Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Lạm bàn về TÔNG hay TÔN

(Tranh lấy trên mạng)
Hôm rồi, tiếp một anh bạn ở trong Nam ra chơi, chuyện trò rất rôm rả. Bỗng dưng ảnh hỏi: trong tf Hồ Chí Minh có phố Lê Thánh Tôn, ngoài Hà Nội có Lê Thánh Tông thì có phải là Vương hiệu của 2 ông Vua khác nhau không? Tuy câu hỏi đã được giải đáp ngay khi đó nhưng về nhà nghĩ lại thấy giật mình: tai sao lại thế? Và nó xẩy ra từ bao giờ? Có nên tiếp tục tồn tại như vậy không?
1.     Trước hết cần nhắc lại rằng:
1.1. Trong QUY CHẾ về việc ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG,  PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ) tại Điều 10 có quy định: “5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.”
1.2. Trong “Ngân hàng” tên phố có các danh nhân mà trong các danh nhân thì đương nhiên có những người là Vua, là Chúa. Lại biết rằng, ở ta các đấng minh quân ấy ngoài tên chính (Tên húy) còn có thể là: Đế hiệu 帝號, Niên hiệu 年號, Miếu hiệu 廟號, Tôn hiệu 尊號, Thánh thụy. Ví dụ:
- Đế hiệu 帝號 là tên triều đại của một vị vua được công bố trong ngày lễ đăng quang để minh chứng với thần dân trong nước vua là chủ tể, có mọi quyền hành trên thần dân và đất nước. Trong suốt thời gian trị vị vua chỉ có một đế hiệu. Ví dụ: Lê Bang Cơ (黎邦基, tên Húy), là vị hoàng đế thứ ba của Hoàng triều Lê, Minh Anh Tông (明英宗1427 –1464) nhà Minh phong làm An Nam Quốc 安南國王.
- Niên hiệu 年號 là một giai đoạn gồm các năm nhất định được các hoàng đế sử dụng. Sau niên hiệu là số năm (thông thường bắt đầu từ ngày đầu năm mới âm lịch). Niên hiệu được xuất phát từ khẩu hiệu hay phương châm trị vì của vị vua đó. Như Lê Nhân Tông đặt 2 Niên hiệu là Niên hiệu: Thái Hòa (大和 , 1443 - 1453) và Diên Ninh (延寧, 1454 - 1459).
- Miếu hiệu 廟號 là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời. Miếu hiếu thường có một trong hai chữ: Tổ (, với vị Vua sang lập triều đại) hoặc Tông (, với các vị Vua kế nghiệp) , đi trước thường là một tính từ mang tính miêu tả. Khi Lê Bang Cơ bang được đặt Miếu hiệu là Nhân Tông 仁宗.
- Thụy hiệu  諡號 sau khi băng hà, Lê Nhân Tông được tôn là: Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Thông Duệ Tuyên Hoàng đế 欽文仁孝宣明聰睿宣皇帝.
- Tôn hiệu 尊號 là danh hiệu “tôn kính” cho những người được “tôn quý”, phổ biến nhất là ở những vị Thái thượng hoàng, Thái thượng vương hay Hoàng thái hậu.
Nhưng tên đường phố thường ngắn gọn nên chỉ có tên húy, Đế hiệu, Miếu hiệu được sử dụng còn Tôn hiệu, Niên hiệu không được dùng tới.
2. Trở lại chữ “Tông” hay “Tôn”:
2.1. Trong Hán tự có ít nhất 18 chữ mà âm Hán Việt cùng đọc là “tông”. Đó là: , , , , , , , , , , , , , , , , , . Trong đó có chữ “” là cần xét bởi phù hợp ý nghĩa. Đây là chữ thuộc loại chữ hội ý: Có bộ (miên, nghĩa là nhà) và chữ (thị, nghĩa là thần), họp lại là tế tự tổ tiên trong nhà. Do vậy chữ này có các nghĩa:
Ông tông, ông tổ nhất gọi là "tổ", thứ nữa là "tông". Thường gọi là "tông" miếu, nghĩa là miếu thờ ông tổ ông tông vậy. Tục thường gọi các đời trước là "tổ tông" 祖宗.
Họ hàng dòng trưởng là "đại tông" 大宗, dòng thứ là "tiểu tông" 小宗, cùng họ gọi là "đồng tông" 同宗.
Chủ, như "tông chỉ" 宗旨 chủ ý quy về cái gì.
Dòng phái, đạo phật từ ông Ngũ-tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là "nam tông" 南宗 và "bắc tông" 北宗.
Tục gọi một kiện là một "tông", như tập văn tự gọi là "quyển tông" 卷宗, một số đồ lớn gọi là "đại tông" 大宗.
Chữ này theo phiên thiết 反切作冬切 (tác đông thiết), tức là lấy âm “t” của chữ “tác” nối với âm “ông” của chữ “đông” nên phải đọc là “tông”.
2.2. Cùng đọc là “tôn” có  17 chữ Hán: , , , , , , , , , , , , , , , , . Trong đó chữ thứ tư () đã viết ở trên và nó vốn có âm là “tông”.
2.3. Chữ này trước thời triều Nguyễn (家阮, 1802-1945) vẫn đọc là “tông”.
Vị Hoàng đế thứ ba của vương triều Nguyễn là Thiệu Trị (紹治, trị vì 1841-1847) có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗, 1807-1847), khi qua đời được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ 憲祖. Chính vì kiêng huý tên vua nên chữ phải đọc là “tôn”.
3. Từ đó trở đi, từ “tông” phải kiêng và thay bằng “tôn”
- Khi nhắc đến vương hiệu các vị vua thời trước, nhất loạt đổi, thành ra ta có  Lý Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Lê Hiển Tôn…
-  Ngay khi phải nhắc đến vương hiệu các vị vua Trung Quốc cũng đổi, mặc dù chính quốc người ta vẫn giữ nguyên, chỉ ta mới có Đường Thái Tôn, Tống Nhân Tôn…
- Một số thuật ngữ phải đổi: “tông giáo” thành ra “tôn giáo”.
- Trường hợp này tương tự trượng hợp vì Chúa Nguyễn đầu tiên tên là Nguyễn Hoàng (阮潢, 1525 – 1613) nên họ “Hoàng” đổi ra họ “Huỳnh” ; Chúa thứ Hai là Nguyễn Phúc Nguyên (阮福源, 1563 –1635) nên “nguyên” đọc thành “ngươn”; Chúa thứ Sáu là Nguyễn Phúc Chu (阮福淍, 1675 –1725) nên họ “Chu” / ra họ “Châu” . Lại nữa: con trưởng vua Gia Long (嘉隆, 1762 – 1820), là Nguyễn Phúc Cảnh (阮福景, 1780 - 1801) nên “cây cảnh” đổi ra “cây kiểng”; rồi do tránh húy Hoàng Thái Hậu mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa (胡氏華, 1791-1807) nên từ năm Thiệu Trị thứ nhất (紹治元年, 1841) gọi Thanh Hóa 清華 là Thanh Hóa 清化省, Đông Hoa đổi là Đông Ba, bông hoa gọi là bông;… Ngay như quê tôi, vốn là làng Hương Lạp 香粒 nhưng vào năm 1883, vì húy  tên dưỡng mẫu Vua Kiến Phúc (建福, 1869-1884) là Nguyễn Thị Hương 阮氏香 nên “Hương” phải đổi ra “Phương”   theo hướng thay chữ chuyển âm nhưng vẫn giữ lại nghĩa.
4. Có một số thuật ngữ không đổi:
Dù đọc là “tông” hay “tôn” chữ này vẫn có những nghĩa sau đây:
- Là Danh từ: (1) Tổ tiên: liệt tông; (2) Ông tổ, người sáng lập; (3) Đính trưởng tử: Tông huynh. (4) Miếu thờ tổ tiên: tông miếu; (5) Họ hàng: đồng tông; (6) Căn bản, cái gốc, đáng làm mẫu: tông sư, nhất đại thi tông; (7) Nhóm theo cùng một thuyết: chính tông; tông giáo; (8) Họ Tông; (9) Danh hiệu của vua.
- Là Động từ: (1) Kính trọng; (2) Tôn sung.
- Là Tính từ: (1) Cùng họ với nhau; (2) Chủ yếu: tôn chỉ.
- Là Lượng từ: (1) Từ giúp đếm, (sự, món, vu): Nhất tông tâm sự.
Trong đời sống dân gian, trong ca dao tục ngữ vẫn là “tông”. Ví dụ:
- “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”,
- “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”.
- Có đôi câu đối mang tính “kinh điển” tại Từ đường là:
 祖功宗德千年盛; 子孝孫賢萬代荣.
Phiên âm:  Tổ công tông đức thiên niên thịnh; Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh.

Nếu “” đọc là “tôn” sẽ phạm luật đối, còn đọc là “tông” lại không!
5. Vĩ thanh:
Cách mạng tháng 8 thành công năm 1945 đã cáo chung chế độ quân chủ đương nhiên sự kiêng huý đã không còn. Đáng buồn, do thói quen và do các ấn phẩm cũ còn lưu truyền nên có chỗ, có nơi các từ trên còn dung mà chả chịu tìm hiểu. Cùng lấy Miếu hiệu của một ông Vua đặt tên đường phố mà nơi là “Lê Nhân Tông”, nơi “Lê Nhân Tôn” thật chả ra làm sao cả!
Lại nữa: cùng mang danh Đức Thánh Trần nơi đặt “Trần Hưng Đạo”, nơi đặt tên “Hưng Đạo Vương” cũng không hay!
Thiết ngữ, các cơ quan chức năng nên có một nghiên cứu, kết luận và thông báo rộng rãi cho mọi người biết thống nhất dùng từ “Tông” trong thành tố cấu thành vương hiệu cho các vị vua thời trước trong mọi văn bản.
-         Lương Đức Mến, ngày Vía Thần Tài Kỷ Hợi-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân