Chúng ta đã và
đang có một thói quen khó sửa là viết lịch sử ngành, dù là khoa học kỹ thuật,
chỉ chú trọng và nói về lịch sử của ngành đó một cách “chính thống”. Như vậy dễ
tạo ra sự “hụt hẫng” cho người nghiên cứu. Khoa học hình sự cũng vậy, đã có nhiều
bài viết, nhiều chuyên khảo, tập sách ra đời nhưng vẫn còn những “khoảng trống”.
Trong thời gian rảnh chờ hưu tôi đã tìm hiểu về một trong những khoảng trắng
đó.
Trong những năm
1955-1975, ở miền Nam dưới chế độ VNCH,
Khoa học hình sự có những bước phát triển nhất định[1]. Để có cơ quan chuyên trách việc chống
phá Cách mạng và đàn áp phong trào đấu tranh đòi hiệp thương, Tổng tuyển cử của
nhân dân miền Nam, ngay từ ngày 25/10/1954 bằng Sắc Lệnh Số 120/CV chính quyền
đã thiết lập Ngạch Điều khiển và cải tổ Ngành Cảnh sát Công an. Sau khi Bảo Đại
bị phế truất, ngày 29/4/1955, Hội đồng Nhân dân Cách mạng thành lập, Ngô Ðình
Diệm “được ủy nhiệm làm” Thủ tướng để thành lập Chính phủ mới và đến ngày
24/10/1956 trở thành Tổng thống. Từ đó ngành Cảnh sát có những chuyển biến lớn
và tới ngày 27/6/1962 theo Sắc Lệnh Số 146/NV, ngành Cảnh sát và Công an được hợp
nhất và cải tổ thành Cảnh sát Quốc gia. Khi đó
Tổng nha Cảnh sát Quốc gia (trực
thuộc Bộ Nội vụ) gồm nhiều Sở, nằm trong 3 Khối:
- Khối Cảnh sát Ðặc
biệt: Nghiệp vụ về Tình báo và Phản Tình báo, để ngăn ngừa và đối phó với những
hoạt động xâm nhập và phá hoại của Cộng sản kể cả lo việc huấn luyện chuyên môn
cho nhân viên như: Tình báo căn bản, Tình báo và Phản Tình báo cao cấp, Cán bộ
Điều khiển, Cán bộ Sưu (truy) tầm v.v…
- Khối Tư pháp: Cấp
phát Căn cước, Tổng Văn khố, Giảo nghiệm, Cảnh sát Hành chánh, điều tra Tư pháp
và Ngoại kiều.
- Khối Hành
chánh: Nhân viên, Kế toán, Tiếp liệu, Truyền tin, Nội fịch và Huấn luyện.
Khi Tổng nha được
thay bằng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia[2] (trực thuộc Phủ Thủ tướng) bởi
Sắc lệnh số 17A/TT/SL ngày 1/3/1971 trên Bộ Tư lệnh vẫn còn các Nha, Sở và ngành Cảnh sát Tư pháp còn có tên là “Cảnh
sát Khoa học” có chức năng “đóng góp cho sự công bằng, điều tra, giải quyết những
vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội”. Trong
đó có 2 đơn vị cấp sở thuộc Nha Kỹ thuật, là:
- Sở Giảo nghiệm
là cơ quan giám định khoa học hình sự có nhiệm vụ cung cấp cho Tòa án các tang
vật, dấu vết, bằng chứng liên quan đến các vụ án hình sự và dân sự; nó gồm: Ban
Điều tra phạm trường (tai nạn lao động,
lưu thông, trộm, cướp, án mạng, tự tử, hiếp dâm, các vụ nổ phá hoại, bạo hành
gia đình); Ban Giám định Tự dạng (giảo
nghiệm chữ viết, chữ ký, chữ đánh máy, con dấu, vé số, tài liệu giả); Ban Hỏa
khí (so đọ đầu đạn, vỏ đạn, loại súng sử
dụng); Ban Nhiếp Ảnh (phòng hình)
Phòng Thí Nghiệm (dấu máu, tinh khí, tóc,
lông, hóa chất, tỷ bao nạn nhân).
- Sở Căn cước Văn
khố chịu trách nhiệm cấp phát giấy căn cước cho người dân, tàng thư hồ sơ và
căn cước phục vụ việc quản lý xã hội. Trong đó Phòng Căn cước có hệ thống cấu
trúc gồm: Khối danh bản (danh bản căn cước dân sự, danh bản tội phạm,
danh bản quân nhân, danh bản truy nã); Khối chỉ bản (gồm chỉ bản căn cước 6 số được lập từ năm 1958 đến 1967 và chỉ bản căn
cước 8 số được lập từ năm 1968 đến 1975; có các loại: chỉ bản căn cước dân sự, chỉ bản căn cước quân nhân, chỉ bản căn cước tội
phạm); Khối tàng thư phim, vi phim; Khối các tài liệu khác (chỉ bản Pháp, tàng thư phụ, tàng thư người
chết, tàng thư tầm nã, hồ sơ cá nhân...) được sắp xếp khoa học.
Để hiểu về hoạt động
của KHHS giai đoạn này xem việc tìm nguyên nhân đột tử của Nhất Linh mà tôi đã
chép: http://menthuong.blogspot.com/2014/03/tim-hieu-ve-cai-chet-cua-nhat-linh.html
Sở Giảo nghiệm và
Sở Căn cước Văn khố, ngày 30/4/1975 được những cán bộ KHHS từ miền Bắc vào tăng
cường cho An ninh Cục trước đó do đ/c
Nguyễn Trung Chính (Tạ Văn Hiếu, Phó trưởng Tiểu ban An ninh T2 trực thuộc
An ninh Trung ương Cục) chỉ huy tiếp quản. Đoàn đã bảo vệ nguyên vẹn và an
toàn cơ sở vật chất, các phương tiện, tài liệu chính quyền VNCH để lại. Do vậy
đã phục vụ tốt cho công tác KHHS thời gian đó và sau này[3].
Những tháng năm đầu
sau 30/4/1975 các cán bộ TSKT từ miền Bắc tăng cường cho chiến trường đã mau
chóng tiếp thu, tiếp quản các cơ sở vật chất kỹ thuật của Cs VNCH nhanh chóng
triển khai các mặt công tác KTHS tại phía Nam, góp phần ổn định ANTT cả nước sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đây
là thời kỳ công tác KNHT được chú ý và Tổng kết có bài bản.
- Lương Đức Mến, 4/2014-
[1] Phần này trong các tài liệu viết về
Lịch sử KHHS Việt Nam hiện hành chưa tài liệu nào đề cập. Những điều tôi viết
ra đây là thu lượm từ nhiều nguồn và mức độ chính xác, đầy đủ chỉ có giá trị
tham khảo.
[2] Trụ sở số 258 đường Võ Tánh-quận Nhất,
nay là đường Nguyễn Trãi-phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh….
[3] Phân viện Khoa học hình sự tại TP Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết
định số: 5109 QĐ/BNV ngày 11-11-1986 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Tiền thân của phân
viện là lực lượng KGB5B gồm các cán bộ KTHS chi viện cho chiến trường miền Nam
trước và sau giải phóng. KGB5B có nhiệm vụ tiếp quản, khai thác cơ sở vật chất
của Sở Giảo nghiệm và Sở Căn cước văn khố do Mỹ - ngụy để lại; lập căn cước ngụy
quân, ngụy quyền ra trình diện cách mạng và các đối tượng khác; khám nghiệm hiện
trường và giám định dấu vết các vụ án chính trị, hình sự; đào tạo hướng dẫn
công tác KTHS cho các địa phương phía Nam.
Tháng
8/1985, trong dịp tập huấn tại Trường
BDNV II (250 Nguyễn Chí Thanh, tf Hồ Chí
Minh) có dịp tham quan cơ quan Tổng cục Cảnh sát phía Nam (đóng tại trụ sở Tổng nha cũ) có dịp thấy
cơ ngơi của bộ phận KHHS phía Nam còn thấy rõ dấu tích của VGN và SCCVK cũ cũng
như trang bị và phương tiện do Hoa Kỳ trang cấp cho lực lượng này khá hiện đại
và cơ bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân