Sau khi tin Chu Vĩnh Khang bị chính thức điều tra, nhiều bài
báo đề cập đến chuyện phong
thủy, phong
tình...của “con hổ” họ Chu này rất...phong
phú!.
Song, tôi thấy chuyện ngã ngựa của “con hổ lớn” tưởng như có
“Kim
bài miễn tử” này đã được định đoạt bởi chính tính danh của ông. Cụ thể:
Tên khai sinh của ông là Chu Nguyên Căn 周元根 trong đó chữ đệm là
“Nguyên” mà “元” là mới, to
lớn, ban đầu, là chỉ tiền; còn tên là “Căn” mà ghi theo Hán tự là “根”, tức là “rễ”; là “bò dưới một
vật gì như “thiệt căn” 舌根 cuống lưỡi.
Tức cái tên ban sơ của ông không thích hợp là “người đứng đầu” mà chỉ là "mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý" 眼,
耳, 鼻, 舌,身, 意 như “lục căn”
六根 của Phật giáo nên ông làm Bộ
trưởng Bộ Công an, cao lắm là Chủ nhiệm ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương
là vừa phải!
Không hiểu vì đâu ông lại đổi thành Chu Vĩnh Khang 周永康? Nhớ rằng: tên lót “Vĩnh” 永 trong “vĩnh viễn” 永遠 chỉ “lâu dài, mãi mãi” còn
tên “Khang” là chữ “康” là “yên ổn”; là “ngã năm mọi lối đều qua! Chắc ông
họ Chu gốc nông thôn Giang Tô này không chỉ muốn
là “một trong những người đàn ông quyền lực hạng nhất” (9 thành viên của Ủy ban
Thường trực Bộ Chính trị) mà muốn
thành “Nhất thực sự” ở Trung Quốc nên mới ra cơ sự.
Tại việc “đổi tên”: Cái ban đầu, nền móng (“Nguyên” là mới
là tiền, “Căn” là rễ là ở dưới) ngược hắn với cái mong tưởng, ước vọng (“Vĩnh”
là mãi mãi, “Khang” là yên mạnh đi muôn nẻo) nên “đổ” là phải.
Thế mới biết tính danh và việc đổi nó của mỗi con người đôi
khi quyết định tất cả!
Các cụ ta xưa nói: “Tham thì thâm” chí phải!
Theo http://tuoitre.vn/.../ho-so-mang-ten-chu-vinh-khang-ky-2... thì:
Trả lờiXóa..." Năm 7 tuổi, Chu Nguyên Căn vào tiểu học, do trùng tên với bạn nên đổi tên thành Chu Vĩnh Khang"...