Cùng với hệ thống giao thông đường bộ khá hiện đại và kỳ tích đường sắt lên Tây Tạng, Trung Quốc cũng sở hữu một hệ thống các Hãng Hàng không và Sân bay có chất lượng tốt.
1. Các Hãng Hàng không:
Trung Quốc không có Công ty Hàng không Trung Hoa China Airlines bởi thương hiệu này đã được Đài Loan đăng ký trước (Taipei-Taiwan Taoyuan, 中華航空公司, Zhōnghuá Hángkōng gōngsī, Trung Hoa Hàng không Công ty, thường viết tắt là 華航, nghĩa tiếng Việt: Hoa Hàng) là hãng hàng không quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc. Về danh nghĩa China Airlines không phải là công ty quốc doanh, nó trực thuộc Quỹ Phát triển Sự nghiệp Hàng không Trung Hoa (tiếng Anh: China Aviation Development Foundation, tiếng Hoa: 中華航空事業發展基金會) là quỹ của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Chủ tịch Hội đồng Quản trị của hãng chịu trách nhiệm trước Viện Lập pháp, không giống như các công ty quốc doanh khác của Đài Loan. Hãng có trụ sở tại Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan và Đài Bắc. Hãng thực hiện các tuyến bay đi châu Âu, Bắc Mỹ, và châu Đại Dương.
1. Các Hãng Hàng không:
Trung Quốc không có Công ty Hàng không Trung Hoa China Airlines bởi thương hiệu này đã được Đài Loan đăng ký trước (Taipei-Taiwan Taoyuan, 中華航空公司, Zhōnghuá Hángkōng gōngsī, Trung Hoa Hàng không Công ty, thường viết tắt là 華航, nghĩa tiếng Việt: Hoa Hàng) là hãng hàng không quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc. Về danh nghĩa China Airlines không phải là công ty quốc doanh, nó trực thuộc Quỹ Phát triển Sự nghiệp Hàng không Trung Hoa (tiếng Anh: China Aviation Development Foundation, tiếng Hoa: 中華航空事業發展基金會) là quỹ của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Chủ tịch Hội đồng Quản trị của hãng chịu trách nhiệm trước Viện Lập pháp, không giống như các công ty quốc doanh khác của Đài Loan. Hãng có trụ sở tại Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan và Đài Bắc. Hãng thực hiện các tuyến bay đi châu Âu, Bắc Mỹ, và châu Đại Dương.
Các hãng hàng không Trung Quốc đều trực thuộc: Tổng cục Hàng không Trung Quốc TQ (CAAC)中國民用航空總局 và mỗi hãng có sân bay trung tâm riêng:
1. Air China hay Hãng hàng không quốc tế Trung Quốc (中国国际航空公司, Zhōngguó Guójì Hángkōng Gōngsī, Trung Quốc Quốc tế Hàng không công ty", viết tắt 国航, Quốc hàng) là hãng hàng không quốc doanh lớn thứ hai ở Trung Quốc, sau hãng China Southern Airlines. Đây là hãng hàng không quốc gia và là hãng hàng không duy nhất mang cờ Trung Quốc trên toàn bộ đội tàu bay của mình. Sân bay trung tâm của hãng là Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh và Sân bay quốc tế Phố Đông-Thượng Hải.
2. Air Macau (澳門航空, Áo Môn Hàng không), là một hãng hàng không có trụ sở tại Macau. Đây là hãng hàng không duy nhất của Macau hoạt động trên 12 điểm đến ở Trung Hoa Đại Lục cũng như các tuyến khu vực và quốc tế.
3. Chang An Airlines (长安航空有限责任公司; "Công ty trách nhiệm hữu hạn hàng không Trường An").
4. China Southern Airlines (中国南方航空公司, Công ty Hàng không Nam Phương Trung Quốc) là một hãng hàng không có trụ sở tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hãng hoạt động trên các tuyến nội địa và quốc tế, đây là hãng hàng không lớn nhất về quy mô đội tàu bay châu Á và là hãng lớn nhất Trung Quốc về số lượng khách vận chuyển.
Trung tâm hoạt động chính của hãng tại sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu và sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh, với các thành phố trọng điểm khác tại sân bay quốc tế Đào Tiên Thẩm Dương, sân bay quốc tế Urumqi Diwopu, sân bay quốc tế Bảo An Thâm Quyến, sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán, sân bay quốc tế Tân Trịnh Trịnh Châu và sân bay quốc tế Chu Thủy Tử Đại Liên.
China Southern Airlines đã được IATA cấp chứng chứng nhận IOSA (Kiểm tra An toàn Vận hành IATA) do đã hãng có hoạt động đảm bảo an toàn.
Hãng China Southern Airlines có các chuyến bay quốc tế đi Amsterdam, Bangkok-Suvarnabhumi, Busan, Delhi, Dubai, Fukuoka, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hong Kong, Jakarta, Kathmandu, Kitakyushu, Kuala Lumpur, Laoag, Los Angeles, Luanda (mùa hè 2008), Manila, Melbourne, Moscow-Sheremetyevo (từ T10.2008), Nagoya-Centrair, Osaka-Kansai, Paris-Charles de Gaulle, Penang, Phnom Penh, Phuket, Saipan, Sapporo-Chitose, Sendai, Seoul-Incheon, Siem Reap, Singapore, Sydney, Tokyo-Narita, Vancouver (T7.2009), Vientaine và nội địa đi Beihai, Beijing,…, Zhengzhou, Zhuhai .
5. China Eastern Airlines (中国东方航空股份有限公司; Công ty trách nhiệm hữu hạn Hàng không Đông Phương Trung Quốc) là một hãng hàng không có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc.
6. Shanghai Airlines tức Công ty Hàng không Thượng Hải (上海航空公司) là một hãng hàng không có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc. Hãng này hoạt động nội địa và quốc tế.
7. Shenzhen Airlines 深圳航空公司 là một hãng hàng không nội địa đóng tại Sân bay quốc tế Bảo An Thâm Quyến, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.
2. Sân bay:
2.3. Trạm trung chuyển trên đất Trung Hoa:
Sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu (白雲, có nghĩa là mây trắng lấy theo tên núi Bạch Vân kề bên), (IATA: CAN, ICAO: ZGGG) (广州白云国际机场; Guǎngzhōu Báiyún Guójì Jīchǎng) là sân bay nằm ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, (广东省,广州市,白云区) và cũng là sân bay lớn nhất Trung Quốc, hơn cả sân bay Pudoug ở Thượng Hải cả về số khách và số lần máy bay hạ-cất cánh. Đây là sân bay trung tâm (hub) của hãng hàng không Nam Phương Trung Quốc. Sân bay mới này tọa lạc tại Quận Huadu mở cửa ngày 5/8/2004, thay thế sân bay quốc tế Bạch Vân cũ 72 năm tuổi (đã đóng cửa). Chi phí xây sân bay mới này là 19,8 tỷ NDT, cách trung tâm Quảng Châu (Quảng trường Châu Hải, 州海广场) 28 km và rộng gấp 5 lần sân bay cũ. Giai đoạn 2 dự định hoàn tất năm 2009 sẽ tăng gấp đôi công suất hiện nay. Một nhánh của tàu điện ngầm Quảng Châu cũng đang được xây dựng nối vào sân bay này. Hiện sân bay đã mở các tuyến bay từ Quảng Châu tới các thành phố như NewYork, Amstexdam, Syney..v..v...thuộc 16 quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới. Ngoài ra, một sân bay mới nằm gần quận Đô Hoa cũng đang được xúc tiến xây dựng. Năng lực vận chuyển và bốc dỡ của sân bay này lớn thứ 2 trong số các sân bay tại Trung Quốc, chỉ đứng sau sân bay quốc tế Bắc Kinh.
Việc kiểm tra an ninh và dịch tễ ở đây khá nghiêm, những người vào ga phải đi qua nhiều phòng. Việc kiểm tra chất nổ do những nữ chiến sĩ của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (出入境管理局, chu rù jìng guăn lĭ jú) to lớn đảm nhận. Riêng phòng kiểm tra dịch tế phải đi vòng vèo qua hệ thông “mê lộ” được thiết lập do các cọc di động và dây mềm. An ninh cửa khẩu kiểm tra hành khách toàn những nữ chiến sĩ to cao, động tác khá thuần thục. Đang có dịch H1N1 nên nhân viên nhất loạt đeo khẩu trang, đi găng nên càng khó trao đổi. Chính tại đây, do đánh rơi tờ giấy kiểm dịch (giấy vàng) mà suýt Nguyễn Thanh Liêm bị lạc. Mọi chuyện rỗi cũng êm.
2.4. Đặt chân lên thủ đô nước bạn:
Từ Bạch Vân, sau khi hoàn tất mọi thủ tục, tìm được anh Liêm, chúng tôi cùng hành khách vòng ngay trở lại lối vào để ra máy bay bay tiếp đi Bắc Kinh. Do vậy mà không ai kịp chụp được một hình ảnh hoành tráng nào của ga này.
Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh (tiếng Anh: Beijing Capital International Airport) 北京首都国际机场, Bắc kinh thủ đô quốc tế cơ trường, Běijīng Shǒudū Guójì Jīchǎng) (IATA: PEK, ICAO: ZBAA) là sân bay quốc tế phục vụ thủ đô Bắc Kinh. Dự án nâng cấp sân bay này có giá trị 500 triệu euro (USD 625 million) vay của Ngân hàng Phát triển châu Âu. Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh là sân bay nhộn nhịp nhất Trung Quốc, lượng khách tăng trưởng 2 con số kể từ năm 2003, là sân bay bận rộn nhất châu Á về lượng máy bay hoạt động, vượt lên trên Sân bay Quốc tế Tokyo. Về lượng khách, sân bay này bận rộn thứ 2 châu Á và bận rộn thứ 14 thế giới năm 2005 với tổng lượng khách phục vụ là 33.143.003, cao hơn Sân bay Quốc tế Hồng Kông. Sân bay này cách trung tâm Bắc Kinh 20 km về phía đông bắc. Sân bay có 3 nhà ga, trong đó nhà ga số 2 có thể phục vụ 20 máy bay đồng thời.
Khi tới ga số 2 ở Thủ đô Bắc Kinh, Trưởng phòng Mã Kiến Quốc 马見国 của Trung tâm Giám định Vật chứng Bộ Công an Trung Quốc (中国公安部物证鉴定中心,Zhōng guó gong an bù wù zhèng jiàn dìng zhōng xīn) đã ra đón và đưa thẳng về căn cứ đào tạo tại Tần Thành (秦城培训基地,Tần thành bồi huấn cơ địa, qín chéng péi xùn ji dì).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân