Ai cũng có thời cắp sách tới trường. Với tôi, việc học càng gian nan gấp bội. Bởi 3 cấp học phổ thông tôi học ở 6 nơi và gặp nhiều khó khăn trở ngại bởi đường xa, nhà nghèo và tâm lý thời cuộc khi đó.
1.2/ Ngày đầu đi học :
Tháng 9/1961-5/62 học Vỡ lòng tại Đình làng. Giáo viên là anh Yên con bác Thịnh, là anh họ 4 đời với tôi. Lúc đầu anh Yên không nhận vì yếu, sau thấy học được lại quí. Ngôi đình này ngay đầu làng, nhỏ hơn so với các Đình khác cùng xã, nhưng cũng có đủ cây đa bên trái và giếng nước bên phải. Những năm sau đó, theo trào lưu "chống mê tín dụ đoan", đã bị dỡ bỏ, làm kho hợp tác. Tiếp theo, vào những năm 60-70 kể cả giếng nước và gốc bàng đầu làng, ngôi chùa rìa làng cũng đã chẳng còn dấu tích ! Thời gian này, để chào mừng phong trào thi đua hoàn thành Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ Nhất (1960-1965), phong trào văn nghệ xã tôi phát triển mạnh. Trong những ngày đó, tôi thường được Bố đưa đi xem các buổi tập và biểu diễn của Văn nghệ có cả chị Khiên con cậu Kiển hát; diễn xong, tôi cũng được phần cháo bồi dưỡng. Nhưng chẳng hiểu sao tôi chả có chút năng khiếu gì trên lĩnh vực này.
Tháng 9/1962-5/63: Học Lớp 1 ở Đình Hạ làng bên cùng xã. Sau này Hạ và hương hợp nhất thành Phương Hạ. Học Khá nên không hay bị thầy "thưởng" thước vào mu bàn tay.
Tháng 9/63-2/64 : Học lớp 2 ở Đình Làng Hầu do thầy Dương Tảo dạy, HK I được GK, được Nhà trường cho đi tham quan Tx Kiến An ! Khi đó, thực hiện Nghị quyết ngày 27/10/1962 kì họp thứ 5, Quốc hội khoá II, Hải Phòng và Kiến An đã hợp nhất lấy tên là Tf Hải Phòng nên Tx Kiến An không còn là tỉnh lị nữa.
Tháng 9/1961-5/62 học Vỡ lòng tại Đình làng. Giáo viên là anh Yên con bác Thịnh, là anh họ 4 đời với tôi. Lúc đầu anh Yên không nhận vì yếu, sau thấy học được lại quí. Ngôi đình này ngay đầu làng, nhỏ hơn so với các Đình khác cùng xã, nhưng cũng có đủ cây đa bên trái và giếng nước bên phải. Những năm sau đó, theo trào lưu "chống mê tín dụ đoan", đã bị dỡ bỏ, làm kho hợp tác. Tiếp theo, vào những năm 60-70 kể cả giếng nước và gốc bàng đầu làng, ngôi chùa rìa làng cũng đã chẳng còn dấu tích ! Thời gian này, để chào mừng phong trào thi đua hoàn thành Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ Nhất (1960-1965), phong trào văn nghệ xã tôi phát triển mạnh. Trong những ngày đó, tôi thường được Bố đưa đi xem các buổi tập và biểu diễn của Văn nghệ có cả chị Khiên con cậu Kiển hát; diễn xong, tôi cũng được phần cháo bồi dưỡng. Nhưng chẳng hiểu sao tôi chả có chút năng khiếu gì trên lĩnh vực này.
Tháng 9/1962-5/63: Học Lớp 1 ở Đình Hạ làng bên cùng xã. Sau này Hạ và hương hợp nhất thành Phương Hạ. Học Khá nên không hay bị thầy "thưởng" thước vào mu bàn tay.
Tháng 9/63-2/64 : Học lớp 2 ở Đình Làng Hầu do thầy Dương Tảo dạy, HK I được GK, được Nhà trường cho đi tham quan Tx Kiến An ! Khi đó, thực hiện Nghị quyết ngày 27/10/1962 kì họp thứ 5, Quốc hội khoá II, Hải Phòng và Kiến An đã hợp nhất lấy tên là Tf Hải Phòng nên Tx Kiến An không còn là tỉnh lị nữa.
Thời kì này tôi đã có 3 em ( Thuộc-1957, Thường-1959 và Thức-1962), nhưng đều do bà bế. Buổi sáng tôi đưa trâu lên Kim côn để bố cày. Trưa nấu cơm. Chiều học, tối đón trâu về. Nhiều hôm mải chơi, trâu ra bãi giữa không biết, thuỷ triều lên không bơi ra được, tưởng mất trâu tôi đã khóc. Sông Văn úc ngày đó còn rộng, nằm phía ngoài đê. Sau này người ta lấp hết mấy lần về tôi chẳng nhận ra dấu tích xưa. Cùng tuổi và học cùng có Lan (con chú Vóc, sau hy sinh tại chiến trường B), Hảo (con anh Hiệp, lớn lên hay cờ bạc, có lần từng bị tù tội), Ngoãn (con cô Ngoan, có lên Lào Cai nửa năm thì về quê). Nhưng không ai đi thoát ly cả. Duy có lương Hoàn Trăn, con chú Xà bên Hạ thì sau này khá hơn.
So với hồi mới hoà bình thì đời sống kinh tế, văn hoá có lên những vẫn nghèo vì độc canh, ruột ít, đất chật. Tôi nhớ mãi có lần bà đi chợ mua chuối về, chỉ bóc lớp vở xơ ngoài rồi cắt ra từng khoanh mỏng chia cho anh em tôi và anh em An. Tết đến chỉ có 1 chiếc bánh chưng thắp hương, ngoài ra hình như chẳng có thứ gì khác. Thỉnh thoảng có chiếu Phim ngoài sân đình, tôi nhịn cả cơm đưa các em ra trải chiếu nhận chỗ từ sớm.
...
2.2- Học lại và biết thêm mảnh đất hữu ngạn sông Hồng:
Đầu năm 1964, sau khi khảo sát, thành uỷ Hải Phòng đã lấy 8 hộ, 50 khẩu người Chiến Thắng, 5 gia đình, một số hộ độc thân An Thái với 23 khẩu, 5 gia đình, 20 khẩu ở Mỹ Đức ( tổng cộng là 21 hộ với 93 nhân khẩu) lên Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai khai hoang. Đó là các hộ các gia đình : Ruẩn, Thông, Thân, Rật, Nguyên, Nhỡ, Thoả, Ngà (Chiến Thắng), Ru, ỏng, Sê, Khiếm (An Thái), Kịch, Diêm, Đồng, Phước, Đế (Mỹ Đức) và các hộ độc thân: Ơn, Mậm, Dâng, Ngần. Vậy là chúng tôi theo gia đình rời quê hương lên Lào cai. Ngày đi (đâu như 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn, tức Thứ Sáu 28/02/1964 gì đó ) trong họ, ngoài làng tiễn đưa rất đông, người lớn khóc, bọn trẻ lại thích. Chúng tôi bồng bế nhau lên ô tô. Khi đó nhà tôi có 7 người gồm: Bà, Bố, Mẹ, Tôi, Thuộc, Thường, Thức. Đến nơi, vì không có lớp, lại sợ Hổ vồ, Mán bắt nên Mẹ không cho tôi đi học.Việc học của tôi và Thuộc bị ngừng.
Đầu năm 1964, sau khi khảo sát, thành uỷ Hải Phòng đã lấy 8 hộ, 50 khẩu người Chiến Thắng, 5 gia đình, một số hộ độc thân An Thái với 23 khẩu, 5 gia đình, 20 khẩu ở Mỹ Đức ( tổng cộng là 21 hộ với 93 nhân khẩu) lên Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai khai hoang. Đó là các hộ các gia đình : Ruẩn, Thông, Thân, Rật, Nguyên, Nhỡ, Thoả, Ngà (Chiến Thắng), Ru, ỏng, Sê, Khiếm (An Thái), Kịch, Diêm, Đồng, Phước, Đế (Mỹ Đức) và các hộ độc thân: Ơn, Mậm, Dâng, Ngần. Vậy là chúng tôi theo gia đình rời quê hương lên Lào cai. Ngày đi (đâu như 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn, tức Thứ Sáu 28/02/1964 gì đó ) trong họ, ngoài làng tiễn đưa rất đông, người lớn khóc, bọn trẻ lại thích. Chúng tôi bồng bế nhau lên ô tô. Khi đó nhà tôi có 7 người gồm: Bà, Bố, Mẹ, Tôi, Thuộc, Thường, Thức. Đến nơi, vì không có lớp, lại sợ Hổ vồ, Mán bắt nên Mẹ không cho tôi đi học.Việc học của tôi và Thuộc bị ngừng.
Vào năm học mới (1964-1965), tôi buồn vì không có lớp, lại nhớ lời bà dặn khi còn bé: "dòng họ ta nếu con cái không học hành đỗ đạt thì bố mẹ khó song toàn " nên tôi đòi được đi học tiếp . Thế là từ Tháng 9/1964-5/1965: tôi được đưa sang Sơn Hải ở nhà Cô Thị để học.(Cô lên từ 1963). Từ Phong Niên ở sang Sơn Hải phải đi bộ 18 Km đường rừng ra Phố Lu, đi đò qua sông Hồngrồi ngược 4 Km đường mòn nữa.
Nơi đây là đất bãi bên hữu ngạn sông Hồng xen những đồi thấp trước đó thuộc xã Sơn Hà, phần đông là người Tầy, người Dao Họ. Ngay sau khi có Nghị quyết về việc kết nghĩa toàn diện giữa 2 tỉnh, trong đó có việc vận động nhân dân Kiến An lên Lào Cai khai hoang của Hội nghị Đại biểu Đảng bộ 2 tỉnh Kiến An-Lào Cai (ngày 12/11/1961) đã có những tốp thanh niên đầu tiên gồm 212 lao động trong Đội tiền tiêu lên vỡ đất, lập làng. Đến năm 1964 thì Sơn Hải là HTX đầu tiên của đồng bào Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai với quy mô hoàn chỉnh: thành từng Đội, tên Đội là tên huyện của người dân khi ở quê: Tiên lãng, An lão, Vĩnh bảo, Kiến thuỵ. Nhà làm theo dãy kiểu như Phố (theo mô hình “Công xã” hay “Nông trang” ?). Hàng xóm cô tôi phần đông là người làng Thượng xã Mĩ Đức, trong đó có cả gia đình chị Phường là con gái cô và bác Đanh là anh chồng cô. Tôi học lại Lớp 2 từ đầu. Lớp học ngay sân kho cách nhà Cô 100m. Khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991) lên thấy nơi này đã thành trụ sở UBND xã Sơn Hải. Thày Chin (người Tày) dạy 2 lớp ghép (1 và 2). Tôi học được, luôn dẫn đầu lớp. Anh Tầu tuy học lớp 3 nhưng mải chơi nên đôi lúc bài vở phải nhờ tôi và luôn bị Cô đánh, mắng. Ngay hồi đó tôi đã biết đan dần cho cô. Nhưng khi hăng hái rấm chuối thì tôi và mấy bạn khiêng cả mấy buồng chuối xuống hầm lò đang đốt, khi cô về thì chuối đã thâm hết vỏ !
Nơi đây là đất bãi bên hữu ngạn sông Hồng xen những đồi thấp trước đó thuộc xã Sơn Hà, phần đông là người Tầy, người Dao Họ. Ngay sau khi có Nghị quyết về việc kết nghĩa toàn diện giữa 2 tỉnh, trong đó có việc vận động nhân dân Kiến An lên Lào Cai khai hoang của Hội nghị Đại biểu Đảng bộ 2 tỉnh Kiến An-Lào Cai (ngày 12/11/1961) đã có những tốp thanh niên đầu tiên gồm 212 lao động trong Đội tiền tiêu lên vỡ đất, lập làng. Đến năm 1964 thì Sơn Hải là HTX đầu tiên của đồng bào Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai với quy mô hoàn chỉnh: thành từng Đội, tên Đội là tên huyện của người dân khi ở quê: Tiên lãng, An lão, Vĩnh bảo, Kiến thuỵ. Nhà làm theo dãy kiểu như Phố (theo mô hình “Công xã” hay “Nông trang” ?). Hàng xóm cô tôi phần đông là người làng Thượng xã Mĩ Đức, trong đó có cả gia đình chị Phường là con gái cô và bác Đanh là anh chồng cô. Tôi học lại Lớp 2 từ đầu. Lớp học ngay sân kho cách nhà Cô 100m. Khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991) lên thấy nơi này đã thành trụ sở UBND xã Sơn Hải. Thày Chin (người Tày) dạy 2 lớp ghép (1 và 2). Tôi học được, luôn dẫn đầu lớp. Anh Tầu tuy học lớp 3 nhưng mải chơi nên đôi lúc bài vở phải nhờ tôi và luôn bị Cô đánh, mắng. Ngay hồi đó tôi đã biết đan dần cho cô. Nhưng khi hăng hái rấm chuối thì tôi và mấy bạn khiêng cả mấy buồng chuối xuống hầm lò đang đốt, khi cô về thì chuối đã thâm hết vỏ !
2.3-Trở về Phong Niên:
Từ 1965, nhiều người dân Nam Hà và HP lên khai hoang tại PN, dân cư trở nên đông và vui hơn, tôi trở về nhà và học lớp 3, 4 tại xã (Trường ở Km 33 bây giờ) do thầy Nông Khái Hồ dạy. Tôi vẫn luôn đứng đầu lớp. Đó là những lớp 3 rồi lớp 4 đầu tiên ở đây. Hồi đó PN bao gồm cả xã Phong Hải nay nên nhiều bạn tận KM 29 cũng xuống học. Lúc này An Phong (sau năm 1965 có thêm dân xã Bắc Hà, H.An Lão lên nơi 8 hộ) nhập với Vĩnh Hồ của đồng bào Vĩnh Bảo ngoài đường thành An Hồ, thôn được gọi là Đội 2, bố vẫn làm Kế toán .
Tuy dân cư có đông hơn, nhưng học lớp 3 vẫn mỗi mình tôi. Khi lên lớp 4 thì số em học lớp 1, 2 đã nhiều lên. Không có đồng hồ nên tỉnh lúc nào là tôi gọi Thuộc lúc đó rồi đi đốc dọc xóm, Mùa đông phải đốt đuốc, cầm ống bơ đựng than để sưởi. Ngày ấy rất đói, nhiều nhà Sắn cũng chả có.Nhưng tôi không hề bỏ học.Có thể nói cho đến nay, chưa thời kì nào mà tiếng học của đất An Phong cao như thế vì mấy năm đó gần như 2/3 phần thưởng mỗi kì học của Trường PN đều về tay chúng tôi cả !.
Từ 7/1965, Chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ lan đến Lào Cai. Tuy PN không dính trận bom nào nhưng địa phận PH bây giờ thì bị mấy trân, có nhiều người chết nên các lớp học phải sơ tán vào gần làng Cung, học trong nhà dân. Đã xa lại thêm xa. Đây cũng là những năm bên TQ phái CNQP sang giúp làm tuyến đường Lào Cai đi Phố Ràng, khá vui, nhiều chuyện ngộ.Thường được xem Phim TQ, nhưng không có thuyết minh.TQ cử người vào biếu dân Muối, dầu hoả và trước tác Mao Trạch Đông. Tháng 9/1965 mẹ sinh em trai. Lúc đầu đặt tên là Thể. Sau bác Nhớ nói trùng tên cụ tổ nên đổi thành Luân.
Tháng 9/1967-5/1969: TN lớp 4 loại khá, tôi học tiếp lớp 5, 6 tại Km 30 Phong Hải (đã chia xã). Hồi đó, theo Quyết định số 307/QĐ-NV ngày 20 tháng 9 năm 1966 của Bộ Nội vụ, Phong Niên được tách thành 2 xã Phong Niên (8 thôn, bản) và xã Phong Hải (7 thôn, bản) với ranh giới tại Km 30+600, là đường phân thủy giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Chẩy. Cả xã PN chỉ có tôi, Hoàn (sau đi CAVT, lập nghiệp ở Lâm Đồng), Hanh (Sau đi SP, đã chuyển vào Lâm Đồng), Bắc (Khi phục viên về XN Dược, nghỉ Mất sức tại Yên Bái), Thức (sau là Trưởng PC 14 Công an Lào Cai, nghỉ hưu 2007), Đức (Hết lớp 7, lấy chồng, làm ruộng ở Km 32), Hiền (chưa kịp lấy chồng thì mất do bệnh tại Km 33) đi học.
Lúc này cuộc Chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ chưa dừng nên Trường Sơ tán vào Vĩ Kim cách đường 2 Km. Thầy trò tự chặt cây rừng dựng nhà, làm bàn và ghế. Gọi là Trường nhưng thực ra năm đầu chỉ có 1 lớp 5, năm sau 1 lớp 5, 1 lớp 6, Tự nhiên do thày Hiền dạy, Xã hội do thầy Phớn dạy, Chúng tôi phải bổ nứa ghép thành bàn, rất vất vả.Từ nhà tới lớp 8 Km, lại chả có đồng hồ nên nhiều lúc tôi đi từ nửa đêm, lúc chưa ai dậy. Nếu hôm nào LĐ chiều tôi ở lại hôm sau học xong mới về (tới nhà nhiều khi đã 3 giờ chiều !). Có hôm tôi đi trước không gặp gì, chú Rật tôi đi sau thấy con lợn nhà bà Mẽ bị hổ vồ bỏ lại ngay ngang đường.Tối về biết chuyện tôi hoảng hồn nhưng hôm sau vẫn đốt đuốc đi học. Tôi vẫn dẫn đầu lớp và kiêm Liên đội trưởng LĐTN toàn xã. Tuy bận học, sức yếu nhưng hoạt động tốt. Năm tôi học lớp 5 mẹ sinh em gái, đặt tên là Lý.
Đây là những năm cả nước ra trận, tuy chiến tranh phá oại của Mĩ không lan đến đây nhưng không khí sơ tán cũng rất rõ nét. An (con lớn chú Rật, là ĐV đầu tiên được kết nạp ở La Cà Bốn) nhập ngũ năm 1968 nhập ngũ (cùng dịp với anh Ruân, anh Hỗ) ở Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn. Huấn luyện xong lên đường ngay. Sau này gia đình nhận Giấy báo tử ghi là: hi sinh ở mặt trận phía Nam ngày 02/5/1970 (27-ba-Canh Tuất).Gia đình chưa tìm thấy mộ phần.(Như thế dịp đó ở Lào Cai, họ nhà tôi, có 3 anh em là Hỗ, Ruân và An đi B chỉ có anh Hỗ trở về). Đồng thời đây cũng là thời kì mà bên TQ đang diễn ra cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản". CNQP TQ rút đi, một sô người dân 8 hộ chuyển ra tiếp quản doanh trại của bạn (khu nhà bà Minh sau này) và nhiều người Hoa, người Nùng bị kích động vượt biên về TQ rồi lại bị đẩy sang. Tình hình rất phức tạp.
Tháng 9/1969-5/1970: Trường Cấp II Phong Hải và Xuân Quang hợp nhất. Phong Niên ở giữa được chọn là nơi đặt trường. Trường đặt tại Km 33+400. Thầy Nguyễn Văn Tiếp, người Nghệ An làm Hiệu trưởng.Thầy đã mất năm 2002 do bệnh. Thế là tôi lại được đi học gần hơn. Hồi nay đã ra vẻ Trường Cấp II thực thụ vì có đủ 3 lớp. Khoá lớp 7 đầu tiên đó của 3 xã có 22 học sinh, toàn đứa to ngộc, tôi thuộc loại nhỏ con nhất, nhưng vẫn đứng đầu về học tập. Đây là lớp học mà Phùng Thế Hùng (Việt kiều từ Thái Lan về, có anh tên là Dũng công tác tại UBNN huyện) vào cùng học (Sau khi thi trượt ĐH, 1973, Hùng về quê làm công nhân, lấy vợ là Tuyết cùng quê rồi nhập ngũ. Khi xuất ngũ về làm tự do ở Thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Tây). Đúng vào dịp đầu năm học thì Bác Hồ mất. Cả nước để tang, đâu cũng tổ chức truy điệu, mọi người tự làm lấy băng tang nền đỏ vạch đen đeo trên ngực áo. Một niềm đau đớn tiếc thương thực sự bao trùm từ trẻ nhỏ đến người già.Tết năm đó Trường tổ chức trồng đồi cây ơn Bác, sau này khi đi học ĐH mỗi lần về thăm trường cũ tôi thấy cây lên rất tốt ( tiếc là nay đã phá hết rồi). Khu trường này mấy năm sau rời về Km 34. Các khoá sau phong trào học của PN kém hẳn.
Trong năm này cũng có nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Cuối năm tôi được cử đi thi học sinh giỏi và đạt giải Nhất môn Toán của tỉnh. Chắc chẳng ai ngờ một xã tít tắp, lần đầu có lớp 7, một thí sinh lần đầu lên tỉnh, còn mặc áo vá mà lại đạt giải Nhất. Thực ra sau này nhớ lại, đề không khó lắm, bây giờ thì các cháu đã giải quen. Nhưng ngày đó Sách GK còn không có, nói gì đến sách tham khảo! Dạy toán tôi ngày đó là thầy Hiền. Tôi rất biết ơn thầy.Nhưng sau này thầy quá thiên vị lớp 6, đưa một bạn đi báo cáo điển hình mà kết quả học tập, trình bày sách vở không thể so với tôi được. Lớp tôi "chống" ra mặt. Máu trẻ con nổi lên: chúng tôi đem các bài kiểm tra của lớp mình lên đặt vào khu triển lẫm và kẻ một bảng to: "Hãy nhìn vào sự thật". Vì chuyện này mà thầy Hiền bực, không cho tôi chuyển Đoàn.Sau đó tôi có dự thi HSG toàn quốc và thi vào lớp Chuyên Toán ĐHTH nhưng không đỗ.Năm 1993 khi trở lại Tx Lào cai tôi cố công tìm kiếm những gia đình xưa cho tôi trọ để dự thi các kì thi đó nhưng thời gian, chiến tranh đã không cho phép tôi tìm thấy gì cả, chỉ nhớ đó là gia đình viên chức ở gần cổng trường Cấp III.
Đúng khi tôi thi TN thì mẹ sinh Luận. Sau khi thi TN cấp II một số trượt ở nhà XD gia đình (như Doanh, Hồi, Đức, Chiều...) 4 bạn đi Sư phạm ( Đạm, Lan, Nhẫn, Bình). Trong đó hiện có Nhẫn là khá nhất (từ 1998 là HP trường Cốc Lếu, Tx; chồng là PBT thị xã, các con đều đã TN ĐH), 3 bạn đi CAVT là Thức[1] , Hoàn, Bắc. Một số đi bộ đội đã xuất ngũ về làm tự do tại Tx Lào Cai như Vượng, Trư.
Đây cũng là thời kì mà bố tôi một mình một xe cút kít san đất tạo nền nhà mới, có thể coi đó là một kỳ công. Nền này sau trận cháy trong cuộc chiến 2/1979 Thuộc ở rồi khi Thuộc chuyển ra TTCN thì bỏ không.
Đây là những năm cả nước ra trận, tuy chiến tranh phá oại của Mĩ không lan đến đây nhưng không khí sơ tán cũng rất rõ nét. An (con lớn chú Rật, là ĐV đầu tiên được kết nạp ở La Cà Bốn) nhập ngũ năm 1968 nhập ngũ (cùng dịp với anh Ruân, anh Hỗ) ở Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn. Huấn luyện xong lên đường ngay. Sau này gia đình nhận Giấy báo tử ghi là: hi sinh ở mặt trận phía Nam ngày 02/5/1970 (27-ba-Canh Tuất).Gia đình chưa tìm thấy mộ phần.(Như thế dịp đó ở Lào Cai, họ nhà tôi, có 3 anh em là Hỗ, Ruân và An đi B chỉ có anh Hỗ trở về). Đồng thời đây cũng là thời kì mà bên TQ đang diễn ra cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản". CNQP TQ rút đi, một sô người dân 8 hộ chuyển ra tiếp quản doanh trại của bạn (khu nhà bà Minh sau này) và nhiều người Hoa, người Nùng bị kích động vượt biên về TQ rồi lại bị đẩy sang. Tình hình rất phức tạp.
Tháng 9/1969-5/1970: Trường Cấp II Phong Hải và Xuân Quang hợp nhất. Phong Niên ở giữa được chọn là nơi đặt trường. Trường đặt tại Km 33+400. Thầy Nguyễn Văn Tiếp, người Nghệ An làm Hiệu trưởng.Thầy đã mất năm 2002 do bệnh. Thế là tôi lại được đi học gần hơn. Hồi nay đã ra vẻ Trường Cấp II thực thụ vì có đủ 3 lớp. Khoá lớp 7 đầu tiên đó của 3 xã có 22 học sinh, toàn đứa to ngộc, tôi thuộc loại nhỏ con nhất, nhưng vẫn đứng đầu về học tập. Đây là lớp học mà Phùng Thế Hùng (Việt kiều từ Thái Lan về, có anh tên là Dũng công tác tại UBNN huyện) vào cùng học (Sau khi thi trượt ĐH, 1973, Hùng về quê làm công nhân, lấy vợ là Tuyết cùng quê rồi nhập ngũ. Khi xuất ngũ về làm tự do ở Thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Tây). Đúng vào dịp đầu năm học thì Bác Hồ mất. Cả nước để tang, đâu cũng tổ chức truy điệu, mọi người tự làm lấy băng tang nền đỏ vạch đen đeo trên ngực áo. Một niềm đau đớn tiếc thương thực sự bao trùm từ trẻ nhỏ đến người già.Tết năm đó Trường tổ chức trồng đồi cây ơn Bác, sau này khi đi học ĐH mỗi lần về thăm trường cũ tôi thấy cây lên rất tốt ( tiếc là nay đã phá hết rồi). Khu trường này mấy năm sau rời về Km 34. Các khoá sau phong trào học của PN kém hẳn.
Trong năm này cũng có nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Cuối năm tôi được cử đi thi học sinh giỏi và đạt giải Nhất môn Toán của tỉnh. Chắc chẳng ai ngờ một xã tít tắp, lần đầu có lớp 7, một thí sinh lần đầu lên tỉnh, còn mặc áo vá mà lại đạt giải Nhất. Thực ra sau này nhớ lại, đề không khó lắm, bây giờ thì các cháu đã giải quen. Nhưng ngày đó Sách GK còn không có, nói gì đến sách tham khảo! Dạy toán tôi ngày đó là thầy Hiền. Tôi rất biết ơn thầy.Nhưng sau này thầy quá thiên vị lớp 6, đưa một bạn đi báo cáo điển hình mà kết quả học tập, trình bày sách vở không thể so với tôi được. Lớp tôi "chống" ra mặt. Máu trẻ con nổi lên: chúng tôi đem các bài kiểm tra của lớp mình lên đặt vào khu triển lẫm và kẻ một bảng to: "Hãy nhìn vào sự thật". Vì chuyện này mà thầy Hiền bực, không cho tôi chuyển Đoàn.Sau đó tôi có dự thi HSG toàn quốc và thi vào lớp Chuyên Toán ĐHTH nhưng không đỗ.Năm 1993 khi trở lại Tx Lào cai tôi cố công tìm kiếm những gia đình xưa cho tôi trọ để dự thi các kì thi đó nhưng thời gian, chiến tranh đã không cho phép tôi tìm thấy gì cả, chỉ nhớ đó là gia đình viên chức ở gần cổng trường Cấp III.
Đúng khi tôi thi TN thì mẹ sinh Luận. Sau khi thi TN cấp II một số trượt ở nhà XD gia đình (như Doanh, Hồi, Đức, Chiều...) 4 bạn đi Sư phạm ( Đạm, Lan, Nhẫn, Bình). Trong đó hiện có Nhẫn là khá nhất (từ 1998 là HP trường Cốc Lếu, Tx; chồng là PBT thị xã, các con đều đã TN ĐH), 3 bạn đi CAVT là Thức[1] , Hoàn, Bắc. Một số đi bộ đội đã xuất ngũ về làm tự do tại Tx Lào Cai như Vượng, Trư.
Đây cũng là thời kì mà bố tôi một mình một xe cút kít san đất tạo nền nhà mới, có thể coi đó là một kỳ công. Nền này sau trận cháy trong cuộc chiến 2/1979 Thuộc ở rồi khi Thuộc chuyển ra TTCN thì bỏ không.
Theo chỉ đạo chung, năm 1971 tiến hành hợp nhất toàn xã thành một HTX lấy tên là HTX Hồng Phong, thôn tôi được gọi là Đội 9, sau đó Hồng Phong tách ra thành HTX Hải Phong và Hồng Phong thì thôn thành Đội 7
Tháng 9/1970-5/1973: Học Cấp III tại Phố lu.(Khoá 5 của Trường, còn từ lớp 2 đến lớp 7 tôi toàn học khoá 1 của Trường mình học). Trong số 17 đứa TN Cấp II chỉ tôi và Hùng theo học tiếp . Tôi vào thẳng, Hùng phải thi. Hai chúng tôi làm nhà gần UBNN để ở (chỗ Nghĩa trang PL sau này).Chủ nhiệm 3 năm học là Thầy Phan Mạnh Quân (GV Lí).
Chủ nhật về, nhà chỉ cấp gạo. Còn thức ăn bọn tôi tự lo. Theo sự chỉ đạo của anh Dũng (anh trai Hùng) bọn tôi vào rừng (ngay Km 2) lấy vầu, nứa dựng 2 gian nhà ở, 1 gian bếp trên đất UBNN huyện và trồng rau, nuôi gà, lợn, lấy củi bán cho bếp tập thể. Không có tiền và theo bối cảnh chung lúc đó, chúng tôi ăn uống rất cực. Có lần phải đi "xin" trộm cả muối ở bếp và hái lá sắn, ngọn rau ở vườn mà chẳng "kịp" hỏi xin. Ngày đó con người còn rất tình cảm : thầy Quân cho tiêu chuẩn Mì chính, bà Mai, bà Trình...gọi cho rau...Bọn con trai hay tập trung tại chỗ chúng tôi nô đùa, nhiều khi quá khuya bị các bác, các chú nhắc nhở. Đầu lớp 8 có 54, đến lớp 10 chỉ còn 19 do một số đúp, số bỏ, số đi bộ đội. Tôi là cán bộ lớp, hay về muộn, Hùng lại ham chơi nên có buổi tôi về thấy bếp vẫn im, tôi bỏ đi và nhịn luôn. Nhưng 2 đứa không cãi nhau to bao giờ. Năm lớp 10 có Minh, em gái Hùng lên cùng học. đến cuối 1971 anh Dũng đi bộ đội nên sự học của anh em Hùng-Minh có giảm. Trong số lớp tôi đi bộ đội, sau về thành đạt có Lê Đức Chùng (sau là PGĐ Sở Điện Lào Cai).Tôi vẫn đứng đầu lớp về các môn.Tuy chiến tranh không lan tới đây nhưng 3 năm học cũng sơ tán đến 3 lần.Có mấy sự kiện đáng nhớ: trận lũ năm 1971 (nước sông Hồng ngập cả PL, đến tận Km 2, sau lũ đường tầu, các ruộng thấp lấp kín phù sa), ngày 20/11/1971 tôi được kết nạp vào Đoàn.
Không hiểu sao hồi này hổ lại về. Mỗi tối thứ 7 ở nhà, bọn tôi phải khua nồi, gõ sắt ầm ĩ, đi làm và mỗi bận đi về vào Thứ 7 đều rất lo.Hồi ấy từ nhà ra Phố Lu đi tắt qua một xóm người Dao Tuyển 5 hộ (trong đó có 2 hộ vốn trước ở La Cà Bốn).Mấy hộ này khi Phân trại cải tạo K4 về đóng thì chuyển đi. Người Dao hiếm con, khi các ông này chết, xóm Xuân Đâu (thuộc xã Xuân Quang) coi như xoá.
Sang HK2, trường từ nơi sơ tán về vị trí cũ và chuẩn bị làm Hồ sơ đi chuyên nghiệp và ôn thi.Thi TN cấp III tôi được 30 (Toán, Lí, Địa 8, Văn 6) thế mà cao nhất tỉnh ! 6 bạn trượt. Nhưng buổi chia tay cũng được diễn ra vui vẻ, tôi nhận Bằng tốt nghiệp trường phổ thông số 461 do thầy Trần Long, Q/Trưởng Ty Giáo dục Lào-Cai ký ngày 20/8/1973.
Ngày ấy không có việc đăng kí nguyện vọng thi vào ĐH mà do Huyện xếp. Vì nhu cầu cán bộ, tôi và Lê Động được xếp thi ĐH Lâm nghiệp, Lê Căn thi Y, còn lại là Sư phạm. Nhưng từ cuối HK 2 Ty CA Lào Cai đã về lấy tôi (Và Hậu, con ông Hành-GĐ nông trường Phú xuân) đi CA. Hồi đó CA chưa thi riêng và cũng chưa có kiểu phải “luyện thi ĐH” như sau này ! Gọi là ôn thi nhưng Hùng ham chơi, tôi thì thấy kiến thức đã vững, cũng ít học. Người giúp chúng tôi nhiều dịp này là Thu Hoà[2] . Đây là thời kỳ gia đình tôi chuyển sang khu đất bên kia suối . Nhà khá to, hôm dựng bị gẫy rui cái. Nhà này đã cháy trong CT 79.
Tháng 9/1970-5/1973: Học Cấp III tại Phố lu.(Khoá 5 của Trường, còn từ lớp 2 đến lớp 7 tôi toàn học khoá 1 của Trường mình học). Trong số 17 đứa TN Cấp II chỉ tôi và Hùng theo học tiếp . Tôi vào thẳng, Hùng phải thi. Hai chúng tôi làm nhà gần UBNN để ở (chỗ Nghĩa trang PL sau này).Chủ nhiệm 3 năm học là Thầy Phan Mạnh Quân (GV Lí).
Chủ nhật về, nhà chỉ cấp gạo. Còn thức ăn bọn tôi tự lo. Theo sự chỉ đạo của anh Dũng (anh trai Hùng) bọn tôi vào rừng (ngay Km 2) lấy vầu, nứa dựng 2 gian nhà ở, 1 gian bếp trên đất UBNN huyện và trồng rau, nuôi gà, lợn, lấy củi bán cho bếp tập thể. Không có tiền và theo bối cảnh chung lúc đó, chúng tôi ăn uống rất cực. Có lần phải đi "xin" trộm cả muối ở bếp và hái lá sắn, ngọn rau ở vườn mà chẳng "kịp" hỏi xin. Ngày đó con người còn rất tình cảm : thầy Quân cho tiêu chuẩn Mì chính, bà Mai, bà Trình...gọi cho rau...Bọn con trai hay tập trung tại chỗ chúng tôi nô đùa, nhiều khi quá khuya bị các bác, các chú nhắc nhở. Đầu lớp 8 có 54, đến lớp 10 chỉ còn 19 do một số đúp, số bỏ, số đi bộ đội. Tôi là cán bộ lớp, hay về muộn, Hùng lại ham chơi nên có buổi tôi về thấy bếp vẫn im, tôi bỏ đi và nhịn luôn. Nhưng 2 đứa không cãi nhau to bao giờ. Năm lớp 10 có Minh, em gái Hùng lên cùng học. đến cuối 1971 anh Dũng đi bộ đội nên sự học của anh em Hùng-Minh có giảm. Trong số lớp tôi đi bộ đội, sau về thành đạt có Lê Đức Chùng (sau là PGĐ Sở Điện Lào Cai).Tôi vẫn đứng đầu lớp về các môn.Tuy chiến tranh không lan tới đây nhưng 3 năm học cũng sơ tán đến 3 lần.Có mấy sự kiện đáng nhớ: trận lũ năm 1971 (nước sông Hồng ngập cả PL, đến tận Km 2, sau lũ đường tầu, các ruộng thấp lấp kín phù sa), ngày 20/11/1971 tôi được kết nạp vào Đoàn.
Không hiểu sao hồi này hổ lại về. Mỗi tối thứ 7 ở nhà, bọn tôi phải khua nồi, gõ sắt ầm ĩ, đi làm và mỗi bận đi về vào Thứ 7 đều rất lo.Hồi ấy từ nhà ra Phố Lu đi tắt qua một xóm người Dao Tuyển 5 hộ (trong đó có 2 hộ vốn trước ở La Cà Bốn).Mấy hộ này khi Phân trại cải tạo K4 về đóng thì chuyển đi. Người Dao hiếm con, khi các ông này chết, xóm Xuân Đâu (thuộc xã Xuân Quang) coi như xoá.
Sang HK2, trường từ nơi sơ tán về vị trí cũ và chuẩn bị làm Hồ sơ đi chuyên nghiệp và ôn thi.Thi TN cấp III tôi được 30 (Toán, Lí, Địa 8, Văn 6) thế mà cao nhất tỉnh ! 6 bạn trượt. Nhưng buổi chia tay cũng được diễn ra vui vẻ, tôi nhận Bằng tốt nghiệp trường phổ thông số 461 do thầy Trần Long, Q/Trưởng Ty Giáo dục Lào-Cai ký ngày 20/8/1973.
Ngày ấy không có việc đăng kí nguyện vọng thi vào ĐH mà do Huyện xếp. Vì nhu cầu cán bộ, tôi và Lê Động được xếp thi ĐH Lâm nghiệp, Lê Căn thi Y, còn lại là Sư phạm. Nhưng từ cuối HK 2 Ty CA Lào Cai đã về lấy tôi (Và Hậu, con ông Hành-GĐ nông trường Phú xuân) đi CA. Hồi đó CA chưa thi riêng và cũng chưa có kiểu phải “luyện thi ĐH” như sau này ! Gọi là ôn thi nhưng Hùng ham chơi, tôi thì thấy kiến thức đã vững, cũng ít học. Người giúp chúng tôi nhiều dịp này là Thu Hoà[2] . Đây là thời kỳ gia đình tôi chuyển sang khu đất bên kia suối . Nhà khá to, hôm dựng bị gẫy rui cái. Nhà này đã cháy trong CT 79.
-*-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân