Qua lại cầu này mấy bận mà dịp nào cũng thấy lạ và háo hức tìm hiểu về mảnh đất gắn với việc hình thành nên dòng họ Lương ở Chiến Thắng, An Lão
Qua thị trấn Tiên Lãng, đến bến Hàn, nhưng không phải đi đò như ngày xưa mà có cây cầu phao bắc qua sông.
Sông Hàn Giang, còn có tên Tuyết Giang. Chuyện rằng: Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙, huý: Văn Đạt; tự: Hanh Phủ; thường gọi: Trạng Trình; 1491 - 1585) khi về trí sĩ dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông do đó học trò gọi ông là “Tuyết giang Phu tử” . Xưa, bên sông này có quán Trung Tân, nơi Trạng Trình ngồi ngâm vịnh, viết những bài Ngụ hứng và nghiền ngẫm thế cuộc, thiên cơ, quốc vận. Chính tại đây Trạng Trình đã viết trong Trung Tân quán ngụ hứng: "...Phong ổn phàm quy hàn phố nguyệt; Thiên tình long hiện viễn sơn vân..." (Gió lặng buồm xuôi về bến lạnh; Trời mây rồng hiện đỉnh non xa). Con cháu Trạng Trình, trong buổi tranh chấp Lê-Trịnh-Mạc, theo di chúc của Cụ để trốn tránh sự truy diệt của triều đình, sau khi Cụ mất đã mai danh ẩn tích, đổi thành họ Giang 江 chuyển đến Ninh Bình cư ngụ.
Chính cụ Trạng là học trò của Viễn tổ tôi là Lương Đắc Bằng (梁得朋, 1472 - 1522). Sau đó, chính con trai cụ Lương Đắc Bằng là Lương Hữu Khánh 梁有慶, khi theo học Trạng Trình đã để lại một chi ở Vĩnh Bảo, con cháu đặt tên lót là Lương Văn hoặc Lương Duy. Đến đời thứ 5 (hay 6) thì có một chi rời sang Tiên Lãng. Sau 5, 6 thế hệ ở đó, một chi (Cụ Lương Công Trạch) sang gây nghiệp ở Tổng Cao Mật (Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng nay). Nhưng trong lúc chính sự rối ren (Lê-Mạc, Lê-Trịnh rồi Trịnh-Nguyễn), sợ bị đàn áp nên con cháu phải giấu gốc gác, không ghi trong Gia phả mà chỉ truyền miệng. Do vậy tôi chưa tìm được tư liệu nào về mối liên hệ này.
Khi đi trên cây cầu phao (hiếm hoi còn lại trên đất Việt) tôi kể cho vợ con nghe tại dự đoán của cụ Trạng. Theo tài liệu còn lưu truyền thì cụ từng viết ''Bao giờ Tiên Lãng chia đôi, sông Hàn nối lại thì tôi lại về" nhưng chưa mấy ai hiểu. Nhưng vào năm cầu phao sông Hàn được bắc nối hai huyện Tiên Lãng - Vĩnh Bảo; con sông đào cổ xưa chảy ngang qua Tiên Lãng bị bỏ lấp từ lâu được khơi lại; thì cũng là lúc rộ lên hội thảo, sưu tầm khảo cứu về danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rồi văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được in ra, cả ''Sấm Ký Trạng Trình'' không còn bị coi là sách mê tín dị đoan nữa. Thiên tài của Người đã được công nhận và tôn vinh.
Qua thị trấn Tiên Lãng, đến bến Hàn, nhưng không phải đi đò như ngày xưa mà có cây cầu phao bắc qua sông.
Sông Hàn Giang, còn có tên Tuyết Giang. Chuyện rằng: Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙, huý: Văn Đạt; tự: Hanh Phủ; thường gọi: Trạng Trình; 1491 - 1585) khi về trí sĩ dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông do đó học trò gọi ông là “Tuyết giang Phu tử” . Xưa, bên sông này có quán Trung Tân, nơi Trạng Trình ngồi ngâm vịnh, viết những bài Ngụ hứng và nghiền ngẫm thế cuộc, thiên cơ, quốc vận. Chính tại đây Trạng Trình đã viết trong Trung Tân quán ngụ hứng: "...Phong ổn phàm quy hàn phố nguyệt; Thiên tình long hiện viễn sơn vân..." (Gió lặng buồm xuôi về bến lạnh; Trời mây rồng hiện đỉnh non xa). Con cháu Trạng Trình, trong buổi tranh chấp Lê-Trịnh-Mạc, theo di chúc của Cụ để trốn tránh sự truy diệt của triều đình, sau khi Cụ mất đã mai danh ẩn tích, đổi thành họ Giang 江 chuyển đến Ninh Bình cư ngụ.
Chính cụ Trạng là học trò của Viễn tổ tôi là Lương Đắc Bằng (梁得朋, 1472 - 1522). Sau đó, chính con trai cụ Lương Đắc Bằng là Lương Hữu Khánh 梁有慶, khi theo học Trạng Trình đã để lại một chi ở Vĩnh Bảo, con cháu đặt tên lót là Lương Văn hoặc Lương Duy. Đến đời thứ 5 (hay 6) thì có một chi rời sang Tiên Lãng. Sau 5, 6 thế hệ ở đó, một chi (Cụ Lương Công Trạch) sang gây nghiệp ở Tổng Cao Mật (Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng nay). Nhưng trong lúc chính sự rối ren (Lê-Mạc, Lê-Trịnh rồi Trịnh-Nguyễn), sợ bị đàn áp nên con cháu phải giấu gốc gác, không ghi trong Gia phả mà chỉ truyền miệng. Do vậy tôi chưa tìm được tư liệu nào về mối liên hệ này.
Khi đi trên cây cầu phao (hiếm hoi còn lại trên đất Việt) tôi kể cho vợ con nghe tại dự đoán của cụ Trạng. Theo tài liệu còn lưu truyền thì cụ từng viết ''Bao giờ Tiên Lãng chia đôi, sông Hàn nối lại thì tôi lại về" nhưng chưa mấy ai hiểu. Nhưng vào năm cầu phao sông Hàn được bắc nối hai huyện Tiên Lãng - Vĩnh Bảo; con sông đào cổ xưa chảy ngang qua Tiên Lãng bị bỏ lấp từ lâu được khơi lại; thì cũng là lúc rộ lên hội thảo, sưu tầm khảo cứu về danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rồi văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được in ra, cả ''Sấm Ký Trạng Trình'' không còn bị coi là sách mê tín dị đoan nữa. Thiên tài của Người đã được công nhận và tôn vinh.
Kính chào Bác Mến!
Trả lờiXóaCó lẽ tôi có duyên với Cụ Viễn Tổ và con cháu của cụ nhân đọc sấm ký thơ văn của cụ Trạng Trình...tôi không biết phải nói thế nào để tỏ tấm lòng biết ơn cụ Viễn Tổ, nhưng tôi không biết đến khu nào mới có dịp thuận lợi để gặp Bác Mến cũng như đến Cố Hương của hai cụ Viễn Tổ cũng như quê hương hiện tại của Bác...mong rằng một ngày nào đó đẹp Ý Trời, đẹp cảnh đẹp duyên, đẹp tình đẹp ý, tôi sẽ đến thăm những nơi huyền nhiệm ấy đồng thời đến thăm cụ VIỄN TỔ là nhà Bác LƯƠNG mà tôi bấy lâu ngưỡng mộ Kính mến! Tôi cảm thấy mình muốn đóng một vai KỊCH một người học trò của cụ VIỄN TỔ như cụ Trạng Trình xưa kia để được cụ VIỄN TỔ DẠY BẢO, để cảm nhận được tình THẦY và Trò từ thuở xa xưa!!!
Xin Kính Chúc Bác và gia đình luôn mạnh khỏe, hồn an xác mạnh!
HOÀNG THIÊN PHÚC