Nhân 20/11 tự dưng nhớ lại rằng từ thời cấp
2 mình đã được học: VÌ LỢI ÍCH 10 NĂM TRỒNG CÂY, VÌ LỢI ÍCH 100 NĂM TRỒNG NGƯỜI. Lớn lên một chút mình thấy câu đó thật chí lý và nhớ rằng hồi học cấp 3 từng làm văn nghị luận về ý đó.
Sau này, khi trưởng thành, nhất là lúc đã
thành hưu nhân, hay tìm hiểu về mọi thứ mình mới biết rằng tư tưởng đó có từ trước
Công nguyên, nghĩa là cách nay ngót 3.000 năm rồi! Nó xuất phát từ bên Bắc quốc
với thành ngữ: “十 年 樹 木 百 年 樹 人 mà người Hoa nay
đọc là: “shí nián shù mù, bǎi nián shù rén” còn các cụ nhà Nho Đại Việt ta xưa đọc
là: “Thập niên thụ Mộc, Bách niên thụ Nhân”!
Truy xa hơn, tư tưởng trên nguyên là của một chính trị gia, nhà
quân sự và nhà tư tưởng xuất sắc của Trung Quốc thời Xuân Thu (春秋時代, 771
đến 476 tCn). Đó là Quản Trọng (管仲, 725 - 645 tCn), họ Cơ,
tộc Quản, tên thực là Di Ngô 夷吾, tự là Trọng, thụy hiệu là Kính 敬, đương thời hay gọi Quản Tử 管子. Ông là người nay là huyện Dĩnh Thượng颍上, tỉnh An Huy安徽 vùng Hoa Đông華東và là hậu duệ của Chu Mục vương (周穆王, 992
– 922 tCn).
Ông từng được Tề Hoàn Công (齊桓公, 715
- 643 tCn) bỏ hiềm xích cũ bái làm Tể
tướng宰相 và với tài năng,
đức độ của mình, Quản Trọng đã sử dụng chính sách quân chính hợp nhất, binh dân
hợp nhất, giúp nước Tề (齊國, 1046-221 tCn) trở nên
hùng mạnh bậc nhất trong thời điểm ấy.
Tư tưởng của ông về xây dựng nhân lực cho
quốc gia thường được nhắc đến trong bài: 一年之計có nguyên văn như sau: “一年之計,莫如樹穀;十年之計,莫如樹木;終身之計,莫如樹人 .一樹一穫 者,穀也;一樹十 穫者,木也;一樹百穫者,人也.”
Bài Nhất chi Kế của Quản tử được phiên
âm Hán Việt là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc
như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc
dã; Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã; Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã.
Dịch nghĩa: Kế hoạch một năm không chi bằng trồng
lúa; kế hoạch mười năm không chi bằng trồng cây; kế hoạch suốt đời không chi bằng
trồng người. Trồng một gặt được một, đó là trồng lúa; trồng một thu hoạch được
mười, đó là trồng cây; trồng một thu hoạch được trăm, đó là trồng người.
Tư tưởng “Bách niên thụ Nhân” đó được Lã Bất
Vi (吕不韦, 292-235
tCn) áp dụng rất thành
công khi quyết định “đầu tư” cho công tử Doanh Tử Sở (嬴子楚, tức
Tần Trang Vương, 秦庄王, 249 - 247 tCn, sau này)
và góp phần thiết lập nên Đế quốc Tần (秦朝 , 221 - 206 tCn) thống nhất toàn Trung Hoa vào năm 221 tCn
dưới thời Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 221-210 tCn).
Ảnh TTHK và ĐN Phu nhân với HCĐ lấy trên mạng |
Thời hiện đại, ngày 19 tháng 1 năm 2011, Tổng
thống Mỹ Barack Obama, trong quốc yến tiếp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào 胡锦涛tại phòng Xanh dương của Nhà Trắng, đã
trích dẫn tư tưởng đó của Quản Tử với hàm ý rằng tình hữu nghị Mỹ-Trung xây dựng
từ lâu và sẽ tiếp tục phát triển.
Ảnh TT Hàn quốc phát biểu tại ĐHTH (lấy trên mạng) |
Gần đây, trong chuyến thăm Trung Quốc vào
tháng 6/2013, ngày 29/6, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có buổi diễn thuyết
với chủ đề “Chặng đường niềm tin trong 20 năm tiếp theo” tại Trường đại học
Thanh Hoa 清华大学, nơi Chủ tịch
Tập Cận Bình và một số người Trung Quốc giải Nobel từng theo học. Trong bài nói
bà cũng nhắc tới tư tưởng của Quản Trọng và phương châm của trường “tự cường
liên tục, đạo đức chú trọng” 自强不息,厚德载物” nhấn mạnh đến mối quan hệ hợp tác song phương trên nền tảng của niềm
tin.
-
Lương Đức Mến, 20/11/2018-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân