Trong dân gian nhiều câu thành ngữ liên quan đến hổ thường có xuất xứ từ những phương cách xử thế của người Tầu, nhiều câu đã được Việt hoá từ lâu. Nhân năm Dần, mạn đàm về các câu đó: "Hồ giả hổ uy", "Tọa sơn quan hổ đấu", “Ban trư ngật Hổ”, “Điệu Hổ ly sơn”, “Trục Hổ thôn lang”, “Mãnh Hổ nan địch quần hồ”...
Hổ (Panthera tigris) người Việt còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi, là động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), là một trong bốn loại "mèo lớn" thuộc chi Panthera. Hổ là một loại thú dữ ăn thịt sống.
Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Do vậy, Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm nhanh chóng nên Hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
Trong 12 con giáp của Thập nhị Địa Chi, Hổ ở thuộc chi Dần vị trí thứ 3, sau con Chuột (chi Tý) và Trâu (chi Sửu). Trong mỗi vòng 60 năm Hoa giáp con Hổ xuất hiện 5 lần, bao gồm các năm: Giáp Dần, Bính Dần, Canh Dần, Nhâm Dần, Mậu Dần. Năm 2010 là Canh Dần thuộc cung Cấn theo Bát quái là hành Thổ, là năm "Tứ thổ nẩy mầm phát sinh" và sẽ làm nền tảng cho những năm tiếp theo phát triển. Đồng thời bởi Thổ sinh Kim, sẽ giúp cho Kim vượng nên năm Canh Dần 2010 còn là năm cho nền Tài chính thịnh vượng.
Nhiều dân tộc trên thế giới rất coi trọng Hổ và có nhiều truyền thuyết, truyện kể, phong tục liên quan đến Hổ. Đặc biệt, đối với văn hóa Việt Nam, hổ là biểu tượng của sự hùng cường của sức mạnh vô song, đã đi vào tiềm thức của dân gian, trong thế giới tâm linh hình ảnh của Hổ khá đậm nét.
Khi nói về sự nghiệp, mưu chước, bàn về người anh hùng, nơi nguy hiểm,...người ta thường mượn hình tượng con Hổ. Sau đây là một số thành ngữ sưu tầm được:
1. "Hồ giả hổ uy" 狐假威虎
Câu này đã được Việt hoá khá phổ biến là "Cáo đội lốt hùm", “Cáo mượn oai hùm”.
Chuyện rằng: khi Tuyên Vương (楚宣王, 369 tCn-340 tCn) làm vua nước Sở (楚國, 1030 tCn – 223 tCn), Chiêu Hề Tuất chỉ là một kẻ bề tôi. Thế nhưng điều lạ là ai nghe thấy tên Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sợ. Vua lấy làm lạ, bèn hỏi quần thần thì có người dũng cảm thưa rằng: "Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được con cáo, cáo bảo: Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là Trời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú. Ngươi mà ăn thịt ta, là trái mệnh Trời, hại đến thân ngay lập tức… Không tin, để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà lại không sợ hãi tìm đường trốn cho mau không. Hổ cho là cáo nói thật, bèn theo cáo đi. Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả.Hổ vẫn không biết rằng bách thú sợ mình mà chạy, cứ tưởng là sợ cáo. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương Bắc sợ Hề Tuất nhưng kỳ thực là sợ vua cũng như bách thú sợ hổ vậy".
Từ sự tích trên, người đời sau đã rút ra thành ngữ "Hồ giả hổ uy" (con cáo giả cái oai con cọp) để nói về người dựa vào quyền thế địa vị của người khác mà lên mặt, hoặc bắt nạt người cô thế.
Trong tiếng Anh, câu thành ngữ có ý nghĩa tương đương là “an ass in a lion’s skin" (lừa đội lốt sư tử), có xuất xứ từ chuyện: Một con lừa thấy người thợ săn bỏ tấm da sư tử ra ngoài nắng để phơi khô, bèn chui vào và đi vào làng dọa mọi người. Cả người cả thú đều khiếp sợ bỏ chạy tán loạn, con lừa hứng chí quá liền kêu be be. Lúc bấy giờ mọi người nghe ra giọng của nó, biết không phải sư tử thật liền quay lại nện cho một trận. Một con cáo đến rỉ tai lừa: “Tao nhận ra mày nhờ tiếng của mày”. Thông qua câu chuyện, mọi người, đặc biệt là những người ở vị trí quan trọng cần rút ra bài học cảnh tỉnh, rằng ở đời không ít kẻ quỷ quyệt ở dưới đã lợi dụng cấp trên làm tấm bình phong để không ngừng củng cố uy danh uy lực. Thậm chí, có nơi có chỗ, họ tìm cách tiếp cận, chụp ảnh với các vị lãnh đạo, phóng to rồi từ đó đem khoe, dọa dẫm ở cơ sở, tạo uy thế và dư luận giả. Nhiều vụ án, bị can trưng ra những tâm shình chụp sinh nhật, cưới xin, gặp gỡ thân mật, ccá số điện thoại...của người có chức quyền để loè, để bôi lem cán bộ đôi khi cũng có tác dụng. Song đa phần lãnh đạo bị mất uy tín, đôi khi vướng cảnh “Hùm thiêng sa hố”. Khi đó mới rút ra bài học thì mọi sự đã trở nên quá muộn.
2. “Toạ sơn quan hổ đấu” 坐山观虎鬬
Chuyện là: khi thấy hai con hổ ăn thịt một con trâu một người muốn ra đâm hổ, chợt có đứa trẻ con bảo rằng: "Hãy hượm ông ạ. Hổ là giống tàn bạo, trâu bò là mồi ngon. Bây giờ hai con hổ đang cùng ăn một con trâu, thấy thịt trâu rất ngon, tất tranh nhau đánh nhau. Đánh nhau thì hổ nhỏ chết mà hổ lớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giờ hãy ra tay, thì có phải chỉ đâm một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế thì chẳng là công dùng ít mà lợi được nhiều ư?".Người đàn ông nọ cho lời nói là phải, làm theo y như thế. Quả nhiên bắt được hai con hổ.
Câu chuyện gợi người đời đưa ra phương cách "Tọa sơn quan hổ đấu", có nghĩa: ngồi trên núi nhìn hổ đánh nhau. Bởi chắc chắn là “Song hổ phân tranh, nhấtt hổ tử vong”, hai hổ phân tranh một hổ sẽ chết. Chuyện dạy con người biết thừa cơ hành động. Có sức nhưng phải có trí. Bên cạnh đó, câu chuyện còn gợi cho người đọc một suy nghĩ khác về sự đoàn kết: Chỉ vì miếng ăn, hai con hổ tranh nhau, đánh nhau, dẫn đến con chết, con tử thương, sức lực suy yếu, bấy giờ lại trở thành miếng mồi ngon cho kẻ khác. Đó là bài học cảnh tỉnh: Biết hy sinh chút quyền lợi nhỏ để bảo vệ lợi ích lâu dài, có ý nghĩa sống còn.
Câu này tương tự câu “Toạ hưởng kỳ thành” 坐享其成, là ngồi không mà hưởng sự thành công của người khác.
Ngày nay không thiếu lĩnh vực có thể áp dụng chiên sthuật này. Sắp tiên shành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XII, sẽ có nơi việc chuẩn bị nhân sự sẽ diễn ra y như câu chuyện này!
3. "Ban trư ngật hổ" 扮豬吃虎 :
Phương châm này có nghĩa là Giả làm con heo để ăn thịt con hổ. Nó ngược với kế Hư trương thanh thế 虛張聲勢 là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ.
Lão Tử (老子, tức Lý Nhĩ 李耳 thời nhà Chu 周, viết Ðạo Ðức Kinh 道德經, là tổ Ðạo giáo) nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu “đại trí nhược ngu”. Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ.Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét”
- Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
- Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
- Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
- Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ.
- Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe.
- Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế “Ban chư ngật hổ” vậy.
Một cách diễn đạt khác: Muốn bẫy được Hổ, người ta dùng Lợn làm mồi nhử Hổ đến, rồi cùng nhau đâm chết hổ. Ai cũng biết Hổ có sức mạnh khó đối phó. Dù có chiến thắng cũng phải trả một cái giá rất đắt. Vậy chỉ còn cách cho con Hổ kia ăn no. Dùng mối lợi để khuất phục con đối thủ, làm cho đối thủ mất cảnh giác. Người xưa dùng lợn để bẫy hổ, chính là để cho con Hổ từ một loài dã thú đói khát, sức mạnh khủng khiếp, sau khi ăn no mồi rồi sẽ nặng nề, sức mạnh dã thú vì thế mà giảm đi. Người thợ săn chỉ tốn 1 chút sức là đâm chết được con Hổ kia ngay.
Đời Tam Quốc (三國, 220-180), Tào Tháo (曹操; 155 – 220) tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào.
Trong Thương trường, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài dùng kế sách này đối với Việt Nam. Họ đầu tư rất lớn, đưa ra mối lợi rất lớn. Bên phía Việt Nam chỉ cần dùng đất đai - tài nguyên sẵn có - là đủ góp vốn trên danh nghĩa lên tới hơn 50%. Do tỷ lệ góp vốn lớn nên toàn quyền điều hành sẽ do người Việt chịu trách nhiệm. Tuy nhiên công ty những năm hoạt động liên tục bị lỗ, vì đủ thứ lý do. Đến một lúc nào đó, tình trạng lỗ không thể chấp nhận được, bên phía Việt Nam sẽ phải xin rút vốn. Từ đó công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Đối tác nước ngoài tha hồ lũng đoạn.
Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ kế sách này phải đi chung với với kế “Minh tri cố muội” 明知故昧, Biết rõ mà làm như không biết và phải có chuẩn bị lâu dài.
Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu.Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ.
5. “Điệu hổ ly sơn” 調虎離山
Kế lừa hổ lìa núi thuộc công chiến kế, là kế tìm cách đưa kẻ ác đi xa mình, để nó không thể quấy rầy mình được, hoặc để phục vụ mục đích riêng của mình.
Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.Kế “Điệu hổ ly sơn” có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
Cổ nhân từng nói: “cọp xuống đồng bằng bị chó khi”, “điệu hổ ly sơn” là kế xử lý đối phương bằng cách khiến đối phương ra khỏi khu vực quen thuộc. Khu vực quen thuộc không chỉ là cứ địa, địa điểm cư trú mà còn là lĩnh vực sở trường hay công cụ sở trường. Ra khỏi phạm vi sở trường, “cọp” trở nên thiếu tự tin. Điều này giống như một người cận thị nếu thiếu mắt kính sẽ rất bối rối.
Người lãnh đạo mới được bổ nhiệm, chưa đủ uy sẽ khó thuần phục được nhân viên cũ, nhất là trong trường hợp người cũ đã thạo việc, có sẵn uy tín với các nhân viên khác. “Ma cũ bắt nạt ma mới”, kể cả khi “ma mới” là sếp, là chuyện thường xảy ra. Với những môi trường làm việc càng tốt thì hình thức bắt nạt càng tinh vi, chẳng hạn: nhân viên không hỗ trợ tốt cho sếp, làm việc kém nhiệt tình hoặc lẳng lặng phớt lờ chỉ thị của cấp trên, hay thậm chí nói xấu sau lưng sếp... Thái độ chống đối của nhân viên không có nghĩa là ganh tỵ hoặc muốn “lật đổ” cấp trên mà là chưa thực sự nể phục cấp trên, vô tình làm giảm đi hiệu quả hợp tác làm việc giữa hai phía. Vấn đề đặt ra cho nhà quản lý là làm sao để “dụ” được cấp dưới?. Một vấn đề ít lãnh đạo nào muốn và dám nói ra là “Chú khoẻ anh mừng nhưng coi chừng ai cho chú khoẻ”.
Đối với một nhà quản lý, nếu khéo léo tạo ra tình huống đưa được nhân viên ra khỏi lĩnh vực của họ và thể hiện để cho họ nể phục thì sẽ “an toàn” hơn là thể hiện mình trên “đất” của họ. Ví dụ, một chuyên viên tuy giỏi về chuyên môn chưa chắc giỏi về các kỹ năng thu xếp công việc, xử lý tình huống bất ngờ… Do đó, nếu có một biến cố nào đột ngột xuất hiện trong công việc thì ứng xử linh hoạt của cấp trên sẽ đem lại bài học trực quan sinh động cho nhân viên. Ví dụ, một nhân viên giỏi nghiệp vụ nhưng gặp khó khăn trong cách thức soạn thảo các văn bản theo chuẩn chung thì bạn có thể tạo tình huống để nhân viên đảm nhiệm công việc này rồi ra tay hỗ trợ. Quan trọng nhất là tránh để nhân viên nghĩ rằng bạn đang làm khó cho họ mà dẫn đến phản cảm. Điều này khiến họ thán phục tài năng của sếp và từ đó họ dễ có khả năng suy luận rộng ra rằng: “Sếp mình rất giỏi và hoàn toàn xứng đáng làm quản lý của mình”. Một “chiêu” khác là dùng tình cảm để thu phục nhân tâm. Khi nhà quản lý quan tâm, hỏi han và nhất là chăm sóc tận tình nhân viên cấp dưới dù cùng bộ phận hoặc khác bộ phận đều dễ dàng khiến những người khác quý mến.
Một số phương pháp để “điệu hổ” là:
Tạo tình huống hư thực để làm đối phương rối trí, phán đoán sai và tự họ ra khỏi “lãnh địa” của họ.
Dùng mưu trí kích thích đối phương, để đối phương mất đi lý trí, hành động thiếu suy nghĩ chín chắn.
Tạo ra điều bất lợi cho đối phương khiến đối phương phải rời khỏi khu vực của mình.
Sau khi dùng “điệu hổ ly sơn”, lưu ý rằng không thể không làm tiếp kế “mãnh hổ nhập sơn” (cọp dữ vào núi), vì mục tiêu cao nhất của nghệ thuật quản trị vẫn là để nhân viên phát triển, sau khi khiến cho nhân viên nể phục mình. Kế này được cho rằng của Quỷ Cốc Tử, hàm ý tự mình tìm ra thế mạnh của mình để phát huy, còn trong quản trị nhân sự thì tạo điều kiện để nhân viên phát huy sở trường của mình mà làm việc tốt hơn. Nhưng khi cần thiết và thấy đủ điều kiện nên áp dụng chiêu “dẫn long nhập hải”, tức dẫn rồng về biển để tận dụng khả năng của họ, thu phục nhân tâm như sau “đấm” thì phải “xoa” vậy.
6. “Trục Hổ thôn Lang” 逐虎吞狼
Đây là chiêu lừa Hổ đi chỗ khác để giết chó sói. Chiêu này chống lại có hiệu quả chiêu “Cáo mượn oai Hùm”. Sói ở đây do nương tựa vào oai của con Hổ nên người ta không thể tiêu diệt được con Sói, bởi đơn giản muốn giết Sói phải tính đến việc giết con Hổ phía sau lưng nữa. Lừa Hổ đi chỗ khác, Sói sẽ không còn chỗ dựa, lúc đó giết Sói dễ như bỡn.
Chuyện xưa kể rằng: Ngũ Tử Tư 伍子胥 vốn là Đại Công thần của Ngô Vương Phù Sai (吳夫差; trị vì: 495-473 tCn). Nhờ có Ngũ Tử Tư cầm binh đánh trận, và quân Ngô đi tới đâu thế mạnh như chẻ tre chỗ đó. Ngô Vương Phù Sai nhờ đó mà xưng bá Trung Nguyên. Việt Câu Tiễn (越王句踐; trị vì 496 tCn - 465 tCn) biết ngày nào Ngũ Tử Tư còn bên cạnh Ngô Phù Sai là ngày đó Việt Quốc chưa thể báo thù. Câu Tiễn bèn đem Tây Thi (西施, 506 tCn-?) cống nạp cho Phù Sai, mục đích là nhờ Tây Thi dèm pha Phù Sai loại bỏ Ngũ Tử Tư. Kế sách này gọi là trong kế có kế - Kế trung chi Kế. Một mặt dùng Mỹ Nhân kế, mặt khác lại dùng Trục Hổ thôn Lang để loại bỏ Ngũ Tử Tư. Câu Tiễn từng bước khôi phục thế lực mà Phù Sai vẫn không hay, chỉ chú ý đánh lên phía bắc với tham vọng tranh ngôi bá chủ với nước Tấn. Ngũ Viên can gián quá thẳng khiến Phù Sai phật ý và giết hại ông. Trước khi chết, ông dặn lại: “Thế nào cũng phải trồng trên mộ ta một cây tử đề có thể làm quan tài. Hãy móc mắt ta treo trên cửa phía đông của nước Ngô để cho nó thấy giặc Việt vào tiêu diệt nước Ngô”. Ngũ Tử Tư bị loại bỏ, ngay lập tức Việt Câu Tiễn khởi binh công thành, kết quả Phù Sai bị giết chết. Trước khi chết, Phù Sai ân hận đã không nghe lời Ngũ Tử Tư.
7. Bất nhập hổ huyệt, nan đắc hổ tử :
Câu này đã được dịch ra tiếng Việt, cũng trở nên một thành ngữ trọn vẹn, “không vào hang hùm, sao bắt được cọp con ?” Có nghĩa là muốn hành động phải quả quyết, dũng cảm. Đặc biệt trong chiến thuật đánh địch, điều tra các vụ án lớn, người chỉ huy phải dũng cảm tung TS vào nội bộ địch để nắm tình hình từ đpó mới bắt, diệt được.
8. Dưỡng hổ đi họa:
Nuôi cọp trong nhà, đến khi cọp lớn cọp lại bị cọp ăn thịt. Ai hay nuôi cọp để sau hại mình là chỉ vào người không biết đề phòng bọn phản bội. Cùng ý với nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
9. Tiền môn cự hổ, hậu môn tiến lang :
Nếu thiếu hiểu biết, mất cảnh giác mà đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau thì không trừ được hại. Chống kẻ ác này, nhưng lại chìa tay với kẻ ác khác, không phải là cách ứng xử thông minh. Ngày xưa, đi cầu viện nước này để cự lại nước kia, kết quả là đuổi được kẻ mạnh này thì lại bị kẻ mạnh khác thống trị, là một đường lối ngoại viện sai lầm. Nhớ chuyện các bậc tiền bối từng có ý định dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp. Đường lối ấy bị lên án là : Đuổi hùm cửa trước, rước sói cửa sau.
10. "Họa hổ bất thành phản loại cẩu”
Khi vẽ hổ không thành con hổ, mà lại giống con chó tựa như đã làm việc hết sức mình nhưng không thành công. Thành ngữ thường chỉ lấy 4 chữ đầu: hoạ hổ bất thành. Người dùng câu này, hoặc không tự khiêm tốn khi được giao việc, e không cáng đáng nỗi, hoặc để khuyên răn người nên tự lượng sức mình.
“E khi hoạ hổ bất thành’
Khi không mình lại chôn mình vào hang !”
11. "Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt":
Đây là một trong hai câu thơ, nhắc nhở con người trong việc ứng xử. Nguyên văn :
“Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt
Tri nhân tri diện bất tri tâm”
Nghĩa là: Vẽ hổ, vẽ da, xương khó vẽ
Biết người, biết mặt, biết lòng sao !?
Nghĩa là có thể quan sát được bề ngoài, chứ cái bề quan trọng của con người (hay của sự vật) thì khó mà thấu hiểu được. Do đó, không nên chỉ chú ý bề ngoài.
13." Hổ phụ sinh hổ tử" :
Cha hổ sinh con hổ. Ý nói: người con cũng có tài như người cha, gia đình giữ được truyền thống anh hùng. Như câu thành ngữ : “Cha nào con nấy”; “Trứng rồng lại nở ra rồng, Liu điu lại nở ra dòng liu điu”
Cùng ý nghĩa này, còn có thành ngữ :
+ Hổ phụ Lân nhi :cha hổ sinh ra con cũng là con lân, một loài vật xuất sắc. Truyện Nhị độ mai có câu : “Mới hay hổ phụ lân nhi. Khen cho tính trẻ cũng y tính già”
+ Hổ phụ bất sinh khuyển tử : Cha con hổ thì không sinh con là chó
14. "Long bàn, hổ cứ":
Cái thế đất ở những vùng hiểm yếu, hoặc có cơ thịnh vượng vì có những hình dánh như rồng phục, hổ ngồi. Thí dụ, thủ đô Thăng Long là nơi vương địa, được vua Lý Thái Tổ cho là có thế long bàn hổ cứ, nên mới dời đô ra đó.
15. "Long thành hổ bộ":
Dáng đi của những người có tài, đặc biệt là của các ông vua. Quan sát người có tướng làm vua, thấy họ đi như rồng, bước như hổ (nghĩa là có vẻ uy nghi, đường bệ )
16. "Mãnh hổ nan địch quần hồ":
Con hổ tuy mạnh, vẫn không địch nổi một bầy chồn cáo. Chồn cáo đông, cùng hùa vào thì cọp không chống đỡ nổi. Ý khuyến khích sự đoàn kết, và để phòng sự đơn độc lẻ loi.
17. "Miệng hùm gan sứa":
Cách nói bề ngoài thì hăng hái, hùng hổ, nhưng thực sự thì lại hèn nhát, sợ hãi. Người tinh ý có thể nhận ra sự tầm thường giả dối này.
18. "Nam thực như hổ, nữ thực như miêu":
Con trai ăn như hổ : ăn nhanh, ăn ngấu nghiến. Con gái ăn như mèo : ăn thong thả, nhỏ nhẹ.
19. "Vân tòng long, phong tòng hổ":
Mây theo rồng, gió theo hổ. Chỉ vào những cơ hội người anh hùng làm nên sự nghiệp. Gặp hội phong vân, là hàm ý này. Phong tòng hổ, cùng một ý như hổ sinh phong ( hùm mọc cách).
20. “Hổ xú hùng tâm tại”:
Tức con Hổ về già xấu xí nằm yên một chỗ nhưng hùng tâm của Hổ vẫn còn, chẳng một con vật nào dám qua mặt, không có một con vật nào sao chép được sự uy dũng đó. Đây là ý dân gian muốn ca ngợi những vị anh hùng tuy tuổi đã cao, nhưng khí phách hào khí vẫn không bị mất đi, vì thế chẳng một ai dám xem thường...
Hai mươi câu chuyện, thành ngữ trên thật là bài học đặc sắc quý giá đối với con người. Hiểu ký và áp dụng nó nhuần nhuyễn trong cuộc sống còn quý hơn nhiều khi cố săn lùng "cao hổ cốt"!.
Hổ (Panthera tigris) người Việt còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi, là động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), là một trong bốn loại "mèo lớn" thuộc chi Panthera. Hổ là một loại thú dữ ăn thịt sống.
Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Do vậy, Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm nhanh chóng nên Hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
Trong 12 con giáp của Thập nhị Địa Chi, Hổ ở thuộc chi Dần vị trí thứ 3, sau con Chuột (chi Tý) và Trâu (chi Sửu). Trong mỗi vòng 60 năm Hoa giáp con Hổ xuất hiện 5 lần, bao gồm các năm: Giáp Dần, Bính Dần, Canh Dần, Nhâm Dần, Mậu Dần. Năm 2010 là Canh Dần thuộc cung Cấn theo Bát quái là hành Thổ, là năm "Tứ thổ nẩy mầm phát sinh" và sẽ làm nền tảng cho những năm tiếp theo phát triển. Đồng thời bởi Thổ sinh Kim, sẽ giúp cho Kim vượng nên năm Canh Dần 2010 còn là năm cho nền Tài chính thịnh vượng.
Nhiều dân tộc trên thế giới rất coi trọng Hổ và có nhiều truyền thuyết, truyện kể, phong tục liên quan đến Hổ. Đặc biệt, đối với văn hóa Việt Nam, hổ là biểu tượng của sự hùng cường của sức mạnh vô song, đã đi vào tiềm thức của dân gian, trong thế giới tâm linh hình ảnh của Hổ khá đậm nét.
Khi nói về sự nghiệp, mưu chước, bàn về người anh hùng, nơi nguy hiểm,...người ta thường mượn hình tượng con Hổ. Sau đây là một số thành ngữ sưu tầm được:
1. "Hồ giả hổ uy" 狐假威虎
Câu này đã được Việt hoá khá phổ biến là "Cáo đội lốt hùm", “Cáo mượn oai hùm”.
Chuyện rằng: khi Tuyên Vương (楚宣王, 369 tCn-340 tCn) làm vua nước Sở (楚國, 1030 tCn – 223 tCn), Chiêu Hề Tuất chỉ là một kẻ bề tôi. Thế nhưng điều lạ là ai nghe thấy tên Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sợ. Vua lấy làm lạ, bèn hỏi quần thần thì có người dũng cảm thưa rằng: "Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được con cáo, cáo bảo: Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là Trời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú. Ngươi mà ăn thịt ta, là trái mệnh Trời, hại đến thân ngay lập tức… Không tin, để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà lại không sợ hãi tìm đường trốn cho mau không. Hổ cho là cáo nói thật, bèn theo cáo đi. Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả.Hổ vẫn không biết rằng bách thú sợ mình mà chạy, cứ tưởng là sợ cáo. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương Bắc sợ Hề Tuất nhưng kỳ thực là sợ vua cũng như bách thú sợ hổ vậy".
Từ sự tích trên, người đời sau đã rút ra thành ngữ "Hồ giả hổ uy" (con cáo giả cái oai con cọp) để nói về người dựa vào quyền thế địa vị của người khác mà lên mặt, hoặc bắt nạt người cô thế.
Trong tiếng Anh, câu thành ngữ có ý nghĩa tương đương là “an ass in a lion’s skin" (lừa đội lốt sư tử), có xuất xứ từ chuyện: Một con lừa thấy người thợ săn bỏ tấm da sư tử ra ngoài nắng để phơi khô, bèn chui vào và đi vào làng dọa mọi người. Cả người cả thú đều khiếp sợ bỏ chạy tán loạn, con lừa hứng chí quá liền kêu be be. Lúc bấy giờ mọi người nghe ra giọng của nó, biết không phải sư tử thật liền quay lại nện cho một trận. Một con cáo đến rỉ tai lừa: “Tao nhận ra mày nhờ tiếng của mày”. Thông qua câu chuyện, mọi người, đặc biệt là những người ở vị trí quan trọng cần rút ra bài học cảnh tỉnh, rằng ở đời không ít kẻ quỷ quyệt ở dưới đã lợi dụng cấp trên làm tấm bình phong để không ngừng củng cố uy danh uy lực. Thậm chí, có nơi có chỗ, họ tìm cách tiếp cận, chụp ảnh với các vị lãnh đạo, phóng to rồi từ đó đem khoe, dọa dẫm ở cơ sở, tạo uy thế và dư luận giả. Nhiều vụ án, bị can trưng ra những tâm shình chụp sinh nhật, cưới xin, gặp gỡ thân mật, ccá số điện thoại...của người có chức quyền để loè, để bôi lem cán bộ đôi khi cũng có tác dụng. Song đa phần lãnh đạo bị mất uy tín, đôi khi vướng cảnh “Hùm thiêng sa hố”. Khi đó mới rút ra bài học thì mọi sự đã trở nên quá muộn.
2. “Toạ sơn quan hổ đấu” 坐山观虎鬬
Chuyện là: khi thấy hai con hổ ăn thịt một con trâu một người muốn ra đâm hổ, chợt có đứa trẻ con bảo rằng: "Hãy hượm ông ạ. Hổ là giống tàn bạo, trâu bò là mồi ngon. Bây giờ hai con hổ đang cùng ăn một con trâu, thấy thịt trâu rất ngon, tất tranh nhau đánh nhau. Đánh nhau thì hổ nhỏ chết mà hổ lớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giờ hãy ra tay, thì có phải chỉ đâm một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế thì chẳng là công dùng ít mà lợi được nhiều ư?".Người đàn ông nọ cho lời nói là phải, làm theo y như thế. Quả nhiên bắt được hai con hổ.
Câu chuyện gợi người đời đưa ra phương cách "Tọa sơn quan hổ đấu", có nghĩa: ngồi trên núi nhìn hổ đánh nhau. Bởi chắc chắn là “Song hổ phân tranh, nhấtt hổ tử vong”, hai hổ phân tranh một hổ sẽ chết. Chuyện dạy con người biết thừa cơ hành động. Có sức nhưng phải có trí. Bên cạnh đó, câu chuyện còn gợi cho người đọc một suy nghĩ khác về sự đoàn kết: Chỉ vì miếng ăn, hai con hổ tranh nhau, đánh nhau, dẫn đến con chết, con tử thương, sức lực suy yếu, bấy giờ lại trở thành miếng mồi ngon cho kẻ khác. Đó là bài học cảnh tỉnh: Biết hy sinh chút quyền lợi nhỏ để bảo vệ lợi ích lâu dài, có ý nghĩa sống còn.
Câu này tương tự câu “Toạ hưởng kỳ thành” 坐享其成, là ngồi không mà hưởng sự thành công của người khác.
Ngày nay không thiếu lĩnh vực có thể áp dụng chiên sthuật này. Sắp tiên shành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XII, sẽ có nơi việc chuẩn bị nhân sự sẽ diễn ra y như câu chuyện này!
3. "Ban trư ngật hổ" 扮豬吃虎 :
Phương châm này có nghĩa là Giả làm con heo để ăn thịt con hổ. Nó ngược với kế Hư trương thanh thế 虛張聲勢 là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ.
Lão Tử (老子, tức Lý Nhĩ 李耳 thời nhà Chu 周, viết Ðạo Ðức Kinh 道德經, là tổ Ðạo giáo) nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu “đại trí nhược ngu”. Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ.Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét”
- Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
- Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
- Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
- Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ.
- Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe.
- Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế “Ban chư ngật hổ” vậy.
Một cách diễn đạt khác: Muốn bẫy được Hổ, người ta dùng Lợn làm mồi nhử Hổ đến, rồi cùng nhau đâm chết hổ. Ai cũng biết Hổ có sức mạnh khó đối phó. Dù có chiến thắng cũng phải trả một cái giá rất đắt. Vậy chỉ còn cách cho con Hổ kia ăn no. Dùng mối lợi để khuất phục con đối thủ, làm cho đối thủ mất cảnh giác. Người xưa dùng lợn để bẫy hổ, chính là để cho con Hổ từ một loài dã thú đói khát, sức mạnh khủng khiếp, sau khi ăn no mồi rồi sẽ nặng nề, sức mạnh dã thú vì thế mà giảm đi. Người thợ săn chỉ tốn 1 chút sức là đâm chết được con Hổ kia ngay.
Đời Tam Quốc (三國, 220-180), Tào Tháo (曹操; 155 – 220) tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào.
Trong Thương trường, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài dùng kế sách này đối với Việt Nam. Họ đầu tư rất lớn, đưa ra mối lợi rất lớn. Bên phía Việt Nam chỉ cần dùng đất đai - tài nguyên sẵn có - là đủ góp vốn trên danh nghĩa lên tới hơn 50%. Do tỷ lệ góp vốn lớn nên toàn quyền điều hành sẽ do người Việt chịu trách nhiệm. Tuy nhiên công ty những năm hoạt động liên tục bị lỗ, vì đủ thứ lý do. Đến một lúc nào đó, tình trạng lỗ không thể chấp nhận được, bên phía Việt Nam sẽ phải xin rút vốn. Từ đó công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Đối tác nước ngoài tha hồ lũng đoạn.
Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ kế sách này phải đi chung với với kế “Minh tri cố muội” 明知故昧, Biết rõ mà làm như không biết và phải có chuẩn bị lâu dài.
Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu.Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ.
5. “Điệu hổ ly sơn” 調虎離山
Kế lừa hổ lìa núi thuộc công chiến kế, là kế tìm cách đưa kẻ ác đi xa mình, để nó không thể quấy rầy mình được, hoặc để phục vụ mục đích riêng của mình.
Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.Kế “Điệu hổ ly sơn” có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
Cổ nhân từng nói: “cọp xuống đồng bằng bị chó khi”, “điệu hổ ly sơn” là kế xử lý đối phương bằng cách khiến đối phương ra khỏi khu vực quen thuộc. Khu vực quen thuộc không chỉ là cứ địa, địa điểm cư trú mà còn là lĩnh vực sở trường hay công cụ sở trường. Ra khỏi phạm vi sở trường, “cọp” trở nên thiếu tự tin. Điều này giống như một người cận thị nếu thiếu mắt kính sẽ rất bối rối.
Người lãnh đạo mới được bổ nhiệm, chưa đủ uy sẽ khó thuần phục được nhân viên cũ, nhất là trong trường hợp người cũ đã thạo việc, có sẵn uy tín với các nhân viên khác. “Ma cũ bắt nạt ma mới”, kể cả khi “ma mới” là sếp, là chuyện thường xảy ra. Với những môi trường làm việc càng tốt thì hình thức bắt nạt càng tinh vi, chẳng hạn: nhân viên không hỗ trợ tốt cho sếp, làm việc kém nhiệt tình hoặc lẳng lặng phớt lờ chỉ thị của cấp trên, hay thậm chí nói xấu sau lưng sếp... Thái độ chống đối của nhân viên không có nghĩa là ganh tỵ hoặc muốn “lật đổ” cấp trên mà là chưa thực sự nể phục cấp trên, vô tình làm giảm đi hiệu quả hợp tác làm việc giữa hai phía. Vấn đề đặt ra cho nhà quản lý là làm sao để “dụ” được cấp dưới?. Một vấn đề ít lãnh đạo nào muốn và dám nói ra là “Chú khoẻ anh mừng nhưng coi chừng ai cho chú khoẻ”.
Đối với một nhà quản lý, nếu khéo léo tạo ra tình huống đưa được nhân viên ra khỏi lĩnh vực của họ và thể hiện để cho họ nể phục thì sẽ “an toàn” hơn là thể hiện mình trên “đất” của họ. Ví dụ, một chuyên viên tuy giỏi về chuyên môn chưa chắc giỏi về các kỹ năng thu xếp công việc, xử lý tình huống bất ngờ… Do đó, nếu có một biến cố nào đột ngột xuất hiện trong công việc thì ứng xử linh hoạt của cấp trên sẽ đem lại bài học trực quan sinh động cho nhân viên. Ví dụ, một nhân viên giỏi nghiệp vụ nhưng gặp khó khăn trong cách thức soạn thảo các văn bản theo chuẩn chung thì bạn có thể tạo tình huống để nhân viên đảm nhiệm công việc này rồi ra tay hỗ trợ. Quan trọng nhất là tránh để nhân viên nghĩ rằng bạn đang làm khó cho họ mà dẫn đến phản cảm. Điều này khiến họ thán phục tài năng của sếp và từ đó họ dễ có khả năng suy luận rộng ra rằng: “Sếp mình rất giỏi và hoàn toàn xứng đáng làm quản lý của mình”. Một “chiêu” khác là dùng tình cảm để thu phục nhân tâm. Khi nhà quản lý quan tâm, hỏi han và nhất là chăm sóc tận tình nhân viên cấp dưới dù cùng bộ phận hoặc khác bộ phận đều dễ dàng khiến những người khác quý mến.
Một số phương pháp để “điệu hổ” là:
Tạo tình huống hư thực để làm đối phương rối trí, phán đoán sai và tự họ ra khỏi “lãnh địa” của họ.
Dùng mưu trí kích thích đối phương, để đối phương mất đi lý trí, hành động thiếu suy nghĩ chín chắn.
Tạo ra điều bất lợi cho đối phương khiến đối phương phải rời khỏi khu vực của mình.
Sau khi dùng “điệu hổ ly sơn”, lưu ý rằng không thể không làm tiếp kế “mãnh hổ nhập sơn” (cọp dữ vào núi), vì mục tiêu cao nhất của nghệ thuật quản trị vẫn là để nhân viên phát triển, sau khi khiến cho nhân viên nể phục mình. Kế này được cho rằng của Quỷ Cốc Tử, hàm ý tự mình tìm ra thế mạnh của mình để phát huy, còn trong quản trị nhân sự thì tạo điều kiện để nhân viên phát huy sở trường của mình mà làm việc tốt hơn. Nhưng khi cần thiết và thấy đủ điều kiện nên áp dụng chiêu “dẫn long nhập hải”, tức dẫn rồng về biển để tận dụng khả năng của họ, thu phục nhân tâm như sau “đấm” thì phải “xoa” vậy.
6. “Trục Hổ thôn Lang” 逐虎吞狼
Đây là chiêu lừa Hổ đi chỗ khác để giết chó sói. Chiêu này chống lại có hiệu quả chiêu “Cáo mượn oai Hùm”. Sói ở đây do nương tựa vào oai của con Hổ nên người ta không thể tiêu diệt được con Sói, bởi đơn giản muốn giết Sói phải tính đến việc giết con Hổ phía sau lưng nữa. Lừa Hổ đi chỗ khác, Sói sẽ không còn chỗ dựa, lúc đó giết Sói dễ như bỡn.
Chuyện xưa kể rằng: Ngũ Tử Tư 伍子胥 vốn là Đại Công thần của Ngô Vương Phù Sai (吳夫差; trị vì: 495-473 tCn). Nhờ có Ngũ Tử Tư cầm binh đánh trận, và quân Ngô đi tới đâu thế mạnh như chẻ tre chỗ đó. Ngô Vương Phù Sai nhờ đó mà xưng bá Trung Nguyên. Việt Câu Tiễn (越王句踐; trị vì 496 tCn - 465 tCn) biết ngày nào Ngũ Tử Tư còn bên cạnh Ngô Phù Sai là ngày đó Việt Quốc chưa thể báo thù. Câu Tiễn bèn đem Tây Thi (西施, 506 tCn-?) cống nạp cho Phù Sai, mục đích là nhờ Tây Thi dèm pha Phù Sai loại bỏ Ngũ Tử Tư. Kế sách này gọi là trong kế có kế - Kế trung chi Kế. Một mặt dùng Mỹ Nhân kế, mặt khác lại dùng Trục Hổ thôn Lang để loại bỏ Ngũ Tử Tư. Câu Tiễn từng bước khôi phục thế lực mà Phù Sai vẫn không hay, chỉ chú ý đánh lên phía bắc với tham vọng tranh ngôi bá chủ với nước Tấn. Ngũ Viên can gián quá thẳng khiến Phù Sai phật ý và giết hại ông. Trước khi chết, ông dặn lại: “Thế nào cũng phải trồng trên mộ ta một cây tử đề có thể làm quan tài. Hãy móc mắt ta treo trên cửa phía đông của nước Ngô để cho nó thấy giặc Việt vào tiêu diệt nước Ngô”. Ngũ Tử Tư bị loại bỏ, ngay lập tức Việt Câu Tiễn khởi binh công thành, kết quả Phù Sai bị giết chết. Trước khi chết, Phù Sai ân hận đã không nghe lời Ngũ Tử Tư.
7. Bất nhập hổ huyệt, nan đắc hổ tử :
Câu này đã được dịch ra tiếng Việt, cũng trở nên một thành ngữ trọn vẹn, “không vào hang hùm, sao bắt được cọp con ?” Có nghĩa là muốn hành động phải quả quyết, dũng cảm. Đặc biệt trong chiến thuật đánh địch, điều tra các vụ án lớn, người chỉ huy phải dũng cảm tung TS vào nội bộ địch để nắm tình hình từ đpó mới bắt, diệt được.
8. Dưỡng hổ đi họa:
Nuôi cọp trong nhà, đến khi cọp lớn cọp lại bị cọp ăn thịt. Ai hay nuôi cọp để sau hại mình là chỉ vào người không biết đề phòng bọn phản bội. Cùng ý với nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
9. Tiền môn cự hổ, hậu môn tiến lang :
Nếu thiếu hiểu biết, mất cảnh giác mà đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau thì không trừ được hại. Chống kẻ ác này, nhưng lại chìa tay với kẻ ác khác, không phải là cách ứng xử thông minh. Ngày xưa, đi cầu viện nước này để cự lại nước kia, kết quả là đuổi được kẻ mạnh này thì lại bị kẻ mạnh khác thống trị, là một đường lối ngoại viện sai lầm. Nhớ chuyện các bậc tiền bối từng có ý định dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp. Đường lối ấy bị lên án là : Đuổi hùm cửa trước, rước sói cửa sau.
10. "Họa hổ bất thành phản loại cẩu”
Khi vẽ hổ không thành con hổ, mà lại giống con chó tựa như đã làm việc hết sức mình nhưng không thành công. Thành ngữ thường chỉ lấy 4 chữ đầu: hoạ hổ bất thành. Người dùng câu này, hoặc không tự khiêm tốn khi được giao việc, e không cáng đáng nỗi, hoặc để khuyên răn người nên tự lượng sức mình.
“E khi hoạ hổ bất thành’
Khi không mình lại chôn mình vào hang !”
11. "Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt":
Đây là một trong hai câu thơ, nhắc nhở con người trong việc ứng xử. Nguyên văn :
“Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt
Tri nhân tri diện bất tri tâm”
Nghĩa là: Vẽ hổ, vẽ da, xương khó vẽ
Biết người, biết mặt, biết lòng sao !?
Nghĩa là có thể quan sát được bề ngoài, chứ cái bề quan trọng của con người (hay của sự vật) thì khó mà thấu hiểu được. Do đó, không nên chỉ chú ý bề ngoài.
13." Hổ phụ sinh hổ tử" :
Cha hổ sinh con hổ. Ý nói: người con cũng có tài như người cha, gia đình giữ được truyền thống anh hùng. Như câu thành ngữ : “Cha nào con nấy”; “Trứng rồng lại nở ra rồng, Liu điu lại nở ra dòng liu điu”
Cùng ý nghĩa này, còn có thành ngữ :
+ Hổ phụ Lân nhi :cha hổ sinh ra con cũng là con lân, một loài vật xuất sắc. Truyện Nhị độ mai có câu : “Mới hay hổ phụ lân nhi. Khen cho tính trẻ cũng y tính già”
+ Hổ phụ bất sinh khuyển tử : Cha con hổ thì không sinh con là chó
14. "Long bàn, hổ cứ":
Cái thế đất ở những vùng hiểm yếu, hoặc có cơ thịnh vượng vì có những hình dánh như rồng phục, hổ ngồi. Thí dụ, thủ đô Thăng Long là nơi vương địa, được vua Lý Thái Tổ cho là có thế long bàn hổ cứ, nên mới dời đô ra đó.
15. "Long thành hổ bộ":
Dáng đi của những người có tài, đặc biệt là của các ông vua. Quan sát người có tướng làm vua, thấy họ đi như rồng, bước như hổ (nghĩa là có vẻ uy nghi, đường bệ )
16. "Mãnh hổ nan địch quần hồ":
Con hổ tuy mạnh, vẫn không địch nổi một bầy chồn cáo. Chồn cáo đông, cùng hùa vào thì cọp không chống đỡ nổi. Ý khuyến khích sự đoàn kết, và để phòng sự đơn độc lẻ loi.
17. "Miệng hùm gan sứa":
Cách nói bề ngoài thì hăng hái, hùng hổ, nhưng thực sự thì lại hèn nhát, sợ hãi. Người tinh ý có thể nhận ra sự tầm thường giả dối này.
18. "Nam thực như hổ, nữ thực như miêu":
Con trai ăn như hổ : ăn nhanh, ăn ngấu nghiến. Con gái ăn như mèo : ăn thong thả, nhỏ nhẹ.
19. "Vân tòng long, phong tòng hổ":
Mây theo rồng, gió theo hổ. Chỉ vào những cơ hội người anh hùng làm nên sự nghiệp. Gặp hội phong vân, là hàm ý này. Phong tòng hổ, cùng một ý như hổ sinh phong ( hùm mọc cách).
20. “Hổ xú hùng tâm tại”:
Tức con Hổ về già xấu xí nằm yên một chỗ nhưng hùng tâm của Hổ vẫn còn, chẳng một con vật nào dám qua mặt, không có một con vật nào sao chép được sự uy dũng đó. Đây là ý dân gian muốn ca ngợi những vị anh hùng tuy tuổi đã cao, nhưng khí phách hào khí vẫn không bị mất đi, vì thế chẳng một ai dám xem thường...
Hai mươi câu chuyện, thành ngữ trên thật là bài học đặc sắc quý giá đối với con người. Hiểu ký và áp dụng nó nhuần nhuyễn trong cuộc sống còn quý hơn nhiều khi cố săn lùng "cao hổ cốt"!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân