Nhân bản học Kitô Giáo từ nền tảng “mến Chúa yêu người” đã chỉ ra các nhân đức (đức độ ciủa con người) ở cả 2 chiều kích : ‘đối nhân’ và ‘đối thần’. Có 5 nhân đức đối nhân : bác ái, khôn ngoan, công chính, can đảm, tiết độ ; và 3 nhân đức đối thần : Tin, Cậy Mến. Từ đó, giúp Kitô hữu trau giồi, củng cố, phát huy ngày một vững mạnh, trưởng thành hơn lên về nhân bản.
I. NHÂN ĐỨC ĐỐI NHÂN :
...
II. NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN :
...
III.3. Đức mến : Đức ái là nền tảng Kitô giáo. Đức ái là đức yêu thương không bờ bến, không giới hạn nhằm đến 2 đối tượng chính yếu : Thiên Chúa và con người ("Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : ngươi phải yêu người thân cận như chính mình" – Mt 22, 37-39). Đức Mến (cách gọi khác của đức ái) là nhân đức nhờ đó con người yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Chúa, và vì yêu mến Thiên Chúa, con người sẽ yêu mến anh em (người thân cận) như chính bản thân mình (“Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” – Ga 15, 12). Đức Mến thúc đẩy ta sống con thảo với Cha trên trời, và là anh em của mọi người (“Lời truyền dạy đó phải nhằm đưa tới đức mến phát xuất từ tâm hồn trong sạch, lương tâm ngay thẳng và đức tin không giả hình” – 1Tm 1, 5). Trong ngôn ngữ Việt Nam, người nhân đức là "kẻ có lòng thương người" và “lòng thương người" là một trong hai đức tính căn bản truyền thống của dân tộc : nhân-nghĩa ; nghĩa là lòng yêu thương được coi như cốt lõi của đạo đức dân tộc Việt Nam. Quan điểm nầy thật gần gũi với Kitô giáo, vì Đức Giêsu đã đặt đức mến làm điều răn mới – điều răn quan trọng nhất.
Đức mến được coi là "mối dây liên kết tuyệt hảo" (Cl 3,14), là linh hồn của mọi nhân đức, sự viên mãn của lề luật, là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các nhân đức : "Hiện nay đức tin, đức cậy và đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1Cr 13,13). Chúa Kitô chính là gương mẫu cao cả nhất thể hiện đức mến. Người đã chịu chết vì yêu mến con người ngay lúc con người còn thù nghịch với Thiên Chúa. Vì thế, Người mời gọi ta yêu thương như Người (Mt 5,44), yêu cả kẻ thù và đón nhận người bé mọn nghèo hèn như đón nhận chính Người (Mt 25, 40-45). Khi con người đã đón nhận nhân đức cao quý này từ Thiên Chúa, rồi duy trì và phát triển, thì cũng chính là lúc con người vươn tới tự do đich thực, để được hưởng hạnh phúc đời đời bên thánh nhan Thiên Chúa (”Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người” – 1Tm 1, 14 ; “Quả thế, thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau – Gl 5, 13).
Ngoài ba nhân đức đối thần, Chúa Thánh Thần còn ban các hồng ân và hoa trái thiêng liêng, giúp người tín hữu dễ dàng sống theo sự hướng dẫn của Người. Bảy ơn Chúa Thánh Thần là : Ơn khôn ngoan, ơn thông minh, ơn biết lo liệu, ơn dũng cảm, ơn hiểu biết, ơn đạo đức và ơn biết kính sợ Chúa. Truyền thống của Hội Thánh cũng nói đến 12 hoa trái của Thần Thánh ("Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, hiền hòa, khoan dung, trung tín, khiêm nhu, tiết độ và thanh khiết" – Gl 5,22-23).
II. KẾT LUẬN :
Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và kiên định để làm điều thiện (GL/HTCG). Các nhân đức (đối nhân & đối thần) là những căn tính biểu lộ sự giao hoà giữa Thiên Chúa với con người và ngược lại, đồng thời cũng là sự giao hoà giữa con người với nhau. Tuy tách biệt ra từng nhân đức để dễ học hỏi và phân tích, nhưng thực sự tất cả đều quy về một mối duy nhất : Đức Ái. Đức Ái là hồng ân Thiên Chúa ban tặng con người một cách nhưng không (không cần đáp trả). Khi con người đón nhận hồng ân, tuy không đòi buộc đáp trả, nhưng phải ý thức và sống sao cho xứng đáng với tình thương vô biên ấy. Cũng không phải cứ an an tự tại vui hưởng, mà còn phải tìm mọi phương cách học hỏi, trau giồi cho đức hạnh ngày một trưởng thành và hoàn thiện hơn. Sự đáp trả của con người đối với Thiên Chúa hoàn toàn tự nguyện, nên càng cần phải đem hết linh hồn, hết trí khôn và sức lực ra để thực hiện với niềm hy vọng vươn tới hạnh phúc vĩnh cửu đời sau, chính bởi vì ĐỨC TIN LÀ HY VỌNG. (nguồn: http://www.thanhlinh.net/tailieu/NhanBanKitoGiao/06-CacNhanDuc.htm)
I. NHÂN ĐỨC ĐỐI NHÂN :
...
II. NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN :
...
III.3. Đức mến : Đức ái là nền tảng Kitô giáo. Đức ái là đức yêu thương không bờ bến, không giới hạn nhằm đến 2 đối tượng chính yếu : Thiên Chúa và con người ("Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : ngươi phải yêu người thân cận như chính mình" – Mt 22, 37-39). Đức Mến (cách gọi khác của đức ái) là nhân đức nhờ đó con người yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Chúa, và vì yêu mến Thiên Chúa, con người sẽ yêu mến anh em (người thân cận) như chính bản thân mình (“Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” – Ga 15, 12). Đức Mến thúc đẩy ta sống con thảo với Cha trên trời, và là anh em của mọi người (“Lời truyền dạy đó phải nhằm đưa tới đức mến phát xuất từ tâm hồn trong sạch, lương tâm ngay thẳng và đức tin không giả hình” – 1Tm 1, 5). Trong ngôn ngữ Việt Nam, người nhân đức là "kẻ có lòng thương người" và “lòng thương người" là một trong hai đức tính căn bản truyền thống của dân tộc : nhân-nghĩa ; nghĩa là lòng yêu thương được coi như cốt lõi của đạo đức dân tộc Việt Nam. Quan điểm nầy thật gần gũi với Kitô giáo, vì Đức Giêsu đã đặt đức mến làm điều răn mới – điều răn quan trọng nhất.
Đức mến được coi là "mối dây liên kết tuyệt hảo" (Cl 3,14), là linh hồn của mọi nhân đức, sự viên mãn của lề luật, là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các nhân đức : "Hiện nay đức tin, đức cậy và đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1Cr 13,13). Chúa Kitô chính là gương mẫu cao cả nhất thể hiện đức mến. Người đã chịu chết vì yêu mến con người ngay lúc con người còn thù nghịch với Thiên Chúa. Vì thế, Người mời gọi ta yêu thương như Người (Mt 5,44), yêu cả kẻ thù và đón nhận người bé mọn nghèo hèn như đón nhận chính Người (Mt 25, 40-45). Khi con người đã đón nhận nhân đức cao quý này từ Thiên Chúa, rồi duy trì và phát triển, thì cũng chính là lúc con người vươn tới tự do đich thực, để được hưởng hạnh phúc đời đời bên thánh nhan Thiên Chúa (”Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người” – 1Tm 1, 14 ; “Quả thế, thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau – Gl 5, 13).
Ngoài ba nhân đức đối thần, Chúa Thánh Thần còn ban các hồng ân và hoa trái thiêng liêng, giúp người tín hữu dễ dàng sống theo sự hướng dẫn của Người. Bảy ơn Chúa Thánh Thần là : Ơn khôn ngoan, ơn thông minh, ơn biết lo liệu, ơn dũng cảm, ơn hiểu biết, ơn đạo đức và ơn biết kính sợ Chúa. Truyền thống của Hội Thánh cũng nói đến 12 hoa trái của Thần Thánh ("Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, hiền hòa, khoan dung, trung tín, khiêm nhu, tiết độ và thanh khiết" – Gl 5,22-23).
II. KẾT LUẬN :
Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và kiên định để làm điều thiện (GL/HTCG). Các nhân đức (đối nhân & đối thần) là những căn tính biểu lộ sự giao hoà giữa Thiên Chúa với con người và ngược lại, đồng thời cũng là sự giao hoà giữa con người với nhau. Tuy tách biệt ra từng nhân đức để dễ học hỏi và phân tích, nhưng thực sự tất cả đều quy về một mối duy nhất : Đức Ái. Đức Ái là hồng ân Thiên Chúa ban tặng con người một cách nhưng không (không cần đáp trả). Khi con người đón nhận hồng ân, tuy không đòi buộc đáp trả, nhưng phải ý thức và sống sao cho xứng đáng với tình thương vô biên ấy. Cũng không phải cứ an an tự tại vui hưởng, mà còn phải tìm mọi phương cách học hỏi, trau giồi cho đức hạnh ngày một trưởng thành và hoàn thiện hơn. Sự đáp trả của con người đối với Thiên Chúa hoàn toàn tự nguyện, nên càng cần phải đem hết linh hồn, hết trí khôn và sức lực ra để thực hiện với niềm hy vọng vươn tới hạnh phúc vĩnh cửu đời sau, chính bởi vì ĐỨC TIN LÀ HY VỌNG. (nguồn: http://www.thanhlinh.net/tailieu/NhanBanKitoGiao/06-CacNhanDuc.htm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân