听说长城万里长, Nghe nói Trường Thành dài vạn dặm,
头连东海尾西疆。 Nối từ Đông hải tới Tân Cương.
几千百万劳动者, Hàng bao nhiêu triệu người lao động,
建筑斯城镇一放. Xây đắp thành này trấn một phương.
(詠萬里長城 -胡志明) (Vịnh Vạn lý trường Thành-Hồ Chí Minh)
Vào dịp học tập tại đây, ngày 07/6/2009 chúng tôi đã thử làm Hảo hán" nhưng rủi nỗi gặp trời mưa nên không mãn nguyện.
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán: 万里长城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; chữ Anh: Great Wall; có nghĩa là "Thành dài vạn lý", trong đó 里 tức là dặm[1] cỡ 360 bước) là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 tCn cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.
Khởi đầu Trường thành được xây dựng từ thời Chiến Quốc (戰國時代, Zhànguó Shídài, 420 – 211 tCn). Thời đó, các nước Yên 燕, Triệu 趙, Tần 秦, Tề 齊, Sở 楚, Hàn 韓 xưng bá, xảy ra chiến tranh liên miên, để phòng chống nhau, Yên, Triệu, Tần lợi dụng những dải núi ở gần biên giới để xây cất Trường Thành đã chọn những nơi hiểm yếu nhất để xây thành những ngăn chặn sự xâm lấn của các lân bang, đặc biệt là của bộ tộc Hung Nô, người Turk và những bộ tộc du mục khác.
-Tường thành của nước Yên ở phía Tây, bắt đầu xây dựng ở Tạo Dương (nay là Độc Thạch Khẩu, Hà Bắc) đến Liêu Đông ở phía Đông.
- Tường thành của nước Triệu ở phái Tây từ Cao Khuyết (nay là Lâm Hà – khu tự trị Nội Mông) kéo dài đến phía Đông (huyện Úy, Hà Bắc).
- Tường thành của nước Tần từ Lâm Triệu (nay là Cam Túc) qua Cố Nguyên đến tận Hoàng Hà.
- Tường thành của nước Tần từ Lâm Triệu (nay là Cam Túc) qua Cố Nguyên đến tận Hoàng Hà.
Khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 259 tCn – 210 tCn) đã nối các đoạn tường thành các nước chư hầu đã xây và xây tiếp thành vững chắc, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh (明朝; 1368-1644) và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Thực ra nó không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau và nó chỉ dài hơn 5000 Km.Triều đình thực hiện trong hơn 10 năm, bắt hơn 500.000 phu lao động cật lực dưới mưa tuyết và cái lạnh làm nước đóng băng ở miền Bắc, dưới khí hậu khắc nghiệt của miền Tây, qua những tháng này lao động cực nhọc trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi thứ, hàng vạn dân phu đã bị vùi xác nơi chân tường thành lại luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái đất". Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành.
Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán (漢朝, 203 tCn-220), nhà Tùy (隋朝, 581–618) và các nước trong giai đoạn Thập Quốc (907-960) xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Nhà Hán còn kéo dài phía Tây Vạn Lý Trường Thành đến Đôn Hoàng, Tửu Truyền tăng thêm hơn 1.000 dặm, đồng thời còn cho xây thêm nhiều ụ chắn, vọng gác ở phía mặt Bắc Trường Thành do nhà Tần xây. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh bởi thời gian.
Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành.
Vạn Lý Trường Thành ngày nay thấy rõ được xây ở thời nhà Minh (明朝; 1368-1644), bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640 với 18 lần xây đắp tu sửa cả. Quy mô to lớn đồ sộ và khả năng phòng ngự kiên cố của Vạn Lý Trường Thành lúc này đã vượt qua hẳn thời kỳ Tần Thủy Hoàng. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mục phía bên ngoài (như người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của hãn vương Altan và Oirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji) vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.
Đoạn thành này, bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược. Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy, đoạn Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu chạy từ điểm Hushan, tỉnh Liêu Ninh đông bắc Trung Quốc và kết thúc tại đèo Jiayu ở tỉnh Cam Túc, tây bắc dài 8.851,8km,
Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị trong việc giúp ngăn chặn sự sụp đổ của nhà Minh.
Vạn Lý Trường Thành thời Minh chạy qua 10 tỉnh, thành phố, vùng tự trị ở bắc Trung Quốc, gồm: Liêu Ninh, Hà Bắc, Thiên Tân, Bắc Kinh, Sơn Tây, Nội Mông, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Cam Túc và Thanh Hải. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ó một bức tường dài 6.259,6km; 359,7km rãnh cắt ngang; 2.232,5km hàng rào bảo vệ tự nhiên như các ngọn đồi, con sông. Riêng đoạn trường thành ở Bắc Kinh có chiều dài khoảng 629km, các đoạn Trường Thành Bát Đạt Lĩnh (八达岭,Badaling), Tư Mã Đài (偲马臺,Simatai), Mộ Điền Dụ (暮田吁,Mutianyu) nổi tiếng được bảo tồn tương đối tốt. Đây cũng là 3 địa điểm khách hay viếng thăm.
Người Trung Quốc có câu nói, 不到长城非好汉, có nghĩa "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Bức tường thành nằm trong các danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới và trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987.
Gần Bắc Kinh có 3 địa điểm để viếng thăm Vạn Lý Trường Thành là Bát Đạt Lĩnh (八达岭长城 Badaling), Mộ Điền Cốc (Mutianyu) và Tư Mã Đài (Simatai).
Sáng 07/6 sau khi rời căn cứ chúng tôi đến thẳng núi Thái Hà để thăm Vạn Lý Trường thành. Từ Đại lộ đến nơi có “Exit Badaling Great Wall” rẽ vào gặp bãi đỗ xe rộng, gặp ngay trời mưa. Nơi chúng tôi thăm quan là Ðoạn Vạn Lý Trường Thành Bát Ðạt Lĩnh.
Theo tài liệu phổ biến và tìm hiểu được thì đoạn này nằm về hướng Tây Bắc trên dãy núi Thái Hà cách Bắc Kinh 60 km được xây từ năm 1505 thời vua Chính Đức nhà Minh. Bát Ðạt Lĩnh là vị trí chiến lược phòng thủ cho thành Bắc Kinh vì nằm ngay phiá Bắc của đèo Juyongguan, phòng tuyến Bát Ðạt Lĩnh mất, địch quân có thể tràn vào đường đèo mà kéo xuống Bắc Kinh. Nó dài 4.770 mét nằm vắt qua vùng núi trùng điệp nối nhau bằng 19 tháp canh hiện là một đoạn Vạn Lý Trường Thành tiêu biểu thường xuyên được gìn giữ bảo trì.
Vạn Lý Trường Thành Bát Đạt Lĩnh nằm trên cao độ 600 mét, công trình nơi đây gồm có: tường thành, đài thành, phong hỏa đài và tháp canh. Đầu tiên năm 1505 chỉ xây đài thành và phong hỏa đài trên nền cũ tường thành do Tần Thủy Hoàng xây. Ðến năm 1571 xây tiếp những tường thành nối liền các phong hỏa đài lại với nhau tạo thành một dãy tường thành chạy ngoằn ngoèo như con rắn qua các ngọn núi mà mỗi ngọn là một tháp canh. Như vậy, có bốn bộ phận : Tường thành, Dịch đài, Quan ải và Đài phát tín hiệu. Tường thành cao trung bình 7,5 mét, dầy 4 mét, chiều rộng phần đáy 6,5 mét và chiều rộng bên trên 5,8 mét đủ rộng cho 10 quân sĩ dàn hàng ngang hay 6 con ngựa cùng đi một lúc. Vật liệu xây là đá tảng xây tường và gạch nung lót lối đi và chất kết dính làm bằng vôi và mật mía thay thế xi măng. Phiá trên tường thành còn xây thêm mỗi bên một tường thấp cao 1 mét với nhiều lỗ vuông châu mai để đặt súng thần công chống quân địch phiá dưới tràn lên. Mỗi khi quân địch xuất hiện, lính trên tường thành đốt khói bằng phân chó sói (để có nhiều khói và khói bốc thẳng cao) nếu là ban ngày và ban đêm thì đốt lửa vì vậy mà đài đốt lửa phát tín hiệu còn có tên là “Đài khói phân sói”. Từ năm 1468 những ước hiệu đã được đặt ra: một phát súng và một ngọn lửa hay cột khói là báo hiệu có 100 địch quân, 2 phát súng và 2 điểm lửa hay khói là có 500 địch quân và 3 phát súng là hơn 1,000 quân địch. Những phong hỏa đài khi nhận đuợc tín hiệu từ đài bên ngoài liền lập lại và cứ thế như vết loang từ ngoài vào trong và trong vài tiếng đồng hồ tín hiệu báo động có thể truyền đi 500 cây số.
Năm 1900 khi liên quân bát quốc Âu Châu tiến chiếm thành Bắc Kinh, Từ Hy Thái Hậu bôn tẩu về phiá Vạn Lý Trường Thành. Khi tới Bát Ðạt Lĩnh bà trèo lên phóng hỏa đài để nhìn Bắc Kinh mà tiếc nuối cuộc sống xa hoa nhung lụa đã qua. Từ đó một ngọn phóng hỏa đài ở đây được đặt tên là “Bắc Kinh Vọng Thạch”.
Tường thành Bát Ðạt Lĩnh năm 1987 được Liên Hiệp Quốc phong tặng là “Di Sản Văn Hóa Thế Giới” và hàng năm được cấp ngân khoản trùng tu bảo quản từ đó chính quyền mới xây nhà bảo tàng và hệ thống xe cáp treo đưa lên ngọn núi. Giá vé tham quan Bát Ðạt Lĩnh hiện nay là 80 yuan (Công ty Lữ hành trả).
“Cư Dung diệp thúy” là một trong những thắng cảnh đẹp của Vạn Lý Trường Thành. Tiền tiêu Bát Đạt Lĩnh (Badaling) của cửa ải Cư Dung Quan nằm ở địa phận huyện Duyên Khánh. Bát Đạt Lĩnh là một trấn thành trọng yếu trước đây, ở trên cao nhìn xuống, địa thế hiểm trở, người xưa nói : “Cư Dung Quan hiểm yếu không phải là do có cửa ải, mà là dó có dãy Bát Đạt Lĩnh”. Ngày nay vẫn còn hiện rõ hai chữ “Thiên hiểm” do người xưa ghi lại trên dốc núi cao. Bức tường của dãy Bát Đạt Lĩnh được xây dựng bằng loại đá tảng hoa cương, rất vững chắc, thành ải có hai cửa Đông và Tây, cửa phía Đông gọi là “Cư Dung ngoại trấn” (trấn thành phía ngoài ải Cư Dung), cửa phía Tây gọi là “Bắc Môn tỏa thược” (chiếc chìa khoá của cửa thành phía Bắc), cửa này đã bị sụp đổ, sau ngày giải phóng được tu sửa lại.Tường thành cao khoảng 7-8 m và rộng trung bình khoảng 5-6 m.
Hôm chúng tôi tới trời mưa rất to. Mua ô gấp nhỏ mất 20 tệ, Leo qua một Cổng, lên bãi để súng Thần công rồi trèo qua mấy đài quan sát, chụp ảnh với dòng cữ khắc trên đá: 不到长城非好汉 (Bất đáo Trường Thành phi hảo hán) mệt quá xuôi luôn. Hàng lưu niệm ê hề nhưng khá đắt.
-*-
[1] Đây là “Dặm” trong tiếng Hoa, còn trong các ngữ cảnh tiếng Anh hiện nay dặm có thể là: bằng 5.280 feet (khoảng 1.609 m ), hoặc 63.360 inch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân