Hà Nội về tới vùng than,
Qua vùng đất cổ, ngập tràn chuyện xưa.
Qua vùng đất cổ, ngập tràn chuyện xưa.
Qua cầu Vĩnh Tuy nhập vào đường Nguyễn Văn Linh (đường 5) đến ngã ba Sài Đồng (nếu đi cầu Thanh Trì thì chỉ cắt qua đường 5), qua cầu Phù Đổng (bắc qua sông Đuống), nhập vào con đường Thiên Lý (QL 1). Nếu không phải rẽ vào nội thành khi đến gần Nội Bài từ QL 2 rẽ sang ngay thì chắc qua đây lâu rồi! QL 1 lần đầu di lên Lạng Sơn vào năm 2006 thấy nó rộng thế, nay nhiều đường mới nên cũng không cảm thấy "ngợp" mấy. Khi gần tới Bắc Ninh rẽ phải sang đường 18 qua Phố Mới, Kiều Lương, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Linh, Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Biểu Nghi vào Hạ Long. Qua mỗi điểm có di tích đều giới thiệu cho vợ con biết nhưng vì muộn, gia đình Hòa gọi hỏi hoài nên đi thẳng không rẽ thăm đâu cả.
Khi đến đầu thành phố, lúc 18 giờ hơn trười đã về chiều qua Đại Yên chạy dọc ven vịnh nhìn thấy đảo Tuần Châu đã xây thêm nhiều nhà hơ hồi 2007 đến đây. Vì vội nên không theo đường 18A vào Bãi Cháy mà đi thẳng theo đường Cái Lân lên cầu Bãi Cháy sang Hòn Gai theo phố Lê Thánh Tông.
Đây là lần đầu tôi đi trên cầu này và xe chạy mất 6’. Nhớ lại mấy lần trước khi từ Bãi Cháy sang Hòn Gai trên những chiếc phà biển tự hành qua cửa Lục mà thấy nhớ một thời vừa phiền toái vừa thân thương và có cái thú riêng. Những ngày đó, ước chừng 5 vạn người đi qua 700 chuyến phà mối ngày.
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối Bãi Cháy (km số 115) với Hòn Gai (Ngã ba Kênh Liêm) qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long. Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến. Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng, công nghệ xây dựng này đảm bảo cho các tàu thuyền vẫn có thể hoạt động được bình thường trong suốt quá trình thi công. Cầu Bãi Cháy được đưa vào sử dụng đã giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân tỉnh Quảng Ninh, khách du lịch trong và ngoài Việt Nam, đồng thời cũng chấm dứt sự hoạt động hàng chục năm của phà Bãi Cháy. Công trình đã được hoàn thành và thông xe vào ngày 2 tháng 12 năm 2006. Cầu có chiều dài: 1.106 m; chiều rộng: 25,3 m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ); số nhịp: 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m; khổ thông thuyền: 150 m; tải trọng: Loại A theo tiêu chuẩn Nhật
Kinh phí: khoảng 1.046 tỷ VNĐ, thời gian thi công 40 tháng; Chủ đầu tư: Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án 18-PMU18; Tư vấn thiết kế - giám sát: Viện cầu và kết cấu Nhật Bản; Nhà thầu thi công: liên danh Shimizu-Sumitomo-Mitsui Nhật Bản.
Qua cầu là vào Phố Lê Thánh Tông, Nguyễn Văn Cừ, Vũ Văn Hiếu qua Hà Tu, Hà Phong là đến đất thị xã Cẩm Phả. Mặc dù đến Hạ Long vài bận nay mới thấy một địa danh khá đặc biệt : Loong Toòng (chợ, cây xăng).
Cẩm Phả là thị xã có hình dáng rất đặc biệt, bề ngang rất hẹp trong khi chiều dài có thể nói là thị xã dài nhất Việt Nam. Quốc lộ 18A từ thành phố Hạ Long qua Đèo Bụt chạy suốt lòng thị xã đến cực đông là cầu Ba Chẽ và là trục giao thông chính của Cẩm Phả. Ngoài ra có đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. ngoài ra còn có tuyến xe buýt 01 chạy xuyên suốt thị xã. 13 phường của thị xã nằm dọc trên quốc lộ 18A là Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thuỷ, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Ðông, Cẩm Sơn,Cẩm Phú, Cẩm Thịnh,Cửa Ông, Mông Dương và 3 xã Dương Huy, Cộng Hoà, Cẩm Hải.
Khi đến Cẩm Phả vì đã muộn nên không vào cầu Vân Đồn để theo đường 334 thăm cảng này mà ngược tiếp đường 18, sang Cửa Ông. Tôi biết tại đây có Đền Cửa Ông nổi tiếng. Đền này nguyên là miếu thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế". Lịch sử chép rằng: vào năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Được tin đại quân do Trần Hưng Đạo chỉ huy không chống cự nổi trước thế mạnh như chẻ tre của giặc và phải rút về Vạn Kiếp, Trần Quốc Tảng (con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) liền mang quân của mình từ trang ấp riêng tại An Sinh (Đông Triều), cùng các cánh quân Hải Đông, Vân Trà, Bà Điểm hội binh, xin làm tiên phong đánh giặc. Sau khi kháng chiến thắng lợi rực rỡ, Vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo càng nhận rõ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng biển đảo Đông Bắc lại thấy Trần Quốc Tảng tuy trước có lỗi với cha nhưng thực sự là một dũng tướng có công nên được triều đình tặng cấp cho đất lập trang ấp tại Tĩnh Bang (Quảng Ninh) và có trọng trách trấn giữ vùng biên cương hiểm yếu này. Về sau dân lấy miếu thờ Hoàng Cần nâng thành Đền thờ Đức Ông. Lễ hội Đền Cửa Ông tổ chức ngày 2 tháng 1 âm lịch. Nhân dân theo truyền thống thường đi lễ đền Cửa Ông từ đầu năm mới âm lịch, theo tuyến du lịch lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên Tử - Cửa Ông. Dù rất muốn nhưng vì thời gian không cho phép nên chúng tôi không rẽ vào mà ngược tiếp lên Mông Dương.
Đường từ Cửa Ông lên khá xấu bởi đã lâu và xe chở quặng có tải trọng nặng, Xóc và bụi! Tôi đã từng nghe và đọc nhiều tư liệu vầ Mông Dương. Trước hết, có thể nói đây là phường lớn nhất Việt Nam, với diện tích... 115km2 (gấp khoảng 25 lần diện tích quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau nữa, đây là nơi có hàng chục khai trường than, cung cấp hầu hết "vàng đen" cho cả nước. Do vậy người ta đã nói nhiều về bụi than, về than “thổ phỉ”, về hàng chục nghìn người từ các nơi đổ về làm công nhân, làm cửu vạn thu gom than lẫn trong đất đá.
Khi đến đầu thành phố, lúc 18 giờ hơn trười đã về chiều qua Đại Yên chạy dọc ven vịnh nhìn thấy đảo Tuần Châu đã xây thêm nhiều nhà hơ hồi 2007 đến đây. Vì vội nên không theo đường 18A vào Bãi Cháy mà đi thẳng theo đường Cái Lân lên cầu Bãi Cháy sang Hòn Gai theo phố Lê Thánh Tông.
Đây là lần đầu tôi đi trên cầu này và xe chạy mất 6’. Nhớ lại mấy lần trước khi từ Bãi Cháy sang Hòn Gai trên những chiếc phà biển tự hành qua cửa Lục mà thấy nhớ một thời vừa phiền toái vừa thân thương và có cái thú riêng. Những ngày đó, ước chừng 5 vạn người đi qua 700 chuyến phà mối ngày.
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối Bãi Cháy (km số 115) với Hòn Gai (Ngã ba Kênh Liêm) qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long. Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến. Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng, công nghệ xây dựng này đảm bảo cho các tàu thuyền vẫn có thể hoạt động được bình thường trong suốt quá trình thi công. Cầu Bãi Cháy được đưa vào sử dụng đã giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân tỉnh Quảng Ninh, khách du lịch trong và ngoài Việt Nam, đồng thời cũng chấm dứt sự hoạt động hàng chục năm của phà Bãi Cháy. Công trình đã được hoàn thành và thông xe vào ngày 2 tháng 12 năm 2006. Cầu có chiều dài: 1.106 m; chiều rộng: 25,3 m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ); số nhịp: 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m; khổ thông thuyền: 150 m; tải trọng: Loại A theo tiêu chuẩn Nhật
Kinh phí: khoảng 1.046 tỷ VNĐ, thời gian thi công 40 tháng; Chủ đầu tư: Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án 18-PMU18; Tư vấn thiết kế - giám sát: Viện cầu và kết cấu Nhật Bản; Nhà thầu thi công: liên danh Shimizu-Sumitomo-Mitsui Nhật Bản.
Qua cầu là vào Phố Lê Thánh Tông, Nguyễn Văn Cừ, Vũ Văn Hiếu qua Hà Tu, Hà Phong là đến đất thị xã Cẩm Phả. Mặc dù đến Hạ Long vài bận nay mới thấy một địa danh khá đặc biệt : Loong Toòng (chợ, cây xăng).
Cẩm Phả là thị xã có hình dáng rất đặc biệt, bề ngang rất hẹp trong khi chiều dài có thể nói là thị xã dài nhất Việt Nam. Quốc lộ 18A từ thành phố Hạ Long qua Đèo Bụt chạy suốt lòng thị xã đến cực đông là cầu Ba Chẽ và là trục giao thông chính của Cẩm Phả. Ngoài ra có đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. ngoài ra còn có tuyến xe buýt 01 chạy xuyên suốt thị xã. 13 phường của thị xã nằm dọc trên quốc lộ 18A là Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thuỷ, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Ðông, Cẩm Sơn,Cẩm Phú, Cẩm Thịnh,Cửa Ông, Mông Dương và 3 xã Dương Huy, Cộng Hoà, Cẩm Hải.
Khi đến Cẩm Phả vì đã muộn nên không vào cầu Vân Đồn để theo đường 334 thăm cảng này mà ngược tiếp đường 18, sang Cửa Ông. Tôi biết tại đây có Đền Cửa Ông nổi tiếng. Đền này nguyên là miếu thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế". Lịch sử chép rằng: vào năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Được tin đại quân do Trần Hưng Đạo chỉ huy không chống cự nổi trước thế mạnh như chẻ tre của giặc và phải rút về Vạn Kiếp, Trần Quốc Tảng (con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) liền mang quân của mình từ trang ấp riêng tại An Sinh (Đông Triều), cùng các cánh quân Hải Đông, Vân Trà, Bà Điểm hội binh, xin làm tiên phong đánh giặc. Sau khi kháng chiến thắng lợi rực rỡ, Vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo càng nhận rõ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng biển đảo Đông Bắc lại thấy Trần Quốc Tảng tuy trước có lỗi với cha nhưng thực sự là một dũng tướng có công nên được triều đình tặng cấp cho đất lập trang ấp tại Tĩnh Bang (Quảng Ninh) và có trọng trách trấn giữ vùng biên cương hiểm yếu này. Về sau dân lấy miếu thờ Hoàng Cần nâng thành Đền thờ Đức Ông. Lễ hội Đền Cửa Ông tổ chức ngày 2 tháng 1 âm lịch. Nhân dân theo truyền thống thường đi lễ đền Cửa Ông từ đầu năm mới âm lịch, theo tuyến du lịch lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên Tử - Cửa Ông. Dù rất muốn nhưng vì thời gian không cho phép nên chúng tôi không rẽ vào mà ngược tiếp lên Mông Dương.
Đường từ Cửa Ông lên khá xấu bởi đã lâu và xe chở quặng có tải trọng nặng, Xóc và bụi! Tôi đã từng nghe và đọc nhiều tư liệu vầ Mông Dương. Trước hết, có thể nói đây là phường lớn nhất Việt Nam, với diện tích... 115km2 (gấp khoảng 25 lần diện tích quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau nữa, đây là nơi có hàng chục khai trường than, cung cấp hầu hết "vàng đen" cho cả nước. Do vậy người ta đã nói nhiều về bụi than, về than “thổ phỉ”, về hàng chục nghìn người từ các nơi đổ về làm công nhân, làm cửu vạn thu gom than lẫn trong đất đá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân