Cho đến ngày 27/5/2009, thi thể bé Việt Anh vẫn bảo quản tại Bệnh viện Phụ sản gây tâm lý không tốt cho các sản phụ khác đến sinh con. Trước tình hình đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội buộc phải gửi công văn tới CAQ Ba Đình báo cáo, mong muốn sự việc mau được giải quyết theo quy định pháp luật. Ngày 29/5/2009, Pháp y – Bộ Công an chính thức nhận được trưng cầu giám định số 224 đề ngày 27/5/2009 của CAQ Ba Đình đề nghị kết luận nguyên nhân tử vong của bé Nguyễn Việt Anh.
Chiều ngày 19/5/2009, sản phụ Đinh Thị Hạnh, 22 tuổi, trú tại 105/15 Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, Cầu Giấy vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để sinh con lần thứ nhất. Đến khoảng 8h ngày 20/5/2009, sản phụ có chỉ định đẻ mổ vì thai suy và cổ tử cung mới mở 2cm. Quá trình phẫu thuật bình thường, bé cân nặng 3,1 kg, khóc ngay nhưng khi làm rốn xuất hiện tím tái, khó thở.
Mặc dù đã được kíp trực cấp cứu tích cực nhưng bé không hồi phục đã tử vong lúc 10 giờ 35 phút. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Pháp y Bộ Công an đã phối hợp khám nghiệm giám định làm rõ nguyên nhân tử vong...
Khoảng 16h ngày 19/5/2009, sản phụ Đinh Thị Hạnh có hộ khẩu thường trú tại số 2, ngách 105/15 Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy vào Khoa D3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội theo dõi chuyển dạ đẻ con so (D3 là khoa đẻ dịch vụ, theo yêu cầu). Khám lúc nhập viện, tình hình sức khỏe của sản phụ và thai nhi hoàn toàn bình thường.
Bác sĩ (BS) Lê Thanh Thúy được gia đình sản phụ tín nhiệm chọn là người theo dõi đỡ đẻ chính thức. Đêm 19/5, tình hình sức khỏe sản phụ vẫn tốt: cơn co mới chỉ tần số 1, ngôi đầu còn cao, ối phồng, cổ tử cung mở 1cm, tim thai ổn định, khung chậu bình thường.
Đến 6h15' ngày hôm sau, 20/5/2009, sản phụ tỉnh táo nhưng phát hiện ra máu. Khoa D3 gọi điện báo cho bác sĩ Thúy. Bác sĩ Thúy dặn nữ hộ sinh báo ngay cho BS trực Vũ Minh Ngọc để xử lý chuyên môn. Sản phụ được theo dõi bằng máy monitoring. Bác sĩ Ngọc cho siêu âm kiểm tra không thấy hình ảnh của rau tiền đạo hoặc rau bong non. Bấm ối thì thấy nước ối trong nên yên tâm.
7h15', BS Thúy đến bệnh viện kiểm tra thấy sản phụ vẫn tỉnh táo, tim thai 150 lần/phút, không ra máu.
7h30' chỉ định mổ đẻ vì thai suy, cổ tử cung mới mở 2cm... 8 giờ, thạc sĩ, BS Phạm Phương Hạnh, Phó trưởng Khoa D3 tiến hành ca phẫu thuật lấy ra bé trai cân nặng 3,1kg khóc ngay, chỉ số Appgar 7-8 điểm (bình thường 9-10 điểm) chứng tỏ bé đã ngạt (suy thai). Lẽ ra BS Thúy (theo hợp đồng đẻ dịch vụ) sẽ là phẫu thuật viên mổ đẻ cho sản phụ nhưng vì có công tác của bệnh viện đột xuất phải đi ngoại tỉnh nên BS Thúy bàn giao cho BS Hạnh, Phó trưởng khoa D3 trực tiếp giải quyết. Việc bé Nguyễn Việt Anh khóc ngay lúc ra khỏi bụng mẹ được nữ hộ sinh Hải Yến, BS sơ sinh Nguyễn Thị Đoan và BS Phan Hải Yến xác nhận.
Khoảng 3 phút sau, khi đang làm rốn thì đột nhiên bé Việt Anh bắt đầu xuất hiện tím tái, thở yếu. Các biện pháp hồi sức, cấp cứu tích cực đã được bệnh viện thực hiện nhưng không có kết quả. Bé đã tử vong lúc 10h 35' với chẩn đoán suy hô hấp cấp chưa rõ nguyên nhân (?).
Ngay buổi chiều ngày 20/5, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức cuộc họp với gia đình sản phụ. Hai bên thống nhất đề nghị giám định pháp y xác định nguyên nhân tử vong của bé Việt Anh, gia đình yêu cầu bệnh viện niêm phong thi thể bé chờ cơ quan pháp y khám nghiệm.
Tuy nhiên, do quá bức xúc ngày 22 và 23/5/2009, chồng sản phụ Hạnh và đại diện gia đình đã làm đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội – Công an quận Ba Đình yêu cầu làm rõ những vấn đề liên quan dẫn đến cái chết của bé Việt Anh (?).
Cho đến ngày 27/5/2009, thi thể bé Việt Anh vẫn bảo quản tại Bệnh viện Phụ sản gây tâm lý không tốt cho các sản phụ khác đến sinh con. Trước tình hình đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội buộc phải gửi công văn tới Công an quận Ba Đình báo cáo, mong muốn sự việc mau được giải quyết theo quy định pháp luật. Ngày 29/5/2009, Pháp y – Bộ Công an chính thức nhận được trưng cầu giám định số 224 đề ngày 27/5/2009 của Công an quận Ba Đình đề nghị kết luận nguyên nhân tử vong của bé Nguyễn Việt Anh.
Đúng 10h5' sáng ngày 29/5/2009, trước sự chứng kiến của đại diện gia đình sản phụ, sự giám sát của Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra, các giám định viên pháp y – Bộ Công an bắt đầu khám nghiệm thi hài bé Việt Anh tại Khoa Giải phẫu Bệnh viện phụ sản Hà Nội. (Thi hài bé vẫn được niêm phong suốt... 9 ngày qua và đeo số thẻ 9183/09/BVPS).
Với tác phong làm việc thận trọng, tỉ mỉ, khoa học, các giám định viên pháp y - Bộ Công an tiến hành từng bước giám định, kiểm tra chức năng từng bộ phận xem có dị tật bẩm sinh gì không, kiểm tra dấu hiệu đủ tháng, thiếu tháng, kiểm tra phổi đã thở hay chưa thở, kiểm tra hộp sọ, xương khớp v.v...
Chưa hết, mẫu máu và mẫu phủ tạng của thai nhi được thu để đem về phòng xét nghiệm tiếp tục nghiên cứu tế bào học. Căn cứ vào kết quả khám nghiệm và giải phẫu tử thi, xét nghiệm tế bào ngày 10/7/2009 tại kết quả bản kết luận số 1288 pháp y - Bộ Công an đã đưa ra nhận xét, đánh giá: bé Việt Anh có các kích thước và dấu hiệu của trẻ sơ sinh đủ tháng. Trên cơ thể trẻ sơ sinh không phát hiện thấy các tổn thương do ngoại lực, các phủ tạng không phát hiện thấy dị tật bẩm sinh (tim, phổi, gan, thận v.v...)... Nghiệm pháp thử phổi dương tính chứng tỏ trẻ khi đẻ ra còn sống (đã hít thở). Nổi bật là trẻ có các dấu hiệu ngạt (môi, mặt, đầu ngón tay, chân tím tái). Đặc biệt trên các tiêu bản phổi thấy nhiều thành phần nước ối.
Kết luận nguyên nhân chết của bé Việt Anh là suy hô hấp cấp do hít phải nước ối. Trong y học: hít phải nước ối ở trẻ sơ sinh là một tai biến sản khoa nguy hiểm. Trẻ hít phải nước ối có thể bị tử vong khoảng thời gian ngắn sau sinh hoặc bị viêm phổi ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào lượng nước ối hít vào nhiều hay ít.
Theo các chuyên gia sản khoa thì trường hợp của bé Việt Anh trước khi sinh đã bị suy thai nay lại hít phải nước ối nhiều vào phổi nên tình trạng suy hô hấp sẽ rất nặng, khó tiên lượng. Về chỉ định mổ đẻ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, pháp y - Bộ Công an kết luận hoàn toàn đúng chuyên môn.
Hiện nay, mặc dù y học thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc cả về phương tiện kỹ thuật lẫn trình độ chuyên môn, song không phải mọi vấn đề đều được giải quyết. Chẳng hạn, trong sản khoa vấn đề tắc mạch ối gây tử vong sản phụ vẫn là chuyện... bất khả kháng. Rồi vấn đề ngạt sau khi sinh của trẻ? Một tài liệu ở Mỹ cho biết: tỉ lệ trẻ sơ sinh phải hỗ trợ hô hấp khẩn cấp có thể chiếm tỉ lệ từ 1-5% tùy từng quốc gia. Điều đáng buồn là trên 70% số trường hợp phải hỗ trợ hô hấp khẩn cấp đã tử vong.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện đầu ngành sản khoa của thủ đô, hàng ngày bệnh viện tiếp đón khám và đỡ đẻ cho hàng trăm sản phụ. Hàng vạn trẻ em đã được cất tiếng khóc chào đời bắt đầu từ đây. Áp lực công việc đối với đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là rất lớn, trong hàng nghìn, hàng vạn ca đỡ đẻ và đẻ mổ thành công không thể tránh khỏi những ca xảy ra tai biến ngoài ý muốn. Rất mong xã hội và gia đình sản phụ cảm thông chia sẻ trách nhiệm để động viên bệnh viện toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Chiều ngày 19/5/2009, sản phụ Đinh Thị Hạnh, 22 tuổi, trú tại 105/15 Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, Cầu Giấy vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để sinh con lần thứ nhất. Đến khoảng 8h ngày 20/5/2009, sản phụ có chỉ định đẻ mổ vì thai suy và cổ tử cung mới mở 2cm. Quá trình phẫu thuật bình thường, bé cân nặng 3,1 kg, khóc ngay nhưng khi làm rốn xuất hiện tím tái, khó thở.
Mặc dù đã được kíp trực cấp cứu tích cực nhưng bé không hồi phục đã tử vong lúc 10 giờ 35 phút. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Pháp y Bộ Công an đã phối hợp khám nghiệm giám định làm rõ nguyên nhân tử vong...
Khoảng 16h ngày 19/5/2009, sản phụ Đinh Thị Hạnh có hộ khẩu thường trú tại số 2, ngách 105/15 Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy vào Khoa D3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội theo dõi chuyển dạ đẻ con so (D3 là khoa đẻ dịch vụ, theo yêu cầu). Khám lúc nhập viện, tình hình sức khỏe của sản phụ và thai nhi hoàn toàn bình thường.
Bác sĩ (BS) Lê Thanh Thúy được gia đình sản phụ tín nhiệm chọn là người theo dõi đỡ đẻ chính thức. Đêm 19/5, tình hình sức khỏe sản phụ vẫn tốt: cơn co mới chỉ tần số 1, ngôi đầu còn cao, ối phồng, cổ tử cung mở 1cm, tim thai ổn định, khung chậu bình thường.
Đến 6h15' ngày hôm sau, 20/5/2009, sản phụ tỉnh táo nhưng phát hiện ra máu. Khoa D3 gọi điện báo cho bác sĩ Thúy. Bác sĩ Thúy dặn nữ hộ sinh báo ngay cho BS trực Vũ Minh Ngọc để xử lý chuyên môn. Sản phụ được theo dõi bằng máy monitoring. Bác sĩ Ngọc cho siêu âm kiểm tra không thấy hình ảnh của rau tiền đạo hoặc rau bong non. Bấm ối thì thấy nước ối trong nên yên tâm.
7h15', BS Thúy đến bệnh viện kiểm tra thấy sản phụ vẫn tỉnh táo, tim thai 150 lần/phút, không ra máu.
7h30' chỉ định mổ đẻ vì thai suy, cổ tử cung mới mở 2cm... 8 giờ, thạc sĩ, BS Phạm Phương Hạnh, Phó trưởng Khoa D3 tiến hành ca phẫu thuật lấy ra bé trai cân nặng 3,1kg khóc ngay, chỉ số Appgar 7-8 điểm (bình thường 9-10 điểm) chứng tỏ bé đã ngạt (suy thai). Lẽ ra BS Thúy (theo hợp đồng đẻ dịch vụ) sẽ là phẫu thuật viên mổ đẻ cho sản phụ nhưng vì có công tác của bệnh viện đột xuất phải đi ngoại tỉnh nên BS Thúy bàn giao cho BS Hạnh, Phó trưởng khoa D3 trực tiếp giải quyết. Việc bé Nguyễn Việt Anh khóc ngay lúc ra khỏi bụng mẹ được nữ hộ sinh Hải Yến, BS sơ sinh Nguyễn Thị Đoan và BS Phan Hải Yến xác nhận.
Khoảng 3 phút sau, khi đang làm rốn thì đột nhiên bé Việt Anh bắt đầu xuất hiện tím tái, thở yếu. Các biện pháp hồi sức, cấp cứu tích cực đã được bệnh viện thực hiện nhưng không có kết quả. Bé đã tử vong lúc 10h 35' với chẩn đoán suy hô hấp cấp chưa rõ nguyên nhân (?).
Ngay buổi chiều ngày 20/5, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức cuộc họp với gia đình sản phụ. Hai bên thống nhất đề nghị giám định pháp y xác định nguyên nhân tử vong của bé Việt Anh, gia đình yêu cầu bệnh viện niêm phong thi thể bé chờ cơ quan pháp y khám nghiệm.
Tuy nhiên, do quá bức xúc ngày 22 và 23/5/2009, chồng sản phụ Hạnh và đại diện gia đình đã làm đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội – Công an quận Ba Đình yêu cầu làm rõ những vấn đề liên quan dẫn đến cái chết của bé Việt Anh (?).
Cho đến ngày 27/5/2009, thi thể bé Việt Anh vẫn bảo quản tại Bệnh viện Phụ sản gây tâm lý không tốt cho các sản phụ khác đến sinh con. Trước tình hình đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội buộc phải gửi công văn tới Công an quận Ba Đình báo cáo, mong muốn sự việc mau được giải quyết theo quy định pháp luật. Ngày 29/5/2009, Pháp y – Bộ Công an chính thức nhận được trưng cầu giám định số 224 đề ngày 27/5/2009 của Công an quận Ba Đình đề nghị kết luận nguyên nhân tử vong của bé Nguyễn Việt Anh.
Đúng 10h5' sáng ngày 29/5/2009, trước sự chứng kiến của đại diện gia đình sản phụ, sự giám sát của Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra, các giám định viên pháp y – Bộ Công an bắt đầu khám nghiệm thi hài bé Việt Anh tại Khoa Giải phẫu Bệnh viện phụ sản Hà Nội. (Thi hài bé vẫn được niêm phong suốt... 9 ngày qua và đeo số thẻ 9183/09/BVPS).
Với tác phong làm việc thận trọng, tỉ mỉ, khoa học, các giám định viên pháp y - Bộ Công an tiến hành từng bước giám định, kiểm tra chức năng từng bộ phận xem có dị tật bẩm sinh gì không, kiểm tra dấu hiệu đủ tháng, thiếu tháng, kiểm tra phổi đã thở hay chưa thở, kiểm tra hộp sọ, xương khớp v.v...
Chưa hết, mẫu máu và mẫu phủ tạng của thai nhi được thu để đem về phòng xét nghiệm tiếp tục nghiên cứu tế bào học. Căn cứ vào kết quả khám nghiệm và giải phẫu tử thi, xét nghiệm tế bào ngày 10/7/2009 tại kết quả bản kết luận số 1288 pháp y - Bộ Công an đã đưa ra nhận xét, đánh giá: bé Việt Anh có các kích thước và dấu hiệu của trẻ sơ sinh đủ tháng. Trên cơ thể trẻ sơ sinh không phát hiện thấy các tổn thương do ngoại lực, các phủ tạng không phát hiện thấy dị tật bẩm sinh (tim, phổi, gan, thận v.v...)... Nghiệm pháp thử phổi dương tính chứng tỏ trẻ khi đẻ ra còn sống (đã hít thở). Nổi bật là trẻ có các dấu hiệu ngạt (môi, mặt, đầu ngón tay, chân tím tái). Đặc biệt trên các tiêu bản phổi thấy nhiều thành phần nước ối.
Kết luận nguyên nhân chết của bé Việt Anh là suy hô hấp cấp do hít phải nước ối. Trong y học: hít phải nước ối ở trẻ sơ sinh là một tai biến sản khoa nguy hiểm. Trẻ hít phải nước ối có thể bị tử vong khoảng thời gian ngắn sau sinh hoặc bị viêm phổi ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào lượng nước ối hít vào nhiều hay ít.
Theo các chuyên gia sản khoa thì trường hợp của bé Việt Anh trước khi sinh đã bị suy thai nay lại hít phải nước ối nhiều vào phổi nên tình trạng suy hô hấp sẽ rất nặng, khó tiên lượng. Về chỉ định mổ đẻ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, pháp y - Bộ Công an kết luận hoàn toàn đúng chuyên môn.
Hiện nay, mặc dù y học thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc cả về phương tiện kỹ thuật lẫn trình độ chuyên môn, song không phải mọi vấn đề đều được giải quyết. Chẳng hạn, trong sản khoa vấn đề tắc mạch ối gây tử vong sản phụ vẫn là chuyện... bất khả kháng. Rồi vấn đề ngạt sau khi sinh của trẻ? Một tài liệu ở Mỹ cho biết: tỉ lệ trẻ sơ sinh phải hỗ trợ hô hấp khẩn cấp có thể chiếm tỉ lệ từ 1-5% tùy từng quốc gia. Điều đáng buồn là trên 70% số trường hợp phải hỗ trợ hô hấp khẩn cấp đã tử vong.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện đầu ngành sản khoa của thủ đô, hàng ngày bệnh viện tiếp đón khám và đỡ đẻ cho hàng trăm sản phụ. Hàng vạn trẻ em đã được cất tiếng khóc chào đời bắt đầu từ đây. Áp lực công việc đối với đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là rất lớn, trong hàng nghìn, hàng vạn ca đỡ đẻ và đẻ mổ thành công không thể tránh khỏi những ca xảy ra tai biến ngoài ý muốn. Rất mong xã hội và gia đình sản phụ cảm thông chia sẻ trách nhiệm để động viên bệnh viện toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
(Bài của NÔEL trên báo An ninh thế giới số ra ngày 13/8/2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân