Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009

Chào mừng sự ra đời của HỘI PHÁP Y

Ngành nào cũng Hội cũng Đoàn,
Riêng ngành Y pháp muộn màng làm sao?

-Bác sĩ Lương Đức Mến, Trưởng phòng KTHS Công an tỉnh Lào Cai-



Hôm nay, trong không khí vui mừng sau thành công của Đại hội X và vào đúng ngày tháng 5 lịch sử của năm 2006 năm thứ hai thực hiện Bộ luật TTHS 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004, Pháp lệnh giám định tư pháp 2004, chúng ta tiến hành Đại hội thành lập Hội Pháp y học Việt Nam. Thay mặt những người làm công tác PY trong CAND ở nơi con sông Hồng chẩy vào đất Việt tôi xin cám ơn sự nỗ lực, quan tâm, tạo điều kiện của Ban vận động thành lập Hội và chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Chúng ta ngồi đây, ít hay nhiều chúng ta đều hiểu về Giám định tư pháp và ý nghĩa vai trò rất quan trọng của nó trong hoạt động tố tụng. Xã hội càng văn minh thì quyền con người càng được nâng cao và tôn trọng do đó yêu cầu trừng phạt kẻ phạm tội càng đòi hỏi cần có sự khách quan, khoa học, chính xác và Giám định tư pháp càng có một ý nghĩa quan trọng hơn.

Nhưng, do nhiều nguyên nhân, công tác GĐTP ở ta chưa được coi trọng đúng mức. Vì bức xúc của thực tế nên ban đầu ta mới chú trọng đến công tác giám định pháp y.
Văn bản pháp lý đầu tiên về vấn đề này tôi tìm thấy đưđược là Sắc lệnh 68/SL ngày 30/11/1945 và Sắc lệnh số 162/SL ngày 25/6/1946 về công tác pháp y và GĐV pháp y Sau hòa bình, ngày 12/12/1956 Liên bộ Y tế-Tư pháp ra Thông tư só 2795/HCTP quy định một só điều về khám nghiệm và mổ tử thi, ngày 11/3/1988 Liên bộ Y tế-Tư pháp có Thông tư số 166/TT-LB về giám định pháp y và pháp y tâm thần. Các văn bản này tuy có đáp ứng được yêu cầu trước mắt lúc đó nhưng nó thiếu toàn diện và có văn bản thực tế bị chết ngay khi vừa ra (Thông tư 166).

Ngày 21/7/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 117/HĐBT về GĐTP. Hơn 10 năm sau, Pháp lệnh số 24/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/9/21004 của UBTV Quốc hội và Nghị định số 67/2005 ngày 19/5/2005 của Chính phủ về giám định tư pháp; Chỉ thị số 07/2005/CT-BCA(C11) của Bộ trưởng về tăng cường công tác pháp y của lực lượng CAND. Như thế, cùng tuổi với đất nước ngành PY chúng ta đã có 60 năm hoạt động.
Đến nay, với Quyết định 238/QĐ-BNV ngày 21/02/2006 chúng ta mới có Hội là quá muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Đây là bước ngoặt quan trọng trong đời sống pháp lý; công tác GĐTP nói chung và PY đã đi vào nền nếp, đáp ứng tốt hơn công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật.

1. Pháp y Công an Lào Cai đồng hành cùng sự nghiệp:

Nhận thức được như vậy nên các cơ quan hữu quan ở tỉnh Lào Cai đã sớm và luôn quan tâm đến mảng công tác này. Ngay từ năm 1958, ở Lào Cai đã hình thành Hội đồng giám định Pháp y (HĐGĐPY) với 3 thành viên. Khi hợp nhất tỉnh, ngày 04/10/1976 UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn có Quyết định số 1651/QĐ-TC về việc thành lập (HĐGĐPY) gồm 9 GĐV cấp tỉnh, 16 GĐV cấp huyện. Sau 02/1979, UBND tỉnh có Quyết định số 2094/QĐ-TC ngày 11/12/1979 củng cố HĐGĐPY với 14 GĐV cấp tỉnh và 24 GĐV cấp huyện. Trong các năm 1980, 1981, 1982, 1986 thường xuyên có các Quyết định bỏ xung thay thế GĐV. Đến tháng 9/1986 tổ chức HĐGĐPY tỉnh gồm: Bộ phận thường trực (có 5 người); GĐV cấp tỉnh 8 (công tác tại 3 BV lớn ở Trung tâm, Phía Bắc và Phía Tây); 32 GĐV cấp huyện. Hội nghị họp ngày 27/8/1990 là phiên họp cuối cùng trước khi giải tán hình thức Hội đồng.

Khi Nghị định 117/HĐBT về Giám định tư pháp có hiệu lực UBND tỉnh đã có Quyết định số 360/QĐ ngày 06/7 và số 373/QĐ ngày 30/7 cho thành lập các Tổ chức giám định (TCGĐ) pháp y ở 3 khu vực (Trung tâm, Phía Bắc, Phía Tây) với 39 GĐV và TCGĐ Kĩ thuật hình sự-pháp y thuộc Công an tỉnh với 9 GĐV.

Khi tái lập tỉnh Lào Cai, vừa mới ổn định nơi tập kết, để đáp ứng kịp thời các yêu cầu giám định trong các vụ việc có tính hình sự, CA tỉnh, Sở Tư pháp đã tham mưu và được UBND tỉnh nhất trí: các Giám định viên (GĐV) đã được UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ bổ nhiệm sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ GĐV trên địa bàn mình công tác. Sau đó UBND tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định thành lập 02 TCGĐ là : TCGĐ Kĩ thuật hình sự-Pháp y (TCGĐ KTHS-PY) với các GĐV công tác tại Công an tỉnh và TCGĐ pháp y (TCGĐ PY) với các GĐV công tác tại Trung tâm y tế các Huyện, Thị xã.Chính việc tham mưu kịp thời đó của Phòng KTHS-Công an tỉnh, Phòng Quản lí Công chứng, Luật sư, giám định-Sở Tư pháp đã giúp UBND tỉnh sớm có Quyết định đáp ứng kịp thời, đầy đủ, không gián đoạn các yêu cầu giám định tại địa phương. Trong CA Lào Cai PY hình thành từ 1981 trong CA Hoàng Liên Sơn liên tục cho đến nay. Khi mới tái lập tỉnh, CA Làp Cai có 2 Bác sĩ PY, sau đó 1 chuyển Yên Bái. Năm 1995 tuyển dụng thêm 1, điều động từ đơn vị khác về 1.

Hiện tại đơn vị có 3 GĐV pháp y đều là Đảng viên, có trình độ Đại học Y và ĐH Luật, được Viện KHHS, Viện Pháp y TW đào tạo, tập huấn về nhiều lượt về công tác giám định nói chung và giám định pháp y sinh vật nói riêng và đều công tác tại Phòng PC 21-CA tỉnh. Có 1 được cấp Bằng GĐV cao cấp, còn 2 là GĐV Trung cấp và đều đu tiêu chuẩn, được UBND tỉnh bổ nhiệm là GĐV tư pháp : người lâu nhất 25 năm, người ít nhất 7 năm.Tuy là GĐV chuyên nghiệp nhưng mỗi đ/c phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực GĐ. Đ/c Trưởng phòng kiêm GĐV trưởng, 2 BS kiêm công tác GĐ ma tuý và nhiều khi phaỏi kiêm cả KNHT. CA tỉnh chưa tuyển và bố trí được Kĩ thuật viên chuyên trách về lĩnh vực pháp y.Các GĐV pháp y Công an nằm trong Tổ chức Giám định KTHS-PY và và độc lập với Tổ chức Giám định Pháp y của Sở Y tế, có tư cách pháp nhân như nhau nhưng đã có sự phối hợp rất tốt, sự phối hợp đó đã giúp giải quyết được nhiều vụ việc phức tạp. Chính từ trong thực tế công tác pháp y, nhiều bác sĩ đã trưởng thành về mọi mặt, được suy tôn các Danh hiệu thi đua và được giao trọng trách mới. Chính các Bác sĩ pháp y, bằng công viẹc thầm lặng của mình đã góp phần khám phá án thường đạt 72,%, trọng án đạt 91%. Năm qua ở Lào Cai chưa có vụ oan sai nào do nguyên nhân từ giám định.

Bên cạnh những kết quả như đã nói ở trên, công tác PY ở Lào Cai còn bộc lộ nhiều thiếu sót khuyết điểm. Đó là một số vụ việc mà công tác khám nghiệm, giám định còn chưa kịp thời, có sơ xuất, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ nên vụ án phải khai quật, có vụ kéo dài, tái giám định nhiều lần hoặc có vụ dẫn đến bế tắc, nhất là các vụ án do nhiều nguyên nhân, có cả chủ quan và khách quan. Những sai sót đó đã được rút kinh nghiệm, sửa chữa, khắc phục ngay. Nhưng trong đó có những tồn tại, vướng mắc bởi cơ chế, bởi các văn bản hướng dẫn, bởi thực lực hiện có...mà riêng một ngành hay trong phạm vi một tỉnh không thể giải quyết hay tháo gỡ được. Một số vấn đề nêu trong Hội nghị giao ban 11/2003 tại Huế hay Hội nghị 12/2005 tại Sa Pa, Lào Cai tuy đã được tháo gỡ nhưng còn vương mắc nhiều.

Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X chắc chắn tình hình KT-XH sẽ có nhiều chuyển biến tốt. Trong bối cảnh đó tình hình ANTT, bên cạnh những thuận lợi sẽ có nhiều khó khăn, thách thức mới. Nhất là chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTW (Khoá IX) về Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thực hiện Bộ luật Hình sự , Bộ luật TTHS 2003, Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự 2004, Pháp lệnh về Giám định tư pháp 2004, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong xu thế mở cửa, hội nhập ở một tỉnh biên giới thì nhu cầu về công tác pháp y ngày càng nhiều, với những yêu cầu mới, phức tạp , khó khăn hơn đòi hỏi cao hơn về chất lượng và hiệu quả cũng như tính khoa học, minh bạch. Công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi mỗi người dân, mỗi công chức, mỗi giám định viên phải nâng cao chất lượng công tác, nêu cao trách nhiệm trước dân, với pháp luật nhằm góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện nhanh chóng, chính xác; xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đó chính là góp phần thực hiện quan điểm của Nhà nước ta về hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp là cặp bài trùng, có quan hệ mật thiết với nhau, nhằm đảm bảo công lý Xhcn và là biểu hiện đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Do đó, công tác pháp y phải được đổi mới một cách toàn diện, sang bước ngoặt tích cực mới. Như thế với mô hình tổ chức, tình trạng đội ngũ cán bộ và phương tiện hiện tại không thể đáp ứng được. Một số khó khăn, vướng mắc vượt quá khả năng giải quyết của địa phương hay của Viện nay có Hội chúng ta nên bàn kĩ, có tiếng nói vừa để tăng cường khả năng chuyên môn của GĐV vừa tính đến nguyện vọng của anh em, bảo vệ được đội ngũ.

2. Tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ làm công tác Pháp y CAND:

Do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường nên gần dây việc trưng cầu các bác sĩ pháp y bên y tế có khó khăn nên PYCA càng phải đảm đương nhiều. Giai đoạn 1991-2001 PYCA thụ lí 29,87% số vụ xẩy ra cần giám định (518/1734) thì ở giai đoạn 2001-2005 con số đó là 31,81% (421/1324). Do đó biên chế đã thiếu lại thêm bận. PYCA vốn được đào tạo chuyên sâu nhưng thu nhập ngoài lương không có gì, không mở được phòng mạch tư, trách nhiệm pháp lý thì lớn lại chịu ảnh hưởng của thành kiến xã hội nên rất khó khăn. Trong khi đó, so với lực lượng khác trong ngành CA và bạn bè bên dân y, PYCA càng bị cách quãng về nhiều mặt. Hơn nữa, với những đ/c lớn tuổi việc đi lại, leo dốc (phổ biến khi GĐPY) rất khó, các đ/c trẻ thì ảnh hưởng tâm lí khi lấy vợ, sinh con và tương đối khó phát triển trong LLCA. Do đó, dù muốn hay không vẫn có những so sánh và mong muốn được cải thiện hơn về đời sống cả vật chất lẫn tinh thần.

3. Khó khăn, vướng mắc trong GĐPY hiện nay:

- Một số lĩnh vực, việc làm của công tác pháp y chưa có văn bản pháp lí đảm bảo hoặc có nhưng không đầy đủ, không phù hợp với thực tiễn đời sống pháp lí. Ví dụ: việc KNTT, GĐPY các vụ việc có yếu tố người nước ngoài, người có thân phận ngoại giao, chức sắc trong Tôn giáo...các vụ chết người trong nhà tạm giữ, trại Tạm giam. Hay việc bảo quản chuyển DV,VC đi giám định những lĩnh vực không thuộc giám định KTHS do lực lượng nào đảm nhận (CQĐT hay KTHS) ? Mức chi trả, hình thức chi trả phí giám định?.

- Khi nạn nhân hay gia đình nạn nhân xin thêm KLGĐ xác định nguyên nhân chết hay tính chất mức độ thương tật để làm chế độ có cấp không ? có thu thù lao không, mức thu ?...

- Trong giám định thương tật dùng Biểu tỉ lệ nào, vận dụng ra sao ?

- Cơ chế đánh giá, sử dụng kết luận giám định? Hướng giải quyết khi có xung đột giám định, khi Luật sư, đương sự can thiệp quá sâu vào công tác giám định

4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế:

- Trước hết mỗi GĐV phải yêu nghề, say mê, chủ động, biết phát huy thế mạnh, hạn chế những điểm yếu. Luôn tích cực đề xuất và tận dụng được sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo ngành chủ quản, của UBND tỉnh để xây dựng và phát triển lực lượng cũng như đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác.

- Trong GĐ phải thực hiện tốt phương châm: Thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời, khách quan, chính xác, không có kết luận sai .Chú ý không vì động cơ hay sức ép nào mà kết luận theo hướng có lợi cho bị hại hoặc bị can, luôn đảm bảo nguyên tắc: khách quan, chính xác, độc lập, rõ ràng minh bạch.

- Có bản lĩnh vững, khi có xung đột trong giám định bình tĩnh kiểm tra lại quá trình GĐ, các tài liệu tham khảo, các thông tin đã có để chuẩn bị bảo vệ chính kiến.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan THTT để năm bắt việc sử dụng,đánh giá KLGĐ của mình để không ngừng học tập,rút kinh nghiệm chung, hưỡng dẫn cán bộ các cơ quan THTT thông thạo cách ra yêu cầu GĐ, thu DV,VC,mẫu so sánh, đánh giá,sử dụng KLGĐ.

- Biết tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ , tư vấn về chuyên môn của các cán bộ chuyên khoa, các Viện chuyên ngành, các cơ quan khoa học ở TW để đưa vào KLGĐ của mình, tăng tính khoa học, chính xác, thuyết phục của công tác giám định.

5. Phương hướng xây dựng và phát triển PYCA ở Lào Cai

Thực tiễn công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm những năm qua cho thấy: các lĩnh vực thường xuyên phải GĐ là GĐ Pháp y, GĐ Kĩ thuật hình sự và GĐ ma tuý.Các yêu cầu này đòi hỏi tính thời hiệu, bí mật, chính xác rất cao mà chỉ có kỉ luật thép của LLVT mới đáp ứng được. Hơn nữa CA Hoàng Liên Sơn trước kia và Lào Cai nay đã xây dựng, củng cố đội ngũ này từ lâu (từ 1981), được trang bị tốt, đã và đang đáp ứng tốt các yêu cầu GĐ. Lí luận và thực tiễn TTHS những năm qua đều chứng tỏ việc kiên trì định hướng CA có GĐPY là đúng , hợp pháp, hợp lý và cần thiết.

