Là vật nuôi vừa rất quen thuộc, gần gũi, vừa ngộ nghĩnh, độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, trâu được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.
1.Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy: ý nghĩ, suy tính của đối phương cũng giống mình.
2.Chết đuối vũng trâu đầm: Bị thất bại hoặc thiệt mạng trong hoàn cảnh quá bình thường, chẳng có gì là khó khăn, nguy hiểm.
3.Chín đụn mười trâu: Lắm thóc lúa, nhiều trâu bò (chỉ người giàu có ở nông thôn thời xưa).
4.Có ăn có chọi mới gọi là trâu: Người ta chỉ khẳng định mình khi giữ và thể hiện được bản chất, năng lực.
5. Con trâu là đầu cơ nghiệp: Con trâu là tài sản quan trọng của người nông dân, là công cụ cần thiết của nghề nông (khi chưa có phương tiện cơ giới).Cương ngựa, ách trâu: Bị thống trị, chèn ép, kìm giữ.
6.Dắt trâu chui qua ống: Làm một việc ngược đời, không thể thực hiện được.
7. Đàn đâu mà gảy tai trâu, đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi: Lời miệt thị của kẻ tự cao tự đại đối với người khác.
8. Đầu trâu mặt ngựa: Hạng người lưu manh, ngang ngược và hung hãn.
9. Đến đâu chết trâu đến đấy: Thô bạo, mạnh mẽ mà vụng về, tới đâu cũng va chạm, gây đổ vỡ, thiệt hại ở đấy.
10. Đi cày trâu húc, đi xúc phải cọc: Các tai nạn lao động sẽ xảy ra; Lý do chối việc của những người nông dân lười biếng.
11. Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu: Chó và trâu rất nhớ đường về.
12. Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc: Vai trò quan trọng của những đối tượng làm nên sự giàu có ở nông thôn thời xưa (trâu, thóc); Hoạt động thất bại vì thiếu những cơ sở, tiềm lực cần thiết.
13. Lấm như trâu đầm: Lấm bẩn quá mức, như con trâu vừa đầm mình dưới bùn lên.
14.Mua trâu bán chả: Buôn bán, làm ăn thiếu tính toán, thường bị thua lỗ, thất thiệt.
15.Mua trâu lựa nái, mua gái lựa dòng: Phải biết chọn lựa đối tượng thích hợp khi mua.
16.Trăm trâu cũng một công chăn: Khen người biết thu xếp công việc, mất ít công sức mà hiệu quả cao.
17.Trâu buộc ghét trâu ăn: Gièm pha, ganh ty, ghen ghét người có tài năng, thành tích hoặc hưởng quyền lợi, được ưu ái hơn mình.
18. Trâu cày ngựa cưỡi: Tả cảnh nhà phong lưu ở nông thôn thời xưa.
19. Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn bở béo: Người đến chậm thì mất phần, kẻ ngờ nghệch nhưng may mắn lại được hưởng nhiều.
20. Trâu ho bằng bò rống: Người khỏe làm việc bình thường cũng hơn người yếu làm cố sức.
21. Trâu khỏe chẳng lo cày trưa: khỏe mạnh, giàu năng lực thì dù làm trễ cũng xong việc; Biểu hiện của tính chủ quan, tự phụ, tự mãn.
22.Trâu lành không ai mặc cả trâu ngã lắm kẻ cầm dao: Giễu thói tham lam hoặc lợi dụng nhược điểm, sự suy yếu của người khác.
23. Trâu lấm vẩy càn: Kẻ có khuyết điểm, tội lỗi lại đổ vấy cho người khác.
1.Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy: ý nghĩ, suy tính của đối phương cũng giống mình.
2.Chết đuối vũng trâu đầm: Bị thất bại hoặc thiệt mạng trong hoàn cảnh quá bình thường, chẳng có gì là khó khăn, nguy hiểm.
3.Chín đụn mười trâu: Lắm thóc lúa, nhiều trâu bò (chỉ người giàu có ở nông thôn thời xưa).
4.Có ăn có chọi mới gọi là trâu: Người ta chỉ khẳng định mình khi giữ và thể hiện được bản chất, năng lực.
5. Con trâu là đầu cơ nghiệp: Con trâu là tài sản quan trọng của người nông dân, là công cụ cần thiết của nghề nông (khi chưa có phương tiện cơ giới).Cương ngựa, ách trâu: Bị thống trị, chèn ép, kìm giữ.
6.Dắt trâu chui qua ống: Làm một việc ngược đời, không thể thực hiện được.
7. Đàn đâu mà gảy tai trâu, đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi: Lời miệt thị của kẻ tự cao tự đại đối với người khác.
8. Đầu trâu mặt ngựa: Hạng người lưu manh, ngang ngược và hung hãn.
9. Đến đâu chết trâu đến đấy: Thô bạo, mạnh mẽ mà vụng về, tới đâu cũng va chạm, gây đổ vỡ, thiệt hại ở đấy.
10. Đi cày trâu húc, đi xúc phải cọc: Các tai nạn lao động sẽ xảy ra; Lý do chối việc của những người nông dân lười biếng.
11. Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu: Chó và trâu rất nhớ đường về.
12. Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc: Vai trò quan trọng của những đối tượng làm nên sự giàu có ở nông thôn thời xưa (trâu, thóc); Hoạt động thất bại vì thiếu những cơ sở, tiềm lực cần thiết.
13. Lấm như trâu đầm: Lấm bẩn quá mức, như con trâu vừa đầm mình dưới bùn lên.
14.Mua trâu bán chả: Buôn bán, làm ăn thiếu tính toán, thường bị thua lỗ, thất thiệt.
15.Mua trâu lựa nái, mua gái lựa dòng: Phải biết chọn lựa đối tượng thích hợp khi mua.
16.Trăm trâu cũng một công chăn: Khen người biết thu xếp công việc, mất ít công sức mà hiệu quả cao.
17.Trâu buộc ghét trâu ăn: Gièm pha, ganh ty, ghen ghét người có tài năng, thành tích hoặc hưởng quyền lợi, được ưu ái hơn mình.
18. Trâu cày ngựa cưỡi: Tả cảnh nhà phong lưu ở nông thôn thời xưa.
19. Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn bở béo: Người đến chậm thì mất phần, kẻ ngờ nghệch nhưng may mắn lại được hưởng nhiều.
20. Trâu ho bằng bò rống: Người khỏe làm việc bình thường cũng hơn người yếu làm cố sức.
21. Trâu khỏe chẳng lo cày trưa: khỏe mạnh, giàu năng lực thì dù làm trễ cũng xong việc; Biểu hiện của tính chủ quan, tự phụ, tự mãn.
22.Trâu lành không ai mặc cả trâu ngã lắm kẻ cầm dao: Giễu thói tham lam hoặc lợi dụng nhược điểm, sự suy yếu của người khác.
23. Trâu lấm vẩy càn: Kẻ có khuyết điểm, tội lỗi lại đổ vấy cho người khác.
(Trích Tạp chí Con số và Sự kiện; Số 1/2009; Tr.38)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân