Những năm trước đây, nói hay viết về nhiệm vụ, tổ chức của Công an hay Quân đội thường phải kiêng dè đủ thứ bởi đó là một lĩnh vực bí mật. Nhưng trong thời đại mở cửa, bùng nổ thông tin thì nhiều vấn đề đã được công khai hóa và xuất hiện đầy rẫy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự kiêng khem hay công khai thái quá nhiều lúc cũng chẳng hay. Sắp đến ngày 19.8- ngày truyền thống của lực lượng CAND.
1. Khái luận về Công an: 1
2. Công an Nhân dân Việt Nam.. 1
2.1. Lược sử: 1
2.2. Tổ chức. 2
2.3. Cấp bậc của CAND.. 3
2.4. Chính sách khác đối với CAND: 4
3. Bộ công an Việt Nam: 4
3.1. Lược sử: 4
3.3. Tên gọi Bộ Công an qua các thời kỳ. 5
3.4. Bộ trưởng Bộ Công an qua các thời kỳ. 6
3.5. Các thứ trưởng đương nhiệm.. 6
3.6. Tổ chức. 6
Tổ chức cấp tỉnh, thành. 11
4. Cơ quan điều tra. 11
4.1. Cơ quan Cảnh sát điều tra. 12
4.2. Cơ quan An ninh điều tra. 12
5. Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh. 13
6. Trại giam thuộc Bộ Công An. 13
2. Công an Nhân dân Việt Nam.. 1
2.1. Lược sử: 1
2.2. Tổ chức. 2
2.3. Cấp bậc của CAND.. 3
2.4. Chính sách khác đối với CAND: 4
3. Bộ công an Việt Nam: 4
3.1. Lược sử: 4
3.3. Tên gọi Bộ Công an qua các thời kỳ. 5
3.4. Bộ trưởng Bộ Công an qua các thời kỳ. 6
3.5. Các thứ trưởng đương nhiệm.. 6
3.6. Tổ chức. 6
Tổ chức cấp tỉnh, thành. 11
4. Cơ quan điều tra. 11
4.1. Cơ quan Cảnh sát điều tra. 12
4.2. Cơ quan An ninh điều tra. 12
5. Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh. 13
6. Trại giam thuộc Bộ Công An. 13
1. Khái luận về Công an:
Từ "công an" là một từ gốc Hán (公安) và được sử dụng tại các quốc gia Trung Quốc (公安 - Gong1 an1), Việt Nam (公安 - công an), Nhật Bản (公安 -こうあん) và Hàn Quốc (公安-공안). Nghĩa của nó được hình thành bởi hai chữ Hán 公 "Công" nghĩa là "công cộng", “của chung”, “dùng chung” và 安 "an" nghĩa là “bình yên”, “trị an”, "trật tự", "hoà bình". "Công an", theo đó, có nghĩa là "lực lượng gìn giữ trật tự công cộng".
Hiện tại, tên chính thức của Công an Việt Nam là Công an Nhân dân, tổ chức theo hình thức bán quân sự, là lực lượng gìn giữ trật tự công cộng và thi hành pháp luật và cơ cấu thành một bộ trong Chính phủ Việt Nam, do một bộ trưởng đứng đầu.
Nguồn gốc của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức.
Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19 tháng 8 năm 1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia tự vệ cuộc (ở Nam Bộ). Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng có tên gọi thống nhất là Việt Nam Công an vụ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đứng đầu lực lượng này là một Giám đốc, mà người đầu tiên là Lê Giản.
Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sát nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội.
Trong lực lượng Công an Nhân dân chia thành hai lực lượng riêng biệt:
An ninh nhân dân có nhiệm vụ:
Phòng ngừa, phát hiện, làm thất bại các âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Hoạt động tình báo.
Hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng, an ninh thông tin; tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia.
Thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên các lĩnh vực, tại các địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ:
Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cấp bậc của cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam phân thành 5 cấp: cấp tướng (4 bậc); cấp tá (4 bậc); cấp úy (4 bậc); cấp hạ sĩ quan (3 bậc); và cấp chiến sĩ (2 bậc); với danh xưng tương tự hệ thống cấp bậc của quân đội.
Ngoài ra còn được phân loại thành Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là Hạ sĩ và cao nhất là Thượng tá.
Theo Nghị định 42/2007/NĐ-CP, hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản trong lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Công an nhân dân, cụ thể như sau:
Tiểu đội trưởng: Thiếu uý, Trung úy, Thượng úy;
Trung đội trưởng: Trung úy, Thượng úy, Đại úy;
Đại đội trưởng: Thượng úy, Đại úy, Thiếu tá;
Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường, thị trấn, Đội trưởng: Thiếu tá, Trung tá;
đ) Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng: Trung tá, Thượng tá;
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng, Vụ trưởng: Thượng tá, Đại tá;
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Giám Đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Thành Phố Hồ Chí Minh: Đại tá, Thiếu tướng
Tổng cục trưởng: Thiếu tướng, Trung tướng;
Thứ Trưởng: Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng
k) Bộ trưởng: Thượng tướng, Đại tướng.
Bộ trưởng Bộ Công an đương nhiệm là Đại tướng An ninh Nhân dân Lê Hồng Anh.
Ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng.
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân ở cấp úy là 50 đối với cả nam và nữ; Thiếu tá, Trung tá là 55 đối với nam, 53 đối với nữ; Thượng tá nam 58, nữ 55; Đại tá, cấp Tướng nam 60, nữ 55.
Sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài tuổi phục vụ phải đủ các điều kiện như đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu; sĩ quan Công an nhân dân có phẩm chất tốt, sức khoẻ tốt, tự nguyện và có một trong hai điều kiện: cán bộ nghiên cứu khoa học trong Công an nhân dân có học hàm, học vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ; danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.
Cán bộ trong Công an nhân dân đang tham gia vào chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước; chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công tác của Công an nhân dân cũng có thể được kéo dài tuổi phục vụ. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ngay từ tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an đã được thành lập chưa có tên gọi chung: ở Bắc Bộ có tên là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ là Sở trinh sát và ở Nam Bộ là Quốc gia tự vệ cục. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được coi là ngày thành lập Công an Việt Nam.
Theo Sắc lệnh số 23/SL ngày 21 tháng 2 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ quan này được hợp nhất dưới tên gọi Việt Nam Công an vụ, đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Tổ chức Việt Nam Công an vụ có 3 cấp:
Cấp trung ương gọi là Nha Công an Trung ương
Cấp kỳ có tên gọi là Sở Công an kỳ
Cấp tỉnh có tên gọi là Ty Công an tỉnh, thành phố
Giám đốc đầu tiên của Việt Nam Công an vụ là Nguyễn Dương (từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 7 tháng 6 năm 1946). Sau đó Phó Giám đốc Việt Nam Công an vụ Lê Giản lên thay. Tên gọi cấp Sở Công an kỳ và Việt Nam Công an vụ sau một thời gian thì bỏ.
Trong kháng chiến chống Pháp, Nha Công an Trung ương đóng tại thung lũng Lũng Cò, thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có các cơ quan trực thuộc như Ty tình báo, Ty trật tự tư pháp, Ty chính trị.
Giám đốc Nha Công an đầu tiên là Lê Giản. Đến tháng 8 năm 1952, Trần Quốc Hoàn thay Lê Giản làm Giám đốc Nha Công an.
Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 6 đã ra Nghị quyết về mô hình tổ chức mới của ngành Công an. Theo mô hình này lực lượng chấp pháp, tiền thân của lực lượng An ninh điều tra (ANĐT) ngày nay, được tổ chức thành một bộ phận riêng thuộc Ty Bảo vệ chính trị của Nha Công an Trung ương. Ở Công an liên khu thành lập các Ban Chấp pháp thuộc Phòng Bảo vệ chính trị.
Đây chính là tổ chức điều tra chuyên trách án xâm phạm an ninh quốc gia đầu tiên được thành lập trong lực lượng CAND. Vì vậy, ngày 31/12 được lấy là ngày thành lập lực lượng ANĐT. Từ năm 1981, Cục Chấp pháp được tách ra thành hai đơn vị: Cục An ninh điều tra thuộc Tổng cục An ninh và Cục Cảnh sát điều tra thuộc Tổng cục Cảnh sát.
Ngày 16 tháng 2 năm 1953, Nha Công an được nâng cấp thành Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ, do một thứ trưởng phụ trách. Thứ trưởng Thứ bộ Công an là Trần Quốc Hoàn.
Chỉ 6 tháng sau, Thứ bộ Công an trở thành một bộ riêng biệt.
Ngày 28 tháng 7 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 982/TTg thành lập Cục Cảnh sát nhân dân (nay là Tổng cục) để thống nhất việc xây dựng, quản lý, huấn luyện, giáo dục các loại cảnh sát nhân dân trong toàn quốc. Cảnh sát nhân dân lúc đó gồm có cảnh sát hành chính (hộ tịch, giao thông, cứu hỏa), cảnh sát kinh tế, cảnh sát vũ trang, nay phát triển thành cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (hộ khẩu, giao thông, cứu hỏa, phản ứng nhanh, trật tự), cảnh sát điều tra (điều tra tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế - chức vụ, về ma túy, chống tham nhũng), cảnh sát vũ trang (cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, đặc nhiệm).
Cuối năm 1962, lễ phong quân hàm đầu tiên trong lực lượng CSND được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, với hơn 200 người được phong trong lần đầu tiên này.
1953-1975: Bộ Công an
Năm 1959, các lực lượng biên phòng đổi thành lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (đến cuối năm 1979 đổi tên là Bộ đội Biên phòng chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng).
Ngày 8 tháng 7 năm 1975, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa X đã ra Quyết định số 160/QH – HC hợp nhất Bộ Công an và một phần Bộ Nội vụ thành một bộ mới lấy tên là Bộ Nội vụ.
1975-1998: Bộ Nội vụ
Năm 1988, Bộ đội Biên phòng lại chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ cho đến cuối năm 1995 thì lại chuyển về Bộ Quốc phòng.
Từ năm 1998 đến nay: Bộ Công an
Năm 2002, một Bộ Nội vụ mới được thành lập trên cơ sở đổi tên từ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ và tồn tại song song với Bộ Công an.
Trần Quốc Hoàn (1953-1981)
Phạm Hùng (1981-1987)
Mai Chí Thọ (1987-1991), Đại tướng
Bùi Thiện Ngộ (1991-1996), Thượng tướng
Lê Minh Hương (1996-2002), Thượng tướng
Lê Hồng Anh (2002- ), Đại tướng
Tất cả các Bộ trưởng Bộ Công an đều là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia. Hai vị Bộ trưởng đầu tiên không mang cấp hàm sĩ quan.
Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng thường trực
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng
Thượng tướng Lê Thế Tiệm
Trung tướng Đặng Văn Hiếu
Trung tướng Trần Đại Quang
Các thứ trưởng đều là Ủy viên Trung ương Đảng
Bộ Công an gồm 6 Tổng cục và các Cục, Vụ trực thuộc Bộ. Riêng Tổng cục II và Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26) thuộc ngạch Cảnh sát, còn các Tổng cục khác, các Cục, Vụ khác trực thuộc Bộ thuộc ngạch An ninh.
Riêng lực lượng Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Trước đây gọi là Tổng cục Phản gián.
Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Dũng
Các Phó Tổng cục trưởng:
Trung tướng Vũ Hải Triều
Trung tướng Hoàng Đức Chính
Thiếu tướng Hoàng Kông Tư (Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Bộ Công an).
Thiếu tướng Tô Lâm
Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm
Thiếu tướng - PGS - TS Bùi Quang Bạ
Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân: 12 tháng 7 năm 1946 (ngày khám phá vụ án phố Ôn Như Hầu, Hà Nội)
Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A18). Ngày truyền thống: 13 tháng 5, 1953.
Cục Tham mưu an ninh
Cục Chính trị an ninh
Cục Bảo vệ an ninh nội bộ và Văn hóa tư tưởng (A25).
Cục Bảo vệ chính trị I
Cục Bảo vệ chính trị III
Cục Bảo vệ chính trị IV(A38)
Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (A17), ngày truyền thống: 13 tháng 5, 1953
Cục Trinh sát Ngoại tuyến (A21).
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (A22).
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II .
Cục An ninh xã hội
Cục An ninh Tây Bắc
Cục An ninh Tây Nguyên (A43). Thành lập ngày 19 tháng 7, 2004 .
Cục An ninh Tây Nam Bộ
Cục Hồ sơ nghiệp vụ an ninh (A27). Thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1957.
Cục Đấu tranh chống gián điệp các nước ASEAN và các nước châu Á khác.
Tổng cục trưởng: Trung tướng Phạm Quý Ngọ
Các Phó Tổng cục trưởng:
Thiếu tướng Cao Minh Nhạn: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.(Phụ trách thường trực phía nam)
Thiếu tướng Lâm Minh Chiến: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Thiếu tướng Vũ Hùng Vương: trước giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C17).
Thiếu tướng Nguyễn Văn Vượng: trước giữ chức Cục Cảnh sát Bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp (C22)
Thiếu tướng Tô Thường: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Hà Tây.
Thiếu tướng Triệu Văn Đạt: trước giữ chức Cục trưởng Cục Cục CSĐT tội phạm về TTXH, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ.Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra.
Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát: 20 tháng 7 năm 1962 (Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh về lực lượng CSND)
Cục Tham mưu(C11) Cảnh sát. Ngày truyền thống tham mưu CAND: 18/4/1946 .
Văn phòng(C12) Thường trực phòng, chống ma túy. Thành lập năm 1998
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội(C13) .
Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội (C14).
Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Quản lí Kinh tế và Chức vụ (C15) [7][8].
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C16).
Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (C17) .
Viện Khoa học Hình sự (C21) . Viện trưởng: Thiếu tướng,PGS.TS Ngô Tiến Quý . Ngày truyền thống: 23/8/1957.
Cục Cảnh sát Bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp (C22). Đơn vị cấp cục đầu tiên của Tổng cục Cảnh sát được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (tháng 4/2008) .
Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy(C23).
Cục Cảnh sát giao thông đường thủy(C25).
Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt(C26).
Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát(C27). Thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1957 .
Cục Chính trị(C28) Cảnh sát. Ngày truyền thống: 20/12/1985 .
Cục Hậu cần(C29).
Trường Huấn luyện Chó nghiệp vụ(cảnh khuyển) (C32)
Cục Cảnh sát môi trường (C36). Thành lập theo Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA (X13) của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 29 tháng 10 năm 2006. Lễ ra mắt: 6 tháng 3, 2007.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C37). Thành lập theo Quyết định ngày 13/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an .
Tổng cục trưởng: Trung tướng Lê Quý Vương
Các Phó Tổng cục trưởng:
Thiếu tướng Nguyễn Trung Thành kiêm Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân. (Nghỉ hưu từ tháng 5-2009).
Thiếu tướng Đinh Hữu Phượng nguyên Chánh văn phòng Tổng cục III.
Thiếu tướng Nguyễn Minh Dũng nguyên Giám đốc Công an Tỉnh Tây Ninh.Phụ trách thường trực phía nam
Thiếu tướng Lê Ngọc Nam, nguyên Giám đốc Công an TP Đà Nẵng.
Thiếu tướng Châu Văn Mẫn, Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Các cơ quan trong Tổng cục.
Văn phòng Tổng cục (X12)thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1981.
Vụ Tổ chức cán bộ (X13).
Vụ đào tạo (X14).
Cục Bảo vệ Chính trị nội bộ (X31)
Cục Công tác chính trị (X15)
Trong Cục X15 có nhiều phòng, đặc biệt có phòng 8 là Truyền hình CAND với nhiều chương trình nổi tiếng như Vì An ninh Tổ quốc, An ninh với cuộc sống, Văn hóa Thể thao CAND, Hồ sơ vụ án, Bản tin 113.
Tạp chí Công an nhân dân, Cơ quan lý luận, chính trị và nghiệp vụ của Bộ Công An. Các ấn phẩm của tạp chí xuất bản từ những năm 1960 cho tới nay. Năm 2009, tạp chí đã có 45 năm Ngày truyền thống. Tổng Biên Tập: Đại tá, PGS TS Trần Minh Thư thay Thiếu tướng, GS.TS: Nguyễn Phùng Hồng từ năm 2009.
Nhà xuất bản CAND (X19) Giám đốc: Đại tá Lê Văn Đệ (đã chuyển làm Chánh văn phòng Tổng cục III). Giám đốc hiện nay là: Đại tá, Thạc sĩ Đỗ Tá Hảo (nguyên GĐ Công an tỉnh Bắc Ninh).
Báo CAND (X21) Tổng biên tập: Thiếu tướng Hữu Ước
Tổng cục trưởng: Trung tướng Lê Quốc Sự
Các Phó tổng cục trưởng:
Thiếu tướng Ksor Nham
Thiếu tướng Lê Văn Minh
Đại tá Phạm Quang Cử (nguyên Giám đốc Bệnh viện 19-8)
Văn phòng Tổng cục
Cục Kế hoạch và đầu tư
Cục Quản lý xây dựng cơ bản và doanh trại
Cục Quản lý trang thiết bị kỹ thuật và trang cấp
Bệnh viện 19-8
Bệnh viện 30-4
Bệnh viện Y học cổ truyền
Tổng cục trưởng: Trung tướng Bùi Văn Nam
Tách khỏi Tổng cục An ninh năm 1989
Chức năng, nhiệm vụ chính:
Giúp đảng ủy Công an Trung ương và Lãnh đạo Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường
Tổ chức triển khai, quản lý và khai thác một số hệ thống kỹ thuật đồng bộ
Tổ chức nghiên cứu, chế tạo và sản xuất một số vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, các công cụ hỗ trợ chuyên dụng và lưỡng dụng
Cục Cơ yếu
Viện Kỹ thuật hóa - sinh và tài liệu nghiệp vụ
Viện Kỹ thuật điện tử và cơ khí nghiệp vụ
Văn phòng Bộ Công an (V11) Chánh văn phòng: Thiếu tướng Vũ Thanh Hoa
Vụ Hợp tác quốc tế (V12) Vụ trưởng: Thiếu tướng Trần Gia Cường
Bộ tư lệnh Cảnh vệ (V15) Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Xuân Sinh
Vụ Pháp chế (V19) Vụ trưởng: Đại tá Nguyễn Ngọc Anh
Vụ Tài chính (V22) Vụ trưởng: Thiếu tướng Bùi Xuân Sơn
Thanh tra Bộ Công an (V24) Chánh thanh tra: Thiếu tướng Nguyến Thế Báu
Viện Chiến lược và Khoa học Công an (V21) Viện trưởng: Thiếu tướng Trương Như Vương
Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26) Cục trưởng: Trung tướng Phạm Đức Chấn
Học viện Cảnh sát nhân dân. Giám đốc kiêm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND: Thiếu tướng Nguyễn Trung Thành. Theo Quyết định số 1116/BCA (X13) ngày 05/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tá GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, nguyên Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân giữ chức Giám đốc Học viện. Các Phó Giám đốc: - Thiếu tướng PGS.TS Trần Nam Trường; Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Văn Cảnh; Đại tá PGS.TS Nguyễn Huy Thuật. Đại tá TS Nguyễn Đức Bình. Ngày thành lập 15/05/1968 . Tên gọi ban đầu: trường Cảnh sát nhân dân, rồi Đại học Cảnh sát nhân dân, và hiện nay là Học viện Cảnh sát nhân dân. Địa chỉ: Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. .
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày thành lập 28-07-2003 do nâng cấp Phân hiệu Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh .
Học viện An ninh Nhân dân (trước đây gọi là Trường Sĩ quan An ninh hoặc trường C500, rồi Trường Đại học An ninh Nhân dân), đóng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giám đốc: Trung tướng, giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng (về hưu theo quyết định ký 21-8-2007)
Trường Đại học An ninh nhân dân. Ngày thành lập 30-07-2003 do nâng cấp Phân hiệu Học viện An ninh nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh .
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Hiệu trưởng Đại tá Đỗ Ngọc Cẩn
Các Trường Trung cấp CAND
4. Cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra gồm một tập hợp các cục có chức năng điều tra tội phạm, được tổ chức và hoạt động theo Bộ luật Tố tụng Hình sự và Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan cảnh sát điều tra có 3 cấp: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát Điều tra công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh (gọi tắt là cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện).
Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp Bộ gồm: Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Xã hội; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Quản lý kinh tế và chức vụ; Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Tham nhũng
Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp bộ do một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân (Tổng cục II) làm Thủ trưởng; Các Cục trưởng, Cục Phó các cục thành viên làm Phó Thủ trưởng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Một Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thường là Phó Giám đốc chỉ huy Cảnh sát) được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh, thành phố); các trưởng, phó phòng còn lại được gọi là các Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và bộ máy giúp việc Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Trưởng Công an quận, huyện kiêm nhiệm chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện. Một Phó trưởng Công an quận, huyện được phân công giữ chức vụ Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận, huyện. Ngày trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp quận, huyện không có con dấu riêng. Tuy nhiên, gần đây, Cơ quan này đã có con dấu riêng.
Cơ quan An ninh Điều tra có 2 cấp: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an và Cơ quan An ninh Điều tra Công an Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cơ quan An ninh Điều tra cấp bộ gồm có: cục An ninh Điều Tra và bộ máy giúp việc. Một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân (Tổng cục I) được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng.
Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh là cấp phòng với chữ "P" (ví dụ PA 24) gồm có các đội điều tra, đội nghiệp vụ (các đội này tương ứng các phòng nghiệp vụ và nhận án từ các phòng tương ứng đưa xuống) và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra. Ngày nay các đội này phối hợp ngay với các phòng nghiệp vụ trong quá trình phá án và đứng ra lập biên bản bắt khám xét. Cấp huyện không có Cơ quan An ninh điều tra. Một Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thường là Phó Giám đốc chỉ huy An ninh) được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định cho thành lập thí điểm Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Công an . Ngoài nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, Sở còn thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn trong đám cháy và trong một số trường hợp khác như sập nhà, nhảy lầu, ngã xuống giếng... Thiếu tướng Trần Triều Dương trở thành Giám đốc đầu tiên của đơn vị này.
Ở Việt Nam, theo các nguồn tin công khai, có khoảng 40 trại giam đang tồn tại, do Cục V 26 Bộ Công an quản lý. Có khoảng 40.000 đến 60.000 tù nhân. Với dân số vào khoảng 80 triệu thì tỉ lệ tù nhân của Việt Nam là khoảng 75 tù nhân trên 100.000 dân. Không tính số lượng người bị cưỡng chế đưa vào trong các trại học tập cải tạo và trại phục hồi nhân phẩm....
Theo Bộ Công an tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam được tổ chức trong 2 ngày 4 và 5 tháng 5 năm 2009 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, "trong 10 năm qua, tổng số người bị tạm giam là hàng triệu lượt người" .
Cũng theo báo cáo Bộ Công an, "Trong 10 năm đã có 71.066 phạm nhân được tha hết án, hơn 50.000 phạm nhân được giảm án, hơn 15.000 phạm nhân được tha tù trước thời hạn, gần 20.000 phạm nhân thi hành án ở các trại tạm giam được đặc xá theo quyết định của Chủ tịch nước."
Chúc ông khỏe mạnh, sống vui khỏe. Con xin phép được tham khảo tài liệu để làm bài dự thi.
Trả lờiXóa