Trong những năm tới CA Lào Cai phấn đấu trong pháp y có đủ các chuyên ngành, trước mắt là: PY tử thi, PY trên người sống, PY qua hồ sơ, Xét nghiệm vi thể, Giám định DVsinh vật (nhóm máu ABO, 2 Gen), Xét nghiệm độc chất (tìm Rượu, chất ma túy trong dịch sinh học). Ngoài PY hình sự còn có: xác định tình trạng sức khoẻ, tuổi thực của bị can, bị cáo, nhân chứng, bị hại, nhất là của bị cáo khi đưa ra xét xử; những người được xem xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù; tình trạng sức khoẻ khi kết hôn với người nước ngoài, khi lập di chúc...Đây là định hướng cần thiết và đúng đắn nhưng cần được sự chỉ đạo, ủng hộ, chi viện của nhiều cấp và các ngành.
6-Kiến nghị, đề xuất

6.1-Về hoàn thiện pháp luật liên quan:

- Hướng dẫn chi tiết thực hiện GĐTP nói chung, GĐPY nói riêng cho đồng bộ, thống nhất theo Pháp lệnh số 24/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/9/21004 của UBTV Quốc hội và Nghị định số 67/2005 ngày 19/5/2005 của Chính phủ về giám định tư pháp và Chỉ thị số 07/2005/CT-BCA(C11) về tăng cường công tác pháp y của lực lượng CAND. Trong đó nêu rõ về: Trình tư, thủ tục trưng cầu giám định (nhất là GĐ lại, GĐ bổ xung), về các lĩnh vực giám định, hình thức giám định, quá trình giám định, cấp giám định, đánh giá, sử dụng KLGĐ, việc giải quýet mâu thuẫn xung đột KLGĐ, phí giám định, giám định ngoài tố tụng...

- Xây dựng quy trình giám định pháp y: nói rõ các trường hợp bắt buộc mổ tử thi, những trường hợp không cần thiết , các mẫu văn bản, hồ sơ giám định.

- Về lĩnh vực GĐPY thương tích: Các cơ quan GĐPY ở TƯ cần phối hợp xây dựng Biểu tỉ lệ thương tật riêng cho GĐPy. Trong đó cần chú ý những tổn thương, di chứng mà ở biểu tỉ lệ của GĐYK không có nhưng thực tế lại hay gặp và rất cần trong GĐPY, cần quy định các trường hợp xếp loại Ỏcố tậtÕ và mức độ của Ỏcố tậtÕ. Biểu Tỉ lệ hiện hành chỉ phân biệt di chứng nặng nhẹ bằng con số %, trong khi các cơ quan THTT lại hay hỏi có "cố tật" hay không ?.

- Xác định trách nhiệm quản lý giám định pháp y của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, các Sở tương ứng và chính quyền địa phương đảm bảo chặt chẽ, tránh chồng chéo, sơ hở. Trong đó cần quy định rõ trách nhiệm xây dựng, củng cố ngành, bổ xung trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng.

6.2-Về tăng cường đội ngũ Giám định viên:

- Bổ sung từ 1-2 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành sinh học để đào tạo chuyên trách lĩnh vực giám định dấu vết sinh học và 1-2 cán bộ có trình độ trung cấp y tế để làm KTV về lĩnh vực GĐ pháp y, 1 Bác sĩ để dần thay thế đ/c nghỉ hưu.

- Các GĐV đang có cho đi tập huấn nâng cao hoặc đi học chuyên khoa sâu hay thêm chuyên khoa dân sự (Răng Hàm Mặt, Mắt, Vi thể, Chẩn đoán hình ảnh...) để có cơ hội tăng thu nhập hoặc việc làm sau khi nghỉ chế độ.

- Nâng chế độ thù lao bồi dưỡng độc hại theo vụ việc gấp ba mức qui định hiện hành (chú ý các trường hợp đặc biệt như :KN, GĐ mà đối tượng là người nghiện, nhiễm HIV, Lao, SARS, chết trong môi trường hoá...phải ở mức cao hơn nhiều) và nên quy định khi trượt giá >15% cần điều chỉnh ngay cho phù hợp.

- Đồng thời bổ xung các chế độ phụ cấp trách nhiệm thường xuyên như của các ĐTV, KSV, Thẩm phán.....Trước mắt đề nghị Viện KHHS, Tổng cục CA tham mưu đề nghị Bộ cho các GĐV PYSV được hưởng chế độ phụ cấp tối đa theo Thông tư Liên tịch 80/2001 của liên bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế về nguy cơ cao trong lây nhiễm HIV, chế độ phụ cấp trực

- Cho thu phí GĐ đối với các trường hợp GĐ ngoài tố tụng, các trường hợp cần xin thêm KLGĐ để thực hiện chính sách xã hội.

- Có chế độ tôn vinh những người làm công tác giám định pháp y lâu năm, có thành tích đóng góp cho ngành như đặt Kỉ niệm chương, Danh hiệu, phần thưởng...

6.3- Trang bị phương tiện, kinh phí hoạt động

-Cấp kinh phí hoàn chỉnh La bô Hoá -Sinh học để giám định, xét nghiệm được DV sinh vật, chất ma tuý giảm số vụ việc gửi đi TW.

-Trang bị các thiết bị phục vụ cho việc xét nghiệm dấu vết sinh vật, xét nghiệm vi thể, làm độc chất đơn giản và các thiết bị phụ trợ đi kèm .

-Các lĩnh vực thược hiện tại TW như xét nghiệm độc chất trong phủ tạng, GĐ Tâm thần nên thực hiện nhanh và thống nhất mức lệ phí cũng như cách thu.

6.4- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác Quốc tế: đề nghị cấp TW :

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao, tham quan học tập kinh nghiệm giữa PYCA các tỉnh bạn, quốc tế (trước hết là Vân Nam, TQ)...

- Tham gia giảng bài, nói chuyện chuyên đề ở Chương trình tập huấn chức danh cho lãnh đạo cơ quan THTT các cấp cần học về KNHT, về trưng cầu giám định, về thu thập, bảo quản DV, VC, mẫu so sánh và về pháp y. Hoàn thành lớp tập huấn này, cùng với các tiêu chuẩn khác mới được bổ nhiệm các chức danh Tư pháp.

- Tổ chức biên soạn tài liệu, phổ biến tư liệu, trao đổi sáng kiến, kinh nghiệm giúp địa phương cập nhật kiến thức về y học, luật pháp, về pháp y...

- Tập trung xây dựng một số phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác KNHT, giám định để chuyển giao cho địa phương, như: nhận dạng, lắp ghép bộ mặt người (người mất tích, nạn nhân, nghi can...) qua lời khai; tổn thương trong đột tử, tai biến sản khoa, xác định thời gian chết...)

Tỉnh Lào Cai đang tiến hành: Rà soát đội ngũ giám định viên tư pháp; Giải thể các tổ chức giám định tư pháp ở lĩnh vực văn hóa, tài chính kế toán, khoa học kĩ thuật; Thành lập Trung tâm pháp y tỉnh; Củng cố, kiện toàn tổ chức giám định kĩ thuật hình sự . Là tỉnh xa TW, địa bàn rộng chúng tôi thấy việc đáp ứng tại chỗ các yêu cầu Giám định là định hướng tốt nhất để đảm bảo vừa tiết kiệm, vừa đáp ứng được tính thời hiệu của Tố tụng hình sự.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân