Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Tìm hiểu về ''ĐƯỜNG LƯỠI BÒ"

Hôm nọ, em thím tôi kể: “Em nghe nói người Việt sang Trung Quốc trước khi về Việt Nam phải ăn một miếng lưỡi bò, em sợ nó tẩm độc nên không dám đi nữa”. Tôi phì cười vfa hiểu rằng chắc em tôi ý muốn nói đến cái bản đồ có hình đường lưỡi bò mà Trung Quốc in, phát hành! Đã giải thích nhưng chắc gì ai cũng hiểu, cũng nhớ.
“Đường lưỡi bò”: là thuật ngữ Việt Nam hay dùng mà viết theo Hán tự nó là 牛舌线 (Ngưu thiệt tuyến) chỉ thuật ngữ “Đường Chín đoạn” 九段线 (âm Hán Việt: Cửu đoạn tuyến), còn gọi là Đường chữ U U形线”bởi nó giống như chữ “U”. Khái niệm này do Trung Quốc đặt ra dùng để chỉ lãnh hải nước này ở biển Đông[1] và đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Nguồn gốc Đường chín đoạn đuợc gắn với giai thoại về một dâm quan mắc bệnh Tâm thần. Chuyện kể rằng, Trịnh Tư Ước là quan chức trong Bộ Nội chính nổi tiếng hoang dâm và tham lam lại mắc bệnh Tâm thần. Một hôm, khi bệnh tái phát là lúc ông này đang xem bản đồ Trung Quốc và cũng là lúc ông ta nghĩ đến việc giải quyết nhu cầu sinh lí. Trong đầu ông chợt ta nghĩ đến món “cháo lưỡi” liền vẽ mấy vạch ngang dọc vào bản đồ thành hình cái lưỡi với ý định “tự sướng”. Liền lúc đó, một quan chức cấp cao Chính phủ đi qua, nhìn thấy Trịnh vẽ bậy liền thu bản đồ.
Sau này, hình cái lưỡi do mười một đoạn liên tục tạo thành, xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ đồ “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” 南海諸島位置圖của “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc” 中華民國行政區域圖do Cục Phương vực Bộ Nội chính 內政部 Trung Hoa Dân Quốc 中華民國 phát hành. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 中華人民共和國sau khi thành lập (10/1949) vẫn xác định cương vực trên biển Đông theo “Đường mười một đoạn” 十一段线của Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành “Đường chín đoạn” 九段线 và từ 2006 quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới chín đoạn.
Nhưng từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới mười một đoạn rồi Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa tiếp theo đổi thành ranh giới chín đoạn  tới nay chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì. Cụ thể đó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hay biển lịch sử. Hiện nay, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của CHNDTH đáng ấp ủ và quyết thực hiện giấc mơ thu hồi quyền kiểm soát ở khu vực Biển Đông với học thuyết đường 9 đoạn mà họ vừa kịp nâng lên tầm lợi ích cốt lõi – mang tầm vóc quan trọng đối với Trung Quốc ngang Tây Tạng[2]  và Đài Loan[3].
Nhưng các học giả thế giới (trong đó có cả một số học giả người Trung Quốc), các nước trong khu vự không ai công nhận sự “bành trướng” phi lý đó. Họ cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hoà Trung Hoa có tính chất tuỳ tiện, thiếu hệ thống tọa độ (Kinh độ, Vĩ độ) cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời; các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Ngay từ 5/2009, sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia, rồi Philippines đã phản đối, bác bỏ.
Chả cần kiến thức kiến thức uyên thâm gì, nhìn vào bản đồ thấy ngay: Cái “lưỡi bò” mà Trung Quốc đặt ra nó đã liếm gần gọn Biển Đông, đi vào sát bờ biển các nước: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam. Họ cố tình như vậy để nói rằng quần đảo Hoàng Sa [4](A: Paracel Islands, H: 黄沙 hay 黄沙渚, có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng) mà họ gọi là西沙群岛/西沙群島, tức quần đảo Tây Sa và Trường Sa[5] (A: Spratly Islands, H: 南沙群岛/南沙群島, Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly, tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) mà họ gọi là Nam Sa là của Trung Quốc.
Chỉ một “Đường lưỡi bò” vu vơ mà thâm độc, nguy hiểm thế!
-Lương Đức Mến, TK nhiều nguồn, soạn lại để nhớ-


[1] Biển Đông là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích khoảng 3.500.000 km²; là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập. Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng. Do nhà Đường (唐朝, 618–907) gọi đây là Nam Hải 南海 nên nay phát sinh thêm tên gọi “South China Sea”, "Nam Trung Quốc Hải" (南中国海/南中國海) và "Trung Quốc Nam Hải" (中國南海/中国南海). Philippines gọi là biển Luzon (theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippines) hoặc biển Tây Philippines.
Tại Việt Nam biển này thường được gọi là biển Đông mà xưa các cụ viết bởi chữ Nôm là 匾東, ý là vùng biển nằm ở phía đông Việt Nam nhưng không phải là “Đông hải” 東海  được dùng để chỉ biển Hoa Đông 华東ở phía Đông Trung Quốc.
Vùng biển này có các nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, gồm: đại lục Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.
[2] Tây Tạng (chữ Tây Tạng: བོད་, H: 西藏) là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya, là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba, và hiện nay cũng có một lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900 mét (16.000 ft). Trở thành một tỉnh (Khu tự trị Tây Tạng (tiếng Tạng: བོད་རང་སྐྱོང་ལྗོངས་, H: 西藏自治区/ 西藏自治區) của CHNDTH từ 1950 nhưng vẫn tồn tại Chính phủ lưu vong và đứng đầu bởi Đạt-lại Lạt-ma (tiếng Tây Tạng: ཏཱ་ལའི་བླ་མ་, H: 達賴喇嘛) .
[3] Đài Loan 臺灣, 台灣/ 台湾là một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines. Nhưng từ sau 10/1949 "Đài Loan" cũng thường được dùng để chỉ lãnh thổ của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc 中华民国/中華民國 do Tưởng Giới Thạch (蔣介石/蔣中正, 1887-1975) thành lập 10/10/1911, rời sang đây sau khi CHDCNDTH quản lý đại lục 7/12/1949.
[4] Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ từ năm 1974 sau khi dùng hải quân, lính thủy đánh bộ và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
[5] Đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Việt Nam.

1 nhận xét:

  1. Có một lý giải về tác giả đường lưỡi bò là "tưởng tượng" của Lâm Tuân 林遵: (1905-1979). Ông này nguyên tên là Lâm Chuẩn, biệt danh là Lâm Tôn Chi, nguyên quán Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến, từng du học Học viện Hải quân Hoàng gia Anh (1929), Viện Kỹ thuật hàng hải Đức (1939). Phó tuỳ viên QS ĐSQ THDQ tại Mỹ (1945). Hạm trưởng tàu hải quân TQ làm nhiệm vụ ở Nam Hải (1946). Sau 1949 được phong giáo sư chủ nhiệm bộ môn Hải quân Học viện QS TQ, Phó viện trưởng Học viện Hải quân, 1955 được phong Thiếu tướng GPQTQ; Đảng viên ĐCSTQ (1977). Mất ngày 176-7-1979.
    Nguyên văn bài viết đó ở đây: http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/07/lai-lich-va-thuc-chat-cua-cai-goi-la.html

    Trả lờiXóa

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân