Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Quốc hội đã quyết định "số phận của Pháp y Công an" khác với mong đợi của một số người


Tiếp tục Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII, chiều 20/6, các đại Quốc hội đã biểu quyết thông qua 5 dự án Luật gồm: Luật giá; Luật giám định tư pháp; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật công đoàn (sửa đổi) .

 Trích "BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG"
Buổi chiều ngày 20/06/2012 (Ghi theo băng ghi âm)

Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Kính thưa Quốc hội,
Bây giờ xin mời Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật giám định tư pháp. Xin mời Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày tóm tắt Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật giám định tư pháp.

Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
Đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật giám định tư pháp - (Có văn bản).

Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Kính thưa Quốc hội,
Bây giờ xin mời Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật giám định tư pháp.
Dự án Luật giám định tư pháp sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 8 chương, 46 điều. Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin đề nghị Quốc hội biểu quyết thông qua 3 điều.
Trước hết, xin đề nghị Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 12, về tổ chức giám định tư pháp công lập, quy định tại trang 6 của dự thảo luật.
Xin phòng máy chuẩn bị.
Kính thưa Quốc hội, kết quả biểu quyết như sau:
Có 473 đại biểu tham gia biểu quyết, bằng 94,39% so với tổng số đại biểu Quốc hội.
Số đại biểu tán thành là 453, bằng 90,78%.
Số đại biểu không tán thành là 20, bằng 4,01%.
Số đại biểu không biểu quyết là 0.
Xin cảm ơn Quốc hội.
Xin mời Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 14, về văn phòng giám định tư pháp, quy định tại trang 7 của dự thảo luật.
Xin phòng máy chuẩn bị.
Kính thưa Quốc hội, kết quả biểu quyết như sau:
Có 474 đại biểu tham gia biểu quyết, bằng 94,99% so với tổng số đại biểu Quốc hội.
Số đại biểu tán thành là 461, bằng 92,38%.
Số đại biểu không tán thành là 9, bằng 1,8%.
Số đại biểu không biểu quyết là 4, bằng 0,8%.
Xin cảm ơn Quốc hội.
Xin đề nghị Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 30, về Hội đồng giám định, quy định tại trang 15 của dự thảo luật.
Xin phòng máy chuẩn bị.
Kính thưa Quốc hội, kết quả biểu quyết như sau:
Có 467 đại biểu tham gia biểu quyết, bằng 93,59% so với tổng số đại biểu Quốc hội.
Số đại biểu tán thành là 458, bằng 91,78%.
Số đại biểu không tán thành là 6, bằng 1,2%.
Số đại biểu không biểu quyết là 3, bằng 0,6%.
Xin cảm ơn Quốc hội.
Sau đây, xin đề nghị Quốc hội cho biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật giám định tư pháp. Xin phòng máy chuẩn bị.
Kính thưa Quốc hội, kết quả biểu quyết như sau:
Có 471 đại biểu tham gia biểu quyết, bằng 94,89% so với tổng số đại biểu Quốc hội.
Số đại biểu tán thành là 464, bằng 92,99%.
Số đại biểu không tán thành là 4, bằng 0,8%.
Số đại biểu không biểu quyết là 3, bằng 0,6%.
Như vậy, tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật giám định tư pháp. Xin cảm ơn Quốc hội.
Tiếp theo chương trình, xin mời Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tóm tắt Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, với 92,99% số phiếu tán thành, s u nhiều ý kiến trái chiều trên các diễn đàn và ngay tại chính kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Luật giám định tư pháp. Luật này gồm có 8 Chương, 46 Điều quy định về giám định viên tư pháp; tổ chức giám định tư pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định tư pháp, chế độ, chính sách trong hoạt động giám định tư pháp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
Luật giám định tư pháp sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính về giám định tư pháp có nội dung khác với Luật này thì áp dụng quy định của Luật này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân