Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Cần hiểu thống nhất về chế độ BỒI DƯỠNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Ngày 04 tháng 5 năm 2010 Liên Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số 09/2010/TTLT-BTC-BNV Hướng thực hiện QUYẾT ĐỊNH Số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp. Ngày 21/6/2010 Cục Tài chính-Bộ Công an cũng đã có văn bản số 1543/BCA-V22. Nhưng đến nay còn có những ý kiến khác nhau về một số chi tiết nên chưa triển khai được. Điều này gây không ít khó khăn cho CQĐT, đặc biệt là CQCSĐT cấp huyện khi trưng cầu pháp y bên Y tế.

Gần đây, tại Điểm 7 CHỈ THỊ Số: 1958/CT-TTg Ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đã yêu cầu: “…các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc công tác dự toán, phân bổ kinh phí thường xuyên bảo đảm việc thanh toán đúng, đủ, kịp thời chi phí giám định, chi phí bồi dưỡng cho người thực hiện giám định tư pháp theo quy định của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; chấm dứt tình trạng nợ đọng chi phí giám định và chi bồi dưỡng người làm giám định trong quý I năm 2011”.

Như vậy, việc thực hiện chế độ bồi dỡng giám định tư pháp đã trở thành việc chấp hành pháp luật! Nhưng do còn có ý kiến khác nhau về đối tượng được hưởng; cách tính công giám định; một số trường hợp giám định cụ thể; phương thức chi trả; hồ sơ thanh, quyết toán…nên đến nay chưa GĐV nào được hưởng chế độ chính đáng này mà lẽ ra họ đã được hưởng từ 01/7/2009!

Theo tôi, cần thống nhất nhận thức như sau :

1. Giám định tư pháp: là việc giám định do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án. Trong đời sống pháp lý hiện tại giám định tư pháp được thực hiện trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, tài chính - kế toán, xây dựng, văn hoá, môi trường và các lĩnh vực cần thiết khác.

Trong lực lượng CAND, Kỹ thuật hình sự là lực lượng duy nhất đảm nhiệm chức năng giám định tư pháp. Theo THÔNG TƯ Số: 09/2006/TT-BCA-C11 Ngày 22/08/2006 của Bộ Công an Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp trong lực lượng CAND thì Giám định tư pháp trong lực lượng gồm giám định kỹ thuật hình sự và pháp y. Trong đó Giám định kỹ thuật hình sự có 10 chuyên ngành: Giám định dấu vết đường vân; Giám định dấu vết cơ học; Giám định súng, đạn; Giám định tài liệu; Giám định ảnh; Giám định cháy, nổ; Giám định kỹ thuật; Giám định âm thanh; Giám định sinh học và Giám định hóa học. Còn Giám định pháp y không phân theo chuyên ngành.

Ở Lào Cai, theo QUYẾT ĐỊNH Số 319/C21(P1) ngày 09/4/2007 của Viện trưởng Viện Khoa học hình sự thì Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh được phân cấp giám định 6 lĩnh vực trong 11 lĩnh vực giám định tư pháp CAND. Đó là: Giám định dấu vết đường vân; Giám định dấu vết cơ học; Giám định tài liệu; Giám định sinh học; Giám định hóa học và Giám định pháp y. Riêng lĩnh vực giám định pháp y còn có Trung tâm pháp y thuộc Sở Y tế.

2. Quyết định Số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là QĐ 74) là Quyết định về Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp áp dụng với 3 đối tượng sau đây:

- Giám định viên tư pháp (GĐV), người giám định tư pháp theo vụ;

- Người giúp việc cho người giám định tư pháp là người hỗ trợ cho GĐV và tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định bao gồm: trợ lý, kỹ thuật viên, y công và những người khác do Thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do GĐV chịu trách nhiệm việc thực hiện giám định chỉ định.

- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.

Do vậy, những đối tượng khác, những khoản chi khác không thuộc phạm vi áp dụng này và do các văn bản khác điều chỉnh.

3. Bản chất của bồi dưỡng giám định tư pháp là phần thu nhập thêm được Nhà nước bồi dưỡng (qua cơ quan trưng cầu chi trả) nhằm bù đắp một phần hao tổn về thể chất và tinh thần của GĐV và của người giúp việc cho GĐV khi họ thực hiện công việc giám định. Mục đính của việc này là sự trả công cho đóng góp của GĐV và động viên họ hoàn thành tốt nhiệm vụ giám định, góp phần ngày càng tốt hơn cho công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật. Chính vì vậy nên mới có những mức bồi dưỡng khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp, nguy hiểm, độc hại của từng lĩnh vực giám định.

Do vậy, đây không phải là phí giám định. Bởi “Phí giám định tư pháp là khoản tiền chi trả cho thù lao giám định tư pháp và các chi phí cần thiết khác cho việc thực hiện giám định theo quy định của Bộ Tài chính” (Điều 38 Pháp lệnh Giám định Tư pháp). Như thế, Phí giám định bao hàm cả tiền công giám định toàn bộ chi phí để thực hiện giám định, trả cho cơ quan giám định. Còn Bồi dưỡng giám định tư pháp chỉ là phần bồi dưỡng cho từng vụ việc giám định, được trả trực tiếp cho người giám định và người giúp việc, thường chiếm rất tỉ lệ rất nhỏ so với tổng chi phí cho việc giám định. Cho đến nay, mới có quy định về bồi dưỡng giám định chứ chưa có quy định về phí giám định.

Những hao tổn về thiết bị, phương tiện, tiền mua hoá chất, vật tư…, chi phí thực nghiệm…rất lớn mà thời gian qua CQĐT các cấp phải chi hay nợ các Cơ quan giám định khác, không phải PC54 (do ngân sách đáp ứng việc mua sắm, sửa chữa phương tiện, hoá chất…) không thuộc phạm vi điều chỉnh của QĐ 74.

4. Từ trước đến nay, các CBCS của PC54 (trước là PC21) chưa được cơ quan trưng cầu nào thuộc CA tỉnh chi trả tiền bồi dưỡng giám định trên các lĩnh vực KTHS và Pháp y, trừ một số CA cấp huyện có trả tiền bồi dưỡng GĐPY tử thi. Căn cứ vào Hướng dẫn số 127/2001-HD ngày 11/6/2001 và số 176/2001-HD ngày 24/7/2001 của Giám đốc CA tỉnh, PC54 nhận tiền bồi dưỡng theo mức quy định tại Thông tư số 355/TT/LB ngày 12/10/1996 từ PH12 (PH41) trả cho CBCS.

5. Thông tư Liên tịch số 09/2010/TTLT-BTC-BNV (sau đây gọi tắt là TTLT 09) chỉ có tính chất hướng dẫn, cụ thể hoá một số nội dung có thể chưa thống nhất khi thực hiện QĐ 74 chứ nó không phải là văn bản thay thế QĐ 74. Do vậy khi thực hiện phải bám sát QĐ 74 và các văn bản của Bộ Công an, TCPCTP, C44, C45, C46, C47, C54, V22, H41…, của Công an tỉnh (nếu có) chỉ làm rõ thêm những nội dung chưa rõ hoặc mang tính đặc thù của CAND, của từng lực lượng, của địa phương chứ không được trái với quy định của QĐ74.

6. Về Quá trình giám định: Trong một số trường hợp việc giám định được thực hiện qua nhiều giai đoạn, có giai đoạn tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự (ví dụ KNTT) sau đó về Cơ quan giám định tiến hành các biện pháp chuyên môn tiếp theo. Do vậy không chỉ các GĐV giám định tại hiện trường mới được hưởng bồi dưỡng mà bao gồm cả các GĐV, người giúp việc hoàn chỉnh việc giám định tại Phòng Thí nghiệm của cơ quan giám định.

7. Trường hợp “chồng lấn” ngày giám định: Do số lượng GĐV, KTV có hạn nên mỗi người phải kiêm thêm 1 lĩnh vực giám định có chuyên môn liền kề và thực tế quá trình giám định phải chờ chạy máy. Do vậy, khi có yêu cầu giám định khác GĐV phải và vẫn có thể thực hiện công việc giám định khác. Trường hợp “chồng lấn” trong ngày đã và sẽ xẩy ra, được tính bồi dưỡng theo quy định tại Điểm 6 Điều 1 TTLT 09.

8. Một số thuật ngữ chuyên môn cần chú ý khi thực hiện Điều 3 về “Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc”:

Nguồn bệnh truyền nhiễm, gồm:

- Người mắc bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, có biểu hiện triệu chúng bệnh.

- Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chúng bệnh.

Nhóm bệnh truyền nhiễm:

- Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, khả năng lay truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh, bao gồm: bệnh bại liệt; cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola), Lat-sa (Lassa); hoặc Mác-bớt (marburg); bệnh sôt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng da; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân.

- Nhóm B góm các nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh chóng và có thể gây tử vong, bao gồm bệnh do virut A-đê-nô (adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc ở người (HIV/AISD); bệnh bạch cầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên càu lợn ở người; bệnh ly A-míp (amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị, bệnh sôt Đăng gơ (dengue); bệnh sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sôt phat ban; bệnh sởi; bệnh chân-tay- miệng; bệnh than; bệnh thuỷ đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút, bệnh viêm màng não; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu cảy do vi rút Rô-ta (Rota).

- Nhóm C gồm các bệnh ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh, bap gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh giun; lậu; bệnh mắt cá hột; bệnh do nấm Can-di-đa-an-bi-căng (Canđua albicans); bệnh nô-ca-đi-a (nocardia): bệnh phong; bệnh sán dây; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do vi rút Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do vi rút Tờ-ri-cô-mô-nat (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng; bệnh viêm tim do vi rut Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruot do vi rut Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do vi rút Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.

Vùng có và nguy cơ dịch :

Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền (UBND tỉnh và Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ) xác định và công bố có dịch;

Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.

Môi trường bi ô nhiễm:

- Môi trường bị ô nhiễm là môi trường có chỉ số vượt quá mức an toàn vệ sinh lao động theo Tiêu chuẩn số 6 - 17 trong “Hai mươi môt tiêu chuẩn Vệ sinh lao động; Năm nguyên tắc và bảy thông số vệ sinh lao động” ban hành kèm theo QUYẾT ĐỊNH số: 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế.

- Môi trường bị ô nhiễm bởi các chất nguy hiểm đến sức khoẻ là môi trường có chất phóng xạ, axit, bazơ, hoặc các chất khác theo Tiêu chuẩn số 18, 19, 20, 21 trong “Hai mươi mốt tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ; Năm nguyên tắc và bảy thông số vệ sinh lao động” ban hành kèm theo QUYẾT ĐỊNH số: 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế.

Chưa thống nhất với nhau về nhậ thức thì Cơ quan trưng cầu, nơi rót tiền và nhận lại chứng từ quyết toán, Cơ quan giám định rất dễ "vênh nhau" và người chịu thiệt chính là các GĐV, những người đóng góp chất xám cao trong TTHS nhưng âm thầm, thu nhập kém và mấy ai muốn xông vào!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân