Khi xã hội có giai cấp thì “mĩ nhân kế” khó khi nào mà không được các “chính trị gia” áp dụng. Không chỉ dùng kế ấy với đối phương mà còn cả với đối tác và đồng minh trong đó có những cuộc hôn nhân đầm mầu sắc chính trị.
Các Chúa Trịnh có cái hay là khi lập thế tử, các chúa Trịnh không nhất thiết chọn con cả, mà chọn người con nào giỏi nhất. Do vậy nối đời nắm quyền, chi phối mọi chuyện quốc gia đại sự. Công việc triều chính đã ở tay Chúa thì việc hôn nhân của Vua cũng vậy thôi! Chính ra nó đã khởi nguồn từ việc Trịnh Tùng gả người con gái thứ mười của mình là Ngọc Trinh cho Kính Tông để thắt chặt quan hệ giữa 2 nhà, dễ thâu tóm đại quyền.
Lê Thần Tông Duy Kỳ (1619-1643 và 1649-1662) con Kính Tông (1600-1619) và Trịnh Ngọc Trang lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng hậu. Nhưng Ngọc Trúc đã có một đời chống với Cường Quận công Lê Trụ là bác (hay chú) họ Lê Duy Kỳ. Mà Trịnh Thị Ngọc Trúc lại là con Trịnh Táng (con Trịnh Tùng với Đặng Thị Ngọc Dao, ở ngôi Chúa 1623-1657) nên gọi Ngọc Trinh bằng cô. Như vậy trong việc Lê Thần Tông lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc có 4 sự rối:
- Cháu lấy lại vợ của chú,
- Mà người vợ ấy đã có 4 con,
- Con cô lấy con cậu,
- Lại còn được phong là Hoàng hậu
Có lẽ cuộc hôn nhân nhuốm đầy màu sắc chính trị Thần Tông-Ngọc Trúc là "vô tiền khoáng hậu"!
Ngoài trường hợp trên, thời Lê Trịnh còn có những đấng quân vương nhà Lê lấy vợ là các quận chúa họ Trịnh với mối quan hệ đôi khi khá oái oăm:
1. Lê Chân Tông Duy Hựu (1643-1648), con Thần Tông Duy Kỳ (1619-1643, 1649-1662), lấy em Trịnh Thị Ngọc Trúc (Hoàng hậu của Thần Tôn) là Trịnh Thị Phương Từ (chưa tìm thấy tư liệu chi tiết). Như vậy hai bố con Vua lấy hai chị em quận chúa. Ông vua con ở ngôi 7 năm rồi băng ở tuổi 20 và vua cha khi đó đang là Thượng hoàng lại trở lại ngôi vua lần thứ hai (1649-1662).
2. Lê Dụ Tông Duy Đường (1705-1729), cháu ngoại đời thứ 4 của lấy cháu nội đời thứ 7 Trịnh Tùng (1570-1623) là Trịnh Thị Ngọc Trang (con Trịnh Cương). Như thế về vai vế là cụ lấy chắt.
3. Lê Duy Vĩ (chắt của Lê Dụ Tông và Trịnh Thị Ngọc Trang), con trưởng vua Lê Hiển Tông. Tháng Giêng năm 1764, vua Lê Hiển Tông lập Lê Duy Vĩ làm thái tử. Trịnh Doanh gả con gái là Tiên Dung quận chúa cho Duy Vĩ. Nên nhớ Duy Vĩ là cháu ngoại đời thứ 4 còn Tiên Dung là cháu nội đời thứ 3 của Trịnh Cương (1709-1729). Như thế là cháu lấy cô họ. Nhưng Duy Vĩ là người có ý khôi phục quyền bính cho họ Lê do vậy Trịnh Sâm đã vu tội cho thái tử, sai người bắt giữ, truất ngôi và tống giam. Lê Duy Vĩ chết trong ngục, sau con là Duy Kỳ được nối ngôi, tức Lê Chiêu Thống (1787-1788) ông vua cuối cùng của triều Lê.
4. Lê Duy Phường tức Vĩnh Khánh Đế (1720-1732, con Dụ Tông và Ngọc Trang) lấy Trịnh Thị Ngọc Thể, con Trịnh Cương. Như thế lại là hai bố con đều làm rể chúa An Đô vương.
Ngoài ra Trịnh Giang còn tố cáo Lê Duy Phường lại tư thông với phi của bố vợ, tức cháu gian dâm với bà ngoại kế nên bị phế làm Hiền Đức công rồi phải thắt cổ chế ở bãi Cơ Xá.
…
Đúng làm một thời đại có lắm điêù khác thường! Lỗi, nếu có đâu thuộc về các Hoàng đế “rũ tay áo”, các Hoàng tử nhà Lê và Quân chúa của họ Trịnh và trong các cuộc hôn nhân ấy phải đâu tất cả “người trong cuộc” đều hạnh phúc! Đây có là một điểm để đánh giá vai trò nhà Chúa không trong thời đại đất nước chịu sự điều hành bởi “lưỡng đầu chế” không?
Các Chúa Trịnh có cái hay là khi lập thế tử, các chúa Trịnh không nhất thiết chọn con cả, mà chọn người con nào giỏi nhất. Do vậy nối đời nắm quyền, chi phối mọi chuyện quốc gia đại sự. Công việc triều chính đã ở tay Chúa thì việc hôn nhân của Vua cũng vậy thôi! Chính ra nó đã khởi nguồn từ việc Trịnh Tùng gả người con gái thứ mười của mình là Ngọc Trinh cho Kính Tông để thắt chặt quan hệ giữa 2 nhà, dễ thâu tóm đại quyền.
Lê Thần Tông Duy Kỳ (1619-1643 và 1649-1662) con Kính Tông (1600-1619) và Trịnh Ngọc Trang lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng hậu. Nhưng Ngọc Trúc đã có một đời chống với Cường Quận công Lê Trụ là bác (hay chú) họ Lê Duy Kỳ. Mà Trịnh Thị Ngọc Trúc lại là con Trịnh Táng (con Trịnh Tùng với Đặng Thị Ngọc Dao, ở ngôi Chúa 1623-1657) nên gọi Ngọc Trinh bằng cô. Như vậy trong việc Lê Thần Tông lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc có 4 sự rối:
- Cháu lấy lại vợ của chú,
- Mà người vợ ấy đã có 4 con,
- Con cô lấy con cậu,
- Lại còn được phong là Hoàng hậu
Có lẽ cuộc hôn nhân nhuốm đầy màu sắc chính trị Thần Tông-Ngọc Trúc là "vô tiền khoáng hậu"!
Ngoài trường hợp trên, thời Lê Trịnh còn có những đấng quân vương nhà Lê lấy vợ là các quận chúa họ Trịnh với mối quan hệ đôi khi khá oái oăm:
1. Lê Chân Tông Duy Hựu (1643-1648), con Thần Tông Duy Kỳ (1619-1643, 1649-1662), lấy em Trịnh Thị Ngọc Trúc (Hoàng hậu của Thần Tôn) là Trịnh Thị Phương Từ (chưa tìm thấy tư liệu chi tiết). Như vậy hai bố con Vua lấy hai chị em quận chúa. Ông vua con ở ngôi 7 năm rồi băng ở tuổi 20 và vua cha khi đó đang là Thượng hoàng lại trở lại ngôi vua lần thứ hai (1649-1662).
2. Lê Dụ Tông Duy Đường (1705-1729), cháu ngoại đời thứ 4 của lấy cháu nội đời thứ 7 Trịnh Tùng (1570-1623) là Trịnh Thị Ngọc Trang (con Trịnh Cương). Như thế về vai vế là cụ lấy chắt.
3. Lê Duy Vĩ (chắt của Lê Dụ Tông và Trịnh Thị Ngọc Trang), con trưởng vua Lê Hiển Tông. Tháng Giêng năm 1764, vua Lê Hiển Tông lập Lê Duy Vĩ làm thái tử. Trịnh Doanh gả con gái là Tiên Dung quận chúa cho Duy Vĩ. Nên nhớ Duy Vĩ là cháu ngoại đời thứ 4 còn Tiên Dung là cháu nội đời thứ 3 của Trịnh Cương (1709-1729). Như thế là cháu lấy cô họ. Nhưng Duy Vĩ là người có ý khôi phục quyền bính cho họ Lê do vậy Trịnh Sâm đã vu tội cho thái tử, sai người bắt giữ, truất ngôi và tống giam. Lê Duy Vĩ chết trong ngục, sau con là Duy Kỳ được nối ngôi, tức Lê Chiêu Thống (1787-1788) ông vua cuối cùng của triều Lê.
4. Lê Duy Phường tức Vĩnh Khánh Đế (1720-1732, con Dụ Tông và Ngọc Trang) lấy Trịnh Thị Ngọc Thể, con Trịnh Cương. Như thế lại là hai bố con đều làm rể chúa An Đô vương.
Ngoài ra Trịnh Giang còn tố cáo Lê Duy Phường lại tư thông với phi của bố vợ, tức cháu gian dâm với bà ngoại kế nên bị phế làm Hiền Đức công rồi phải thắt cổ chế ở bãi Cơ Xá.
…
Đúng làm một thời đại có lắm điêù khác thường! Lỗi, nếu có đâu thuộc về các Hoàng đế “rũ tay áo”, các Hoàng tử nhà Lê và Quân chúa của họ Trịnh và trong các cuộc hôn nhân ấy phải đâu tất cả “người trong cuộc” đều hạnh phúc! Đây có là một điểm để đánh giá vai trò nhà Chúa không trong thời đại đất nước chịu sự điều hành bởi “lưỡng đầu chế” không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân