Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

ĐỒ ÔN DỊCH, MẮC DỊCH - tại sao?

Xưa nay, trong ngôn ngữ nói hay viết, ta thường hay nghe câu “đồ mắc dịch”, “thằng ôn dịch” ... nhưng đi sâu mổ sẻ cụm từ này đâu phải ai cũng tường và sử dụng chính xác. Nhân rảnh do Covid-19 thư tìm hiểu chút chơi!

Trước hết, nói về TỪ NGUYÊN:

 “DỊCH” là một từ Hán Việt mà Hán tự có đến ngót 4 chục chữ đều được các cụ ta xưa phiên là “dịch”, như: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , 驿. Trong đó chỉ có chữ “” thuộc đối tượng mà ta đang “ngâm” cứu.

Chữ này có mã là U+75AB, tổng 9 nét, thuộc bộ “nạch” + 4 nét (chữ “dịch” bỏ bộ  xích còn chữ “thù” ), hành “mộc” , phiên thiết là “doanh chích thiết” 營隻切, hài thanh “dịch” 役省聲.

Nó có một số nghĩa là: bệnh ôn dịch, bệnh lây được, bệnh truyền nhiễm, bệnh có thể lây ra mọi người,…

Vào tiếng Việt, dịch được bảo lưu cả âm lẫn nghĩa; vừa tồn tại độc lập vừa tham gia tạo từ. Từ điển tiếng Việt định nghĩa dịch là “tình trạng bệnh lây lan truyền rộng trong một thời gian”.

Từ đó mới có Phòng dịch 防疫, Dịch tễ 時疫, Dịch lệ 疫癘, Đại dịch COVID-19 2019 冠狀病毒病疫情, …

Từ “mắc” dễ hiểu, đơn thuần là động từ chỉ “bị giữ lại, bị cản trở hoạt động đến mức khó gỡ ra, khó thoát khỏi”

Còn từ “ÔN” cũng có gốc Hán Việt, từ chữ có mã U+761F với 14 nét, thuộc bộ nạch , nghĩa là “bệnh truyền nhiễm”.

Thứ hai, sự phong phú của tiếng Việt chính là đây: cổ nhân hiểu rằng  dịch bệnh là những thảm họa bởi sức tàn phá khủng khiếp mà ai cũng sợ, căm ghét, ghê tởm. Chính vì vậy đã ghép “ôn” với “dịch” thành “đồ ôn dịch” để tăng nghĩa nhằm chửi, rủa, ám chỉ một đối tượng xấu xa, chỉ mang đến điều phiền phức, bất hạnh…

Còn “đồ mắc dịch” là tiếng chửi rủa một người nào đó đang bị dính một loại dịch bệnh gì đó, mà có thể lây lan hoặc gây ảnh hưởng tới người khác. Ví như  phong cùi, ghẻ lỡ...hay đơn thuần chỉ là lời rủa người có nết xấu!

Ngoài ra, phương ngữ còn có “đồ già dịch” cũng dùng khi muốn chê người mất nết.

Tóm lại dính đến “dịch” chả có hay ho gì!

(Tranh mh mượn từ gốc trên mạng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân