Dù có những lúc "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" song trong quá khứ, hiện tại và tương lại quan hệ Việt-Trung luôn là mối quan hệ láng giềng có nhiều điểm tương đồng. Việc thăm quan, học tập tại đất nước rộng lớn, kì vĩ, bí hiểm, có một nền văn minh lâu đời... này là ước muốn không phải của riêng ai.
Theo Quyết định số 396/QĐ-BCA(V12) ngày 13 tháng 5 năm 2009 do Thứ trưởng thường trực Bộ công an Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn ký, đoàn cán bộ Bộ Công an Việt Nam tham dự lớp đào tạo nghiệp vụ trinh sát hình sự tại Trung Quốc thời gian từ ngày 26/5/ đến 11/6/2009 (Khóa 6) gồm 10 người là:
1- Thượng tá Phạm Quốc Khanh, Phó trưởng phòng C21, Trưởng đoàn;
2- Thượng tá Bác sĩ Lương Đức Mến, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Lào Cai;
3- Thượng tá Nguyễn Cao Khải, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Điện Biên;
4- Thượng tá Hồ Minh Hậu, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế;
5- Thượng tá Bác sĩ Vũ Đắc Liêm, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Hải Dương;
6- Thượng tá Bùi Minh Lợi, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Lạng Sơn;
7- Thượng tá Nguyễn Thanh Hùng, Phó Trưởng phòng PC 14, Công an thành phố Hà Nội;
8- Thượng tá Nguyễn Thanh Liêm, Phó Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Đăk Lắk;
9- Trung tá Bác sĩ Bùi Dũng, cán bộ C21;
10-Đại úy Bác sĩ Cao Xuân Trung, cán bộ C21.
2- Thượng tá Bác sĩ Lương Đức Mến, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Lào Cai;
3- Thượng tá Nguyễn Cao Khải, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Điện Biên;
4- Thượng tá Hồ Minh Hậu, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế;
5- Thượng tá Bác sĩ Vũ Đắc Liêm, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Hải Dương;
6- Thượng tá Bùi Minh Lợi, Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Lạng Sơn;
7- Thượng tá Nguyễn Thanh Hùng, Phó Trưởng phòng PC 14, Công an thành phố Hà Nội;
8- Thượng tá Nguyễn Thanh Liêm, Phó Trưởng phòng PC 21, Công an tỉnh Đăk Lắk;
9- Trung tá Bác sĩ Bùi Dũng, cán bộ C21;
10-Đại úy Bác sĩ Cao Xuân Trung, cán bộ C21.
Trong danh sách trên, cao tuổi nhất là Bùi Minh Lợi (SN 1953), sau đó là Bùi Dũng, Vũ Đắc Liêm (SN 1954), Lương Đức Mến, Nguyễn Cao Khải (SN 1955), Nguyễn Thanh Hùng (SN 1957), cuối cùng là Cao Xuân Trung (SN 1970). Về thành phần, ngoài NTH là CSHS còn lại là KTHS, trong đó Đắk Lắk và Lạng Sơn là 2 địa phương chuẩn bị đăng cai giao ban KTHS của 2 miền.
Hầu hết các địa phương khi nhận điện hay bản Fax của P1C21 đã lo thủ tục, mãi sau này bản gốc của V12 gửi cho Giám đốc mới đến nơi (khi đó có người đã lên đường). Do hướng dẫn chưa kỹ nên Danh sách trích ngang gửi không đủ dữ liệu để làm Hộ chiếu, phải bổ sung nhiều lần. Bản thân tôi, Vũ Đắc Liêm đã có HỘ CHIẾU (PASSPORT) sau lại phải đổi thành HỘ CHIẾU CÔNG VỤ (OFFICIAL PASPORT). Hộ chiếu của tôi thuộc Type: PF, Code: VNM, Passport NO S1063985 cấp ngày 19/5/2009 và có giá trị đến 19/5/2014.
Đa số lần đầu sang Trung Quốc dự tập huấn và những người đi trước trao đổi kinh nghiệm thiếu cụ thể, thời gian lại quá gấp (nửa tháng) nên chúng tôi đều thụ động trong khâu chuẩn bị: không biết trước chi tiết nội dung chương trình học, danh xưng chính thức nơi học tập, quyền và nghĩa vụ của cá nhân, những danh thắng tham quan…Do vậy chưa có sự tìm hiểu thấu đáo những kiến thức và vốn Hán ngữ cần thiết nhưng lại mang dư bộ Comple, cặp lên lớp, sổ tay, bút ghi chép.
Đa số lần đầu sang Trung Quốc dự tập huấn và những người đi trước trao đổi kinh nghiệm thiếu cụ thể, thời gian lại quá gấp (nửa tháng) nên chúng tôi đều thụ động trong khâu chuẩn bị: không biết trước chi tiết nội dung chương trình học, danh xưng chính thức nơi học tập, quyền và nghĩa vụ của cá nhân, những danh thắng tham quan…Do vậy chưa có sự tìm hiểu thấu đáo những kiến thức và vốn Hán ngữ cần thiết nhưng lại mang dư bộ Comple, cặp lên lớp, sổ tay, bút ghi chép.
Thủa nhỏ tôi biết nước Trung Quốc, người Trung Hoa, thường gọi là nước Tầu, người Khách qua lời kể của bà, của bố. Lớn lên qua tiếp xúc, học tập, sách báo, phim ảnh, qua công việc...Qua đó, tôi thấy Trung Quốc vừa gần gũi vừa huyền bí; vừa rộng lớn luôn muốn rộng hơn với khái niệm về biên giới khác người; người Trung Hoa vừa thâm trầm, vừa giỏi buôn bán, giỏi lập mưu và tài tổng kết kinh nghiệm một cách cô đúc thành nhóm như thành ngữ 4, 5 từ một; lãnh đạo Trung Quốc được đào tạo, thử thách khá cơ bản và là những người dám nghĩ dám làm, quyết đoán. Thời nào đất nước vĩ đại này cũng sản sinh ra những nhà độc tài và những vĩ nhân kiệt xuất.
Trong những ngày sống tại Lào Cai (02/1964-09/1973) và sau này khi trở lại Lào Cai công tác (từ 10/1991) tôi đã đôi lần đặt chân sang đất Trung Quốc[10] nhưng chưa lần nào đi bằng HỘ CHIẾU, còn đi theo đường dân sự bằng GIẤY THÔNG HÀNH XUẤT NHẬP CẢNH (出入境通行証証) thì không được ngành cho phép. Do vậy đây là dịp hiếm và tôi quyết tâm để ý, tìm tòi, chiêm nghiệm, rút ra bài học cần thiết có lẽ không chỉ cho riêng mình.
Là thành viên trong Đoàn, lần đầu đến những địa danh nổi tiếng của Trung Quốc ngoài việc tiếp thu những kiến thức mới, tìm hiểu thực trạng và xu thế phát triển của KTHS Trung Quốc, Đoàn còn được tận mắt chứng kiến, tìm hiểu nhiều điều lý thú của đất nước Trung Hoa vĩ đại, đất nước sản sinh ra 4 phát minh[11] lớn nhất của nhân loại (四大发明, tứ đại phát minh, sì dà fa míng) mà trong đó có nhiều phát minh được sử dụng hàng ngày trong công tác KTHS. Càng đi càng hiểu câu người Trung Hoa nói: “Nếu muốn xem Trung Quốc cổ một nghìn năm thì đến Bắc Kinh, xưa một trăm năm thì đến Thượng Hải, còn muốn xem những gì vài thập niên trở lại đây thì nên đến Thâm Quyến”. Rất tiếc 1 trong 3 nơi đó là Thượng Hải thì không có dịp còn 2 thành phố kia đã được bạn cho tham quan, tuy có hơi ngắn ngày.
Tôi sẽ ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe, tìm hiểu, cảm nhận của mình về chuyến đi này, những địa danh đã qua, cùng những bức ảnh, đoạn Video đã chụp, quay được. Loạt bài viết sẽ gồm các phần:
1. Thay lời mào đầu:
1. Thay lời mào đầu:
1.1. Danh sách Đoàn đi và sự chuẩn bị:
1.2. Trung Hoa như tôi đã biết :
1.3. Việc làm từ Tâm nguyện:
1.2. Trung Hoa như tôi đã biết :
1.3. Việc làm từ Tâm nguyện:
2. Đường sang nước bạn:
2.1. Chuẩn bị và gặp mặt:
2.2. Sân bay Nội Bài và chặng bay đầu tiên:
2.3. Trạm trung chuyển trên dất Trung Hoa:
2.4. Đặt chân lên thủ đô nước bạn:
2.2. Sân bay Nội Bài và chặng bay đầu tiên:
2.3. Trạm trung chuyển trên dất Trung Hoa:
2.4. Đặt chân lên thủ đô nước bạn:
3. Những ngày trong căn cứ đào tạo Tần Thành:
3.1. Căn cứ đào tạo của Trung tâm Giám định:
3.2. Vài nét về quận Xương Bình:
3.3. Ăn, ở và sinh hoạt :
3.4. Mục tiêu học tập:
3.5. Nội dung chương trình:
3.2. Vài nét về quận Xương Bình:
3.3. Ăn, ở và sinh hoạt :
3.4. Mục tiêu học tập:
3.5. Nội dung chương trình:
4. Giám định Kỹ thuật hình sự ở Trung Hoa.
4.1. Tổ chức của Bộ Công an Trung Quốc:
4.2. Trung tâm Giám định vật chứng:
4.3. Việc bạn đã làm:
4.2. Trung tâm Giám định vật chứng:
4.3. Việc bạn đã làm:
5. Ngày bế giảng:
5.1. Lễ bế giảng:
5.2. Chiêu đãi và chia tay:
5.2. Chiêu đãi và chia tay:
6. Thăm Bắc Kinh, ấn tượng về lòng tự tôn dân tộc và trật tự đô thị:
6.1. Kinh đô nước bạn:
6.2. Đường thông và cây xanh rợp bóng:
6.3. Vạn lý trường Thành:
6.4. Đồng Nhân đường và tâm lý đám đông:
6.5. Khách sạn và bữa ăn nhớ đời:
6.6. Thăm Thập Tam Lăng:
6.7. Nghé qua Tử Cấm Thành:
6.8. Thăm Thiên An Môn và viếng Mao Chủ tịch:
6.9. Trở lại Quảng Châu:
6.2. Đường thông và cây xanh rợp bóng:
6.3. Vạn lý trường Thành:
6.4. Đồng Nhân đường và tâm lý đám đông:
6.5. Khách sạn và bữa ăn nhớ đời:
6.6. Thăm Thập Tam Lăng:
6.7. Nghé qua Tử Cấm Thành:
6.8. Thăm Thiên An Môn và viếng Mao Chủ tịch:
6.9. Trở lại Quảng Châu:
7. Thâm Quyến với tính sáng tạo:
7.1. Thành phố mở cửa:
7.2. Cửa sổ thế giới:
7.2. Cửa sổ thế giới:
8. Đến Quảng Châu mới biết mình nghèo:
8.2. Vùng đất “Lưỡng Quảng”:
8.3. Thăm Công viên Ngũ dương:
8.4. Khu cửa khẩu La Hồ:
8.5. Thăm nơi Nguyễn Ái Quốc từng sống, hoạt động :
8.3. Thăm Công viên Ngũ dương:
8.4. Khu cửa khẩu La Hồ:
8.5. Thăm nơi Nguyễn Ái Quốc từng sống, hoạt động :
9. Đường về và đôi nỗi suy tư:
9.1. Tái gặp Bạch Vân:
9.2. Bay trong đêm mưa:
9.3. Nội Bài như tôi thấy:
9.4. Hà Nội trong nóng bức:
9.5. Chuyến tầu nặng gánh:
9.6. Ứớc vọng không của riêng ai:
9.2. Bay trong đêm mưa:
9.3. Nội Bài như tôi thấy:
9.4. Hà Nội trong nóng bức:
9.5. Chuyến tầu nặng gánh:
9.6. Ứớc vọng không của riêng ai:
11. Lời kết một chuyến đi:
-*-
[10] Ngoài những bận đi chơi hồi nhỏ, còn có vài bận khác. Lần đầu vào ngày 18/5/1993 tham gia bảo vệ an toàn Lễ cắt băng thông Cầu Kiều, mở lại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai sau 16 năm băng giá. Lần thứ hai, ngày 07/5/2002 chỉ huy Khám nghiệm hiện trường vụ 065/PL ở bãi cây Tống Quá Sủi, Mường Khương có phối hợp với CA Trung Quốc, rất mệt...[11] Đó là phát minh ra La bàn (Kim chỉ nam xuất hiện từ thời Chiến Quốc), Thuốc súng (do các nhà luyện đan triều Đường phát minh ra và đến cuối triều Đường, đầu triều Tống lần đầu tiên thuốc nổ được dùng trong quân sự), nghề Làm giấy (hoạn quan Thái Luân 蔡倫, 50–121. dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách… cải tiến kỹ thuật của cổ nhân để chế tạo ra giấy) và nghề In (thế kỷ VIII).
-=*=-
- Lương Đức Mến (sưu tầm, biên soạn và lược thuật)-
Tiếp bài 2: "ĐƯỜNG SANG NƯỚC BẠN"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân