Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

Đường sang phố Cảng

Đâu rồi bến Bính, phà Rừng?
Đường vòng quên lối, ngập ngừng xe lăn!

Tạm biệt gia đình nhà Hòa, Tạm biệt Mông Dương chúng tôi lên đường. Lúc đầu định ở lại Hạ Long vãng cảnh và thăm bạn bè nhưng mệt và điện ở nhà gọi liên tục nên quyết định không dừng lị mà sang Hải Phòng luôn.Khước từ lời mời từ CA Quảng Ninh, của anh Tiến lại qua cầu Bãi Cháy để sang Hải Phòng. Nghĩ từ Hạ Long sang qua Uông Bí, cầu Bính tổng khoảng hơn giờ xe chạy là đến nên hẹn anh Lãm gặp nhau lúc 11 gìơ.

Đường từ Uông Bí đến gần sông Cấm khá thuận, nghĩ chắc sắp được ngắm cầu Bính. Tôi đã biết đây là cây cầu bắc qua sông Cấm, cách bến phà Bính 1.300 m, nối thành phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và đi ra tỉnh Quảng Ninh. Đây là cây cầu dây văng đẹp và hiện đại, có chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, chiều cao thông thuyền 25 m cho phép tàu 3.000 tấn qua lại, kết cấu dầm thép bêtông liên hợp, liên tục 17 nhịp, hai tháp cầu bằng bêtông cốt thép có chiều cao tới 101,6 m. Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ, đường dẫn hai đầu cầu là đường cấp 1 đô thị.

Dự án xây dựng cầu Bính do liên doanh nhà thầu Ishikawajima Harima Heavy Industries Co., Ltd, công ty Shimizu và Sumitomo-Mitsui thực hiện trong vòng 32 tháng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.Cầu Bính là dự án đầu tiên được tài trợ từ khoản vay đặc biệt Chính phủ Nhật Bản với tổng mức đầu tư là 943 tỷ đồng. Trong đó có 141,5 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước. Xây dựng cầu Bính (khởi công 1 tháng 9 năm 2002- khánh thành 13 tháng 5 năm 2005 do Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ 943 tỷ đồng hay 7.426 triệu Yên thời điểm đó, bao gồm dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng. Dự án được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Vào khoảng 22 giờ ngày 17/7, 3 chiếc tàu biển trọng tải lớn (một tàu đóng mới mang tên Shinsung Accord (Hàn Quốc) trọng tải 17.500 tấn vừa được hạ thuỷ; hai tàu đang sửa chữa là tàu container 1.700 TEU Vinashin Express 01 của Công ty Vận tải Biển Đông và tàu Vinashin Orient của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương) đang neo đậu ở các đà đóng mới, sửa chữa tại Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng (Hải Phòng) bỗng dưng bị “xổng đà” trôi và va đập mạnh vào cầu Bính nằm cách đó chừng vài trăm mét.Hậu quả làm cho cầu Bính (công trình trọng điểm quốc gia, bắc qua sông Cấm) bị hư hỏng nặng.

Những tưởng xe con đi được nên cứ vào đến gần nơi lị phải vòng lại rẽ qua cầu Kiền vòng sang An Dương, qua Quán Toan mới về Hải Phòng được.

Cầu Kiền là một cây cầu tại Hải Phòng, bắc qua sông Cấm, nằm trên QL 10 và đây là cầu dây văng lớn thứ 2 của Việt Nam (sau cầu Mỹ Thuận). Tổng chiều dài là 1.186m (27 nhịp bê tông cốt thép) , rộng 16,7m do liên danh nhà thầu Công ty Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - Tổng công ty xây dựng Thăng Long (Việt Nam) thi công. Chiếc cầu được thi công với khối lượng lớn như: thi công cọc khoan nhồi ø2m và ø1m, chiều sâu cọc từ 70 - 80m, với tổng chiều dài cọc là 13.680m; thi công tháp cổng cẩu cao gần 100m; đúc các khối dầm hộp và cẩu lắp 110 khối dầm hộp nặng 14.300 tấn bằng phương pháp lắp hẫng, chiều cao nâng 30m; căng kéo 375 tấn cáp dự ứng lực, gồm 36 cặp dây văng; đúc 45.000m3 bê tông cốt thép; sử dụng 6.910 tấn thép cho xây dựng cầu.Trước kia, việc đi lại giữa hai bờ sông chỉ bằng đò, phà, cách trở đợi chờ. Sau 2 năm, vượt qua bao khó khăn về thời tiết và địa chất phức tạp, về công nghệ, thiết bị hiện đại mới được chuyển giao lần đầu tiên ở Việt Nam. Công trình này góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng Duyên Hải Bắc Bộ và cũng là công trình chào mừng 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản. Cầu được khánh thành vào ngày 28-9-2003.

Đến địa phận thành phố nhưng chẳng biết lối về Cầu Đất.Lần trước, khi qua phà Bính, theo đường Cù Chính Lan rẽ sang Tam Bạc , vào Điên Biên Phủ , rẽ phải vào Hoàng Văn Thụ, qua cửa Nhà Hát Lớn, cắt qua Nguyễn Đức Cảnh là đến Cầu Đất. Nay lẽ ra khi qua Kiền 114 m, nhập vào đường 10 tiếp 3 km, rẽ trái vào Quốc lộ 5 đi gần 3 km thì rẽ sang đường Hà Nội được 4,5 km sang đường Hùng Vương được gần 1 km thì qua Cầu Quay, rẽ trái sang phố Nguyễn Đức Cảnh và khoảng 1,5 km rẽ phải là đến phố Cầu Đất và khỏng 300 m là đến số nhà 96. Nhà này gần chỗ giao cắt Cầu đất với Lương Khánh Thiện nối sang Hai Bà Trưng. Nhưng chẳng quen đường cứ loanh quanh mãi chỗ Cầu quay nên đến nhà anh Lãm (96 Cầu Đất) vừa 12 giờ trưa 29.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân