy rất ít người và họ đều thực hiện nhiệm vụ trong khi học viên ta chưa dậy.


Hàng năm tại đây có hơn 20 lượt Lớp tập huấn (bạn gọi là “Bồi huấn ban”, viết: 培训班, đọc: péi xùn ban) cho Công an các địa phương của Trung Quốc và Công an các nước.

3.2. Vài nét về quận Xương Bình:


Xương Bình là một quận cận nội thành của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc; có diện tích 1430 km2, dân số theo điều tra năm 2000 là 615.000 người và mật độ dân số là 430 người/km2 mới từ huyện chuyển thành quận từ 1999[1]. Trong khu vực căn cứ đóng quân còn có Cục Kỹ thuật 1 chuyên nghiên cứu sản xuất các giấy tờ cần yếu tố bảo an cao của Trung Quốc. Ngoaì ra còn có Trại giam Tần Thành[2]. Chính trại này đã từng là nơi giam giữ “Bè lũ 4 tên”[3] nổi danh trong Đại Cách mạng văn hóa[4], gồm[5]: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn (江青、张春桥、姚文元 và 王洪文) khi họ bị bắt. Nghe nói hồi đó mỗi tù nhân ở Tần Thành bị giam tại một khu vực mang mật danh riêng, tù nhân mang số hiệu "7604", bị giam ở khu vực số 203 trong trại được 22 nữ cảnh sát áp giải, quản lý, giám sát mọi hành động, ngăn ngừa mọi âm mưu trốn trại, tự sát...chính là Giang Thanh, nguyên vợ thứ tư của Mao Trạch Đông và là kẻ cầm đầu "bè lũ 4 tên". Dù rất muốn nhưng chúng tôi chỉ được quan sát dọc dẫy tường bao và cổng vào khi ô tô đưa đoàn đi qua.



Đoàn Việt nam được bạn bố trí ở tầng 2 Tòa nhà số 4 基地四号 trong căn cứ. Mỗi người một phòng riêng khép kín, đủ tiện nghi, tôi ở buồng 207 ngay cầu thang. Do lỗi từ V12 Bộ Công an Việt nam nên tên một số người dịch sang chữ TQ bị sai. Ví dụ tôi Lương Đức Mến, bởi trong Hán tự không có chữ đọc âm “mến” nên có thể dùng theo nghĩa “mến yêu” để viết bằng chữ “Mộ”慕 hay chữ “Miễn” 愐 với nghĩa gắng sức nên lẽ ra phải viết 梁德愐, Vụ Hợp tác Quốc tế lại ghi thành 梁得敏 tức là Lương Đắc Mẫn, không hợp quy luật đặt tên của gia đình tôi.Cùng đợt này còn 1 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác Đảng của các cơ quan thuộc Bộ Công an Trung Quốc và lớp chống Khủng bố cho công an các địa phương.


Căn cứ có một phòng ăn nhỏ chứa được 20 người ăn theo chế đọ tự chọn xếp cho học viên quốc tế, các bộ cao cấp, giáo viên và một phòng ăn lớn chứa được hàng trăm người dùng cho học viên khác. Món ăn phong phú, theo chế độ tự chọn và tương đối phù hợp khẩu vị Việt Nam. Có điều lúc đầu bạn cho hơi nhiều hồi và đường, hay món thịt cừu khó ăn sau được khắc phục ngay. Công an TQ nhiều người hút thuốc và hút mạnh nên chỗ nào cũng có gạt tàn. Khi chiêu đãi bạn dùng rượu Mao Đài[6], nhưng cũng ưa uống Vốt ca của ta mang sang.



Các lớp Tập huấn Kỹ thuật hình sự Trung Quốc - Việt Nam 中国-越南刑侦技术培训班 (Trung quốc - Việt nam hình trinh kĩ thuật bồi huấn ban, Zhōng guó - yuè nán xíng zhen jì shù péi xùn ban) nằm trong khuôn khổ đào tạo (chính thức chữ Trung là Bồi huấn 培训 tức bồi dưỡng và huấn luyện) của Bộ Công an Trung Quốc giúp nâng cao năng lực đảm bảo an ninh phi truyền thống cho các cơ quan thi hành luật pháp của nước ASEAN với tên gọi là “中国与东盟执法培训班” (China-ASEAN Law Enforcement Training, Trung quốc dữ đông minh chấp pháp bồi huấn ban, Zhōng guó yŭ dong méng zhí fă péi xùn ban, Trung Quốc-ASEAN Hành pháp đào tạo ) viết tắt là CALET. Khóa THÁNG 5/2009 là khóa thứ 6 của Việt Nam tập huấn tại căn cứ này. Giờ làm việc và nghỉ ngơi khá sít sao. Sau đây là nguyên văn bản nội quy của bạn giao cho học viên:

漢字 (CHỮ HÁN)
学 员 注 意 事 项
一、严格遵守作息时间,请勿缺席、迟到、早退。

二、遵守课堂纪律,上课认真听讲,尊重教员,举手发言。上课时不准抽烟,不得会客。

三、自觉服从培训班工作人员的管理。外出请假,返回销假。
四、要注意保持室内清洁,爱护学习设施,妥善保管学习用品及软件,严防损坏和丢失。

五、培训班地点:公安部物证鉴定中心培训基地
地址:北京市昌平区秦城3号
联系电话:(010)66269189

六、作息时间:
早 餐: 7∶30~ 7∶50
上 课: 8∶00~11∶30
午 餐:11∶40~12∶20
午 休:12∶30~13∶50
上 课:14∶00~17∶30
晚 餐:17∶40~18∶20

七、上课时可着便装,重要活动着正式服装。

八、学习期间不要擅自离开培训基地。

九、参观游览期间请紧跟队伍,不要单独活动。

十、学员如需帮助,请通过翻译找培训班工作人员。

Chữ Việt: NHỮNG ĐIỀU HỌC VIÊN CẦN CHÚ Ý
1. Tuân thủ nghiêm khắc giờ làm việc và nghỉ ngơi, không được vắng mặt, đến muộn, về sớm .
2. Giữ gìn kỷ luật lớp học, học tập một cách nghiêm chỉnh, tôn trọng giáo viên, trước khi phát biểu ý kiến phải giơ tay. Khi lên lớp không được hút thuốc và tiếp khách.
3. Tự giác phục tùng sự quản lý của viên chức cán bộ lớp đào tạo. Có việc ra ngoài phải xin phép, sau khi về đến căn cứ phải báo cáo .
4. Chú ý giữ gìn vệ sinh trong phòng, giữ gìn thiết bị học tập, bảo quản tốt các thiết bị và phần mềm học tập, giữ gìn cẩn thận không cho bị hỏng hoặc bị mất .
5. Địa điểm lớp đào tạo: Căn cứ đào tạo Trung tâm giám định vật chứng Bộ Công an Trung Quốc.
Địa chỉ: Số 3 Tần Thành, quận Xương Bình, thành phố Bắc Kinh.
Điện thoại: 0086-10-66269189
6. Giờ làm việc và nghỉ ngơi:
Bữa sáng : 7:30 – 7:50
Lên lớp : 8:00 – 11:30
Bữa trưa : 11:40 – 12:20
Nghỉ trưa : 12:30 – 13:50
Lên lớp : 14:00 – 17:30
Bữa cơm tối : 17:40 – 18:20
7. Lên lớp có thể mặc thường phục, khi có các hoạt động quan trọng phải mặt áo chính thức .
8. Trong thời gian học tập khộng được tuỳ ý rời khỏi căn cư đào tạo.
9. Trong thời gian thăm quan du lịch phải đi theo đoàn, không được hành động riêng lẻ.

10. Nếu cần sự giúp đỡ , học viên có thể thông qua phiên dịch thông báo cho viên chức quản lý của căn cứ đào tạo.


Trời Tần Thành 4 rưỡi đã sáng, 20 giờ tối trời vẫn rõ mặt nên khá rảnh thời gian. Nhưng bạn không cho ra ngoài, muốn mua gì phải ra duy nhất một cửa hàng cách cổng 200 m và có Phó trưởng phòng Hậu cần Trương Cương (张刚 Zhanggang) và phiên dịch 譯 đi cùng.



Chương trình do các Giáo sư, Chuyên viên của Trung tâm đảm nhiệm. Phiên dịch gồm 2 đ/c là: Đàm Phúc Sinh, CS Phòng chống ma túy (谭愊生禁毒公安, Đàm Phúc Sinh- cấm độc công an, tán bì sheng jìn dú gong an) và Hoàng Tiểu Hồng (黄小洪交通部公安, Hoàng Tiểu Hồng- giao thông bộ công an, huáng xiăo hóng jiao tong bù gong an ), CS Giao thông và cùng thuộc Công an tỉnh Quảng Tây (广西公安省, Quảng tây công an tỉnh, Guăng xi gong an shĕng ). Cả 2 tuy mới học tiếng Việt nhưng chịu khó, nắm bắt được vấn đề, dễ hòa đồng, nhiệt tình. Có thuật ngữ chuyên môn cả lớp cùng phiên dịch tham gia tìm từ phù hợp, sát nghĩa khá vui. Có những từ mới người Việt nghe chưa quen, khó tìm từ ngắn thuận tai, ví dụ: Tuần thị 巡视 (xún shì= vừa đi quanh vừa quan sát hiện trường), Khúc tuyến 曲线 (qu xiàn= đường cong áp sát) hay có từ mấy ông chưa hiểu rõ xui “đại” phiên dịch.


Nội dung Gồm 6 bài:

日 期 时 间 内 容 / Chương trình 主讲人 / Người phụ trách
5月27日 全 天 学员报到 Học viên đến căn cứ, nhận chỗ ở 培训班负责人 Cán bộ phụ trách lớp đào tạo
5月28日 上 午 开班典礼,简要介绍培训内容和注意事项 Lễ khai giảng,giới thiệu sơ lược nội dung đào tạo và những điều cần chú ý.
14h30 物证鉴定技术的现状和发展趋势 Hiện trạng và xu thế phát triển của kỹ thuật giám định vật chứng 王桂强研究员 Chuyên viên: Vương Quế Cường
18h00 二所宴请学员 Sở thứ hai của Trung Tâm mời cơm chiêu đãi lớp Việt Nam
5月29日 08h00-11h30 命案现场重建 Dựng lại hiện trường vụ án giết người. 闵建雄主任法医师 Chủ nhiệm pháp y : Mẫn Kiến Hùng
14h30-17h30 命案现场重建
5月30日 08h00-11h30 微量物证检验技术 Kỹ thuật kiểm nghiệm vật chứng vi lượng 权养科研究员 Chuyên viên: Quyền Dưỡng Khoa
14h30-17h30 声纹检验技术 Kỹ thuật kiểm nghiệm văn thanh. 李敬阳研究员 Chuyên viên:
Lý Kính Dương
5月31日 08h00-11h30 痕迹检验技术在案件现场分析中的应用 Sự ứng dụng của kỹ thuật kiểm nghiệm vết tích trong công tác phân tích hiện trường vụ án 班茂森副研究员 Phó chuyên viên: Ban Mậu Sâm
14h30-17h30 足迹检验 Kiểm nghiệm dấu chân.
6月1日 08h00-11h30 撬压痕迹及配钥匙痕迹检验 Kiểm nghiệm vết tích khua gậy và chìa khoá bị copy 班茂森副研究员
14h30-17h30 实验 Học viên thực hành.
6月2日 08h00-11h30 手印鉴定技术, 手印显现的基本原则, 现场手印发现方法 Kỹ thuật giám định dấu tay. Nguyên tắc cơ bản để nổi hiện dấu tay
Phương pháp phát hiện dấu tay tại hiện trường. 常柏年研究员 Chuyên viên: Thường Bách Niên
14h30-17h30 Kiểm nghiệm dấu tay bằng phương pháp quang học .
Nổi hiện dấu tay bằng phương pháp vật lý.
6月3日 08h00-11h30 手印的光学检验方法
手印的物理显现方法 Kiểm nghiệm dấu tay bằng phương pháp quang học .
Nổi hiện dấu tay bằng phương pháp vật lý. 常柏年研究员
14h30-17h30 实验 Học viên thực hành.
6月4日 08h00-11h30 手印的化学显现方法 Nổi hiện dấu tay bằng cách hoá học. 常柏年研究员
14h30-17h30 实验 Học viên thực hành
6月5日 08h00-11h30 毒物毒品检验技术 Kỹ thuật kiểm nghiệm chất độc và ma túy. 王芳琳副研究员
Phó chuyên viên:Vương Phương Lâm
14h00-18h00 在公安部物证鉴定中心参观,在公安部举行结业式 Tham quan trung tâm giám định vật chứng Bộ Công an TQ
Tổ chức lễ tốt nghiệp lớp đào tạo tại Bộ Công an TQ
18h00 部国际合作局宴请 Cục hợp tác quốc tế Bộ Công an TQ mời cơm chiêu đãi
6月6日 全 天 在北京参观游览 Tham quan du lịch ở Bắc Kinh
6月7日 全 天 在北京参观游览
6月8日 全天 外地参观 Đến thành phố khác tham quan du lịch
6月9日 全天 外地参观
6月10日 全天 外地参观, Đến thành phố khác tham quan du lịch .
学员归国 Học viên trở về nước.


Nhận xét về nội dung:


Nhận thức bản thân:



-*-


[1] Bắc Kinh có các Quận là : Đông Thành · Tây Thành · Sùng Văn · Tuyên Vũ · Triều Dương · Hải Điến · Phong Đài · Thạch Cảnh Sơn · Môn Đầu Câu · Phòng Sơn · Thông Châu · Thuận Nghĩa · Xương Bình · Đại Hưng · Hoài Nhu · Bình Cốc và các huyện là: Mật Vân · Diên Khánh.
[2] Trại giam Tần Thành, là một trong những trại giam nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Đây nguyên là trại giam có từ thời Quốc dân Đảng chuyên giam giữ những tội phạm quan trọng nhất.
Năm 1955 chính phủ CHND Trung Hoa tiến hành khảo sát và quyết định xây dựng tại phía bắc thủ đô ở thôn Tiểu Thang, huyện Tần Thành một nhà tù mới lấy tên là “Trại giam Tần Thành” và từ 1960 công việc thi công được bắt đầu. Đây là một trong 157 công trình do Liên Xô viện trợ thiết kế, xây dựng trong thời kỳ đó, với 4 khu: A, B, C, D. Tất cả các toà nhà đều xây 3 tầng trên triền đồi. Trong đó mỗi gian giam giữ rộng 20 mét vuông, có nhà vệ sinh riêng biệt, bao quanh trại là bức tường được thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa trốn trại và cướp tù (tôi đã quay được đoạn tường rào này) . Sau khi hoàn thành được đặt dưới sự quản lý của Cục 13 (监所管理局) Bộ Công an Trung Quốc. Trong thời kỳ mở cửa, để từng bước xây dựng và hoàn hảo pháp luật, tháng 6/1983, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tri quy định về việc quản lý nhà giam phục vụ công tác điều tra, xét hỏi trong đó có những quy định ngoại lệ cho Trại giam Tần Thành (Qincheng Prison).
Trong Trại này, tù nhân chia thành các "cấp độ" khác nhau căn cứ vào vị trí làm việc và thái độ chính trị của họ trước khi vào trại. Đối với các tù nhân cao cấp các bữa ăn được ưu đãi hơn, còn các tù nhân ở cấp thấp áp dụng chế độ "một canh". Trại cũng có một cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho tù nhân. Trong khi bị giam giữ, phạm nhân cũng phải lao động, chẳng hạn như đan nón rơm...
Trong thời ký Cách mạng văn hóa Trại có 6 phòng đặc biệt giam giữ Vương Lực, Quan Phong, Thích Bổn Vũ... Đồng thời Trại cũng giam giữ các yêú nhân của chế độ cũ(như: Trầm Tuý, Vương Lăng Cơ, Tằng Khoách Tình, Từ Viễn Cử, Liêu Tông Trạch, Vương Tĩnh Vũ, Khổng Khách Quế..). Sau này Trại Trại được mở rộng để giam giữ “Tứ nhân bang”, Ban Thiện Lạt Ma, Trần Hy Đồng (năm 1968) , Kim Kính Mại, Nguỵ Kinh Sanh, Thành Khắc Kiệt, Lưu Hiểu Khánh (năm 2002), rồi Bảo Đồng, ủần Lương Vũ..là những “chính trị phạm” quan trọng.

[3] Sau cái chết của Lâm Bưu, Cách mạng văn hóa mất một ngọn cờ đầu. Lãnh đạo quân đội mới ra lệnh thiết lập lại trật tự do mối nguy hiểm đang đe dọa dọc biên giới Trung-Xô (thời kỳ Trung Quốc và Liên Xô mâu thuẫn sâu sắc). Thủ tướng Chu Ân Lai chấp nhận Cách mạng Văn hóa nhưng không ủng hộ đã giành lại quyền hành và đưa Đặng Tiểu Bình (đang bị giam) trở lại lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1973 còn Lưu Thiếu Kỳ (Chủ tịch nước) qua đời trong tù năm 1969.
Lúc Mao Trạch Đông hấp hối, một cuộc đấu tranh quyền lực nảy sinh giữa Tứ nhân bang và liên minh của Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai mất năm 1976, Hoa Quốc Phong được chính thức bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Cuộc đấu tranh giữa các nhà lãnh đạo trong Đảng Cộng sản với "bè lũ 4 tên"do Giang Thanh cầm đầu bước vào giai đoạn quyết định. Dưới sự lãnh đạo của Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh..., Đảng và nhân dân Trung Quốc đã đập tan những âm mưu, kế hoạch của "bè lũ 4 tên".
Ngày 25/1/1981, “Tứ nhân bang”四人帮 bị đưa ra xét xử trước một phiên tòa đặc biệt mở tại trụ sở tại Bộ Công an ở số 1 đường Chính Nghĩa (Bắc Kinh) với tội danh chống Đảng với mức án tử hình đối với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều. Nhưng án được hoãn thi hành 2 năm và sau đó được giảm xuống còn chung thân, tiếp tục được hạ xuống còn 18 năm. Sau khi ra tù, Giang Thanh qua đời vào năm 1991, Vương Hồng Văn mất năm 1992, Trương Xuân Kiều mất năm 2005 và Diêu Văn Nguyên mất tháng 12/2005.
[4] Đại cách mạng Giai cấp vô sản (无产阶级文化大革命; Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng) thường gọi tắt là Đại cách mạng văn hóa 文化大革命 wénhuà dà gémìng, hay vắn tắt hơn là Văn cách 文革, wéngé là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng vô chính phủ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo một số tài liệu nước ngoài thì trong 10 năm đó đã có khoảng 7~8 triệu người bị giết hoặc bị ép tự vẫn, trong đó có những tướng lĩnh, nhà khoa học nổi tiếng. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện.
Sau khi Mao Trạch Đông chết (09/9/1976), đến chiều 06/10/1976 bằng kế 開門缉盜 “khai môn tập đạo” (mở cửa bắt giặc), Hoa Quốc Phong (Thủ tướng), Diệp Kiếm Anh (Nguyên soái-Bộ trưởng quốc phòng), Uông Đông Hưng (người chỉ huy biệt đội 8341, đơn vị phụ trách bảo vệ an ninh cho Trung ương đảng) đã bắt gọn Tứ nhân bang, chấm dứt thời kỳ đại loạn 10 năm, đưa Đặng Tiểu Bình 鄧小平 trở lại chính trường (Uỷ viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch quân uỷ Trung ương và Tham mưu trưởng quân đội), mở ra trang sử mới.
[5] Để phục vụ cho việc giam giữ và xét xử những kẻ cầm đầu "bè lũ 4 tên", đội cảnh sát vũ trang đầu tiên của Trung Quốc đã được thành lập ngày 22/3/1978 tại nhà tù Tần Thành (Bắc Kinh). Lực lượng đặc biệt này bao gồm hơn 300 thành viên, được tuyển chọn từ 13 tỉnh trong cả nước. Tất cả đều đã trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt về nhân thân và tư cách đạo đức. Họ có nhiệm vụ quản lý những tội phạm đặc biệt: thành viên hai tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh và Lâm Bưu. Mỗi tù nhân ở Tần Thành bị giam tại một khu vực mang mật danh riêng.
[6] Rượu Mao Đài (茅台酒, Máotái jiǔ, Mao Đài tửu) là một nhãn hiệu rượu trắng của Trung Quốc. Mao Đài là tên gọi của một thị trấn gần Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, nơi có truyền thống sản xuất loại rượu này và sau này trở thành tên gọi của rượu. Rượu Mao Đài là rượu trưng cất từ cao lương lên men. Rượu này có đặc trưng là trong vắt, không màu, có mùi thơm đặc trưng và có độ cồn cao (truyền thống là 65%, song gần đây có nhiều loại Mao Đài chỉ từ 35 đến 47%). Rượu Mao Đài có lịch sử trên 300 năm, bắt đầu từ đầu đời Thanh. Danh tiếng của nó bắt đầu vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc khi Chu Ân Lai dùng nó để chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia khác của thế giới. Giá khá đắt, thời điểm chúng tôi sang là cỡ 300.000 VND/chai 50.

Tiếp bài 4 "GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở TRUNG HOA"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân