Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Hưởng ứng Đối vui

Vẫn Lý Xẻ Tà trên trang Dựng nước giữ nước : Thêm phát nữa xem:
Nguyễn Khắc Nguyệt ngắm trăng đồi Vọng Nguyệt nguyệt nguyệt bằng bè bạn giao tình
Lưu ý:- Ngắm trăng= vọng nguyệt
- "nguyệt nguyệt bằng": Hai chữ "nguyệt" (月) đứng cạnh nhau thành chữ "bằng" (朋) trong bằng hữu (朋友), nghĩa là bè bạn.

Đã có vài người đối. Nhưng tôi thấy thế này:

1. Vế ra của lixeta

“Nguyễn Khắc Nguyệt ngắm trăng đồi Vọng Nguyệt nguyệt nguyệt bằng bè bạn giao tình”
Thâm thúy ở chữ và gồm cả Hán và Nôm. Nhưng phạm luật bởi vế ra thường là câu 1 mà câu 1 phải có tận cùng bằng vần trắc, ở đây “tình” lại vần bằng!

2. Vế đối của chienc3.1972 :

“Trần Trường Giang nhìn sông núi Kiến Giang giang giang tựa sông suối kết duyên”

Được mỗi yêu cầu: “nhìn sông”= Kiến Giang”. Còn 2 chữ “giang” không ghép thành chữ tựa” được và “tựa” (?) cũng chẳng có nghĩa là “sông suối”. Thêm nữa vế ra tận cùng âm bằng và vế đối cũng bằng là phạm luật!

3. Vế đối của Hai Ruộng:

HỒ CHÍ MINH cảnh cũ trăng soi lòng chí sỹ , Ngày tháng trôi qua gương sáng ngời

Không thể coi là vế đối với vế ra nên không thành Câu đối.

Trong khi chờ đợi, tôi xin mạn phép thử thế này:

“Trần Sinh Sơn dời núi đỉnh Di Sơn, sơn sơn xuất ra ngoài buôn bán”.

Trong đó: Dời núi= Di Sơn ;

Hai chữ “sơn” chồng lên nhau thành chữ ‘xuất” , nghĩa là “ra ngoài”.

3 nhận xét:

  1. Cảm ơn quê MT!
    1- Xin bàn lại một chút về vế đối ra. Theo "phép làm câu đối" thì nếu một đôi câu đối do một người làm ra thì vế trên bao giờ cũng kết bằng vẫn "trắc", còn vế dưới là vần "bằng". Tuy nhiên, khi người ta chỉ ra một vế thách đối thì kết bằng vần gì cũng được. Người dự đối phải dựa vào đó mà đưa ra vế đối cho phù hợp (xem http://www.daovien.net/t1665-topic).
    2- Về vế đối của quê:
    Xin bái phục!
    Kính quê một ly Phú Lộc.

    Vế đối của LXT cũng tương tự, chỉ khác có đoạn giữa: "Lên núi ở Thượng Sơn".

    Trả lờiXóa
  2. Nhưng "Thượng Sơn" lại có từ "Thượng" cùng vần trắc với từ "Vọng" của vế ra!

    Trả lờiXóa
  3. Trần Sinh Nhật, chọn ngày ở Tầm Nhật 寻日, nhật nhật 日日 điền 田 ruộng khô cần nước!

    Trả lờiXóa

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân