1. Đặc điểm chung của dấu vết sinh vật là: 1
2. Dấu vết máu trong Truy nguyên hình sự: 1
3. Khái quát về AND: 2
4. Giám định gen. 3
5. Khi Giám định Gen cho các kết quả trái ngược: 4
2. Dấu vết máu trong Truy nguyên hình sự: 1
3. Khái quát về AND: 2
4. Giám định gen. 3
5. Khi Giám định Gen cho các kết quả trái ngược: 4
1. Đặc điểm chung của dấu vết sinh vật :
Nhanh chóng bị phân huỷ, mất mát và biến đổi vì các yếu tố của môi trường, con người; Thường tồn tại dưới dạng vi vết và dễ hoà lẫn vào môi trường. Do đó việc tìm dấu vết phải được tiến hành kịp thời, thận trọng, tỉ mỉ với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật cần thiết (Đèn pin, Đèn cực tím).
Nhanh chóng bị phân huỷ, mất mát và biến đổi vì các yếu tố của môi trường, con người; Thường tồn tại dưới dạng vi vết và dễ hoà lẫn vào môi trường. Do đó việc tìm dấu vết phải được tiến hành kịp thời, thận trọng, tỉ mỉ với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật cần thiết (Đèn pin, Đèn cực tím).
Việc thu giữ bảo quản thực hiện theo 5 nguyên tắc :
- Kịp thời, đầy đủ;
- Để khô tự nhiên;
-Đóng gói riêng rẽ;
-Bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 0-40 C;
-Gửi GĐ ngay.
Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ nói đến DVSV có nguồn gốc từ con người như DV máu, chất bài tiết, lông, tóc, thịt, da, cơ, xương. Trong thành phần cấu tạo nên các dịch thể và tổ chức trên, ngoài tế bào còn có điểm chung là nhóm máu và AND.
2. Dấu vết máu trong Truy nguyên hình sự:
Động vật khác thực vật ở điểm là trong cơ thể có một loại dịch thể đặc biệt là máu. Máu là một loại mô liên kết ở dạng dịch thể lưu thông khắp cơ thể, chỉ chảy ra ngoài cơ thể khi có tác động của ngoại lực làm tổn thương mất sự liên tục của da, phần mềm, mạch máu, trừ một số trường hợp sinh lý và bệnh lý.
2. Dấu vết máu trong Truy nguyên hình sự:
Động vật khác thực vật ở điểm là trong cơ thể có một loại dịch thể đặc biệt là máu. Máu là một loại mô liên kết ở dạng dịch thể lưu thông khắp cơ thể, chỉ chảy ra ngoài cơ thể khi có tác động của ngoại lực làm tổn thương mất sự liên tục của da, phần mềm, mạch máu, trừ một số trường hợp sinh lý và bệnh lý.
Thế giới bắt đầu nghiên cứu để phân biệt máu người, máu động vật từ năm 1901.Tiếp theo là phân biệt máu thành ra các nhóm A, B, O, AB (Lanxténơ). 1953 James D.Watson và Franeis Crick phát hiện ra chuỗi xoắn kép và 1985 Kary Mulis phát minh ra phản ứng nhân ADN (có tài liệu viết là DNA) đặc hiệu (PCR). Những phát minh này được ứng dụng vào mọi lĩnh vực, trong đó có KTHS.
Mỗi người mang một nhóm máu (ở Việt Nam tỉ lệ người mang nhóm máu AB, A, B, O là 4,2; 19,8; 28,6 và 43,7%) và có đặc điểm cấu ADN riêng. Trường hợp người có 2 nhóm máu rất hiếm. Đến nay mới thấy nói đến trong cuốn Những điều kỳ lạ trên thế giới do NXBPN ấn hành 2005 nói đến một người ở Thượng Hải trong có thể có 63 % mấu nhóm O còn 37 % máu nhóm B.
Việc xác định dấu vết máu thu ở HT là máu người hay máu động vật, nếu là máu người thì thuộc nhóm máu nào là truy nguyên nhóm, có tác dụng định hướng cho công tác điều tra và nhiều khi là truy nguyên cá biệt, có tác dụng loại trừ trường hợp DV máu thu ở hiện trường không đồng nhất về nhóm máu với mẫu so sánh.
DVHS là máu người có giá trị trực tiếp truy nguyên con người khi thực hiện truy nguyên trên cơ sở sử dụng kĩ thuật gen.
3. Khái quát về AND:
Một cách đơn giản DNA có thể được hiểu là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật; Mỗi phân tử ADN bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là junk ADN;
Cấu trúc phân tử ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá học. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử ADN tách rời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya; ADN thường gặp có cấu trúc 2 mạch bổ sung, xoắn phải (theo mô hình của J.Oat xơn và F Crick), 2 mạch ngược chiều nhau. Về mặt hoá học, các ADN được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide,viết tắt là Nu, từ các nguyên tố C, H, O, N, P. Do các Nu chi khác nhau ở base (1Nu = 1 Desoxyribose + 1 phosphate + 1 base), nên tên gọi của Nu cũng là tên của base mà nó mang. Chỉ có 4 loại gạch cơ bản là A, T, X, và G. Mỗi base trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trên chuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinh vật. VD theo quy luật, một "A" ở chuỗi của phân tử ADN sợi kép sẽ chỉ liên kết đúng với một "T" ở chuỗi kia.(Nguyên tắc bổ sung). Liên kết giữa các Nu trên 1 mạch là liên kết photphodieste; giữa các Nu trên 2 mạch với nhau là liên kết Hidro;
Trật tự các base dọc theo chiều dài của chuỗi ADN gọi là trình tự, trình tự này rất quan trọng vì nó chính là mật mã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại base chỉ có khả năng kết hợp với 1 loại base trên sợi kia, cho nên chỉ cần trình tự base của 1 chuỗi là đã đại diện cho cả phân tử ADN.
Khi ADN tự nhân đôi, 2 chuỗi của ADN mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số protein chuyên trách. Mỗi chuỗi ADN sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phù hợp bằng cách mỗi base trên chuỗi gốc sẽ chọn loại base tương ứng (đang nằm tự do trong môi trường xung quanh) theo quy luật như trên. Do đó, sau khi nhân đôi, 2 phân tử ADN mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhau nếu như không có đột biến xảy ra.
Việc xác định dấu vết máu thu ở HT là máu người hay máu động vật, nếu là máu người thì thuộc nhóm máu nào là truy nguyên nhóm, có tác dụng định hướng cho công tác điều tra và nhiều khi là truy nguyên cá biệt, có tác dụng loại trừ trường hợp DV máu thu ở hiện trường không đồng nhất về nhóm máu với mẫu so sánh.
DVHS là máu người có giá trị trực tiếp truy nguyên con người khi thực hiện truy nguyên trên cơ sở sử dụng kĩ thuật gen.
3. Khái quát về AND:
Một cách đơn giản DNA có thể được hiểu là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật; Mỗi phân tử ADN bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là junk ADN;
Cấu trúc phân tử ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá học. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử ADN tách rời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya; ADN thường gặp có cấu trúc 2 mạch bổ sung, xoắn phải (theo mô hình của J.Oat xơn và F Crick), 2 mạch ngược chiều nhau. Về mặt hoá học, các ADN được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide,viết tắt là Nu, từ các nguyên tố C, H, O, N, P. Do các Nu chi khác nhau ở base (1Nu = 1 Desoxyribose + 1 phosphate + 1 base), nên tên gọi của Nu cũng là tên của base mà nó mang. Chỉ có 4 loại gạch cơ bản là A, T, X, và G. Mỗi base trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trên chuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinh vật. VD theo quy luật, một "A" ở chuỗi của phân tử ADN sợi kép sẽ chỉ liên kết đúng với một "T" ở chuỗi kia.(Nguyên tắc bổ sung). Liên kết giữa các Nu trên 1 mạch là liên kết photphodieste; giữa các Nu trên 2 mạch với nhau là liên kết Hidro;
Trật tự các base dọc theo chiều dài của chuỗi ADN gọi là trình tự, trình tự này rất quan trọng vì nó chính là mật mã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại base chỉ có khả năng kết hợp với 1 loại base trên sợi kia, cho nên chỉ cần trình tự base của 1 chuỗi là đã đại diện cho cả phân tử ADN.
Khi ADN tự nhân đôi, 2 chuỗi của ADN mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số protein chuyên trách. Mỗi chuỗi ADN sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phù hợp bằng cách mỗi base trên chuỗi gốc sẽ chọn loại base tương ứng (đang nằm tự do trong môi trường xung quanh) theo quy luật như trên. Do đó, sau khi nhân đôi, 2 phân tử ADN mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhau nếu như không có đột biến xảy ra.
Đột biến hiểu đơn giản là hậu quả của những sai sót hoá học trong quá trình nhân đôi. Bằng cách nào đó, một base đã bị bỏ qua, chèn thêm, bị sao chép nhầm hay có thể chuỗi ADN bị đứt gẫy hoặc gắn với chuỗi ADN khác. Về mặt cơ bản, sự xuất hiện những đột biến này là ngẫu nhiên và xác suất rất thấp.
Ứng dụng quan trọng là Khoa học hình sự có thể sử dụng ADN thu nhận từ máu, tinh dịch hay lông, tóc của hung thủ để lại trên hiện trường mà điều tra, giám định vụ án. Lĩnh vực này gọi là kỹ thuật vân tay ADN (genetic fingerprinting) hay ADN profiling (kỹ thuật nhận diện ADN).
4. Giám định gen :
là quá trình nghiên cứu, phân tích các dấu vết mẫu vật có nguồn gốc sinh học từ cơ thể con người ở mức độ phân tử trên cơ sở sử dụng kĩ thuật gen để truy nguyên con người, xác định huyết thống. Có 2 loại giám định Gen như đã nói ở trên (Phân tích vật liệu di truyền ở nhân tế bào và So sánh Ti thể).
Dù thuộc loại giám định gen nào thì việc truy nguyên theo gen AND phải theo đúng các bước sau:
-Bước một, phát hiện sự trùng hợp hồ sơ DNA (DNA profile): phải chứng minh được rằng kết quả xét nghiệm DNA lấy từ HT trùng hợp với kết quả xét nghiệm DNA từ người bị tình nghi;
-Bước hai là xác định đó là một sự trùng hợp thật sự, chứ không phải ngẫu nhiên. : phải chứng minh được rằng sự trùng hợp hồ sơ DNA trong bước 1 là thật;
-Bước ba là xác định nguồn gốc mẫu DNA : phải chứng minh được rằng người tình nghi có mặt tại hiện trường;
-Bước bốn là phán quyết. Sau khi tất cả các thông tin trên đã được khẳng định mới có lí do để phán quyết người bị tình nghi là thủ phạm hay vô tội.
Từ khi kĩ thuật phân tích DNA được phát triển (1985), xét nghiệm DNA đã được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán lâm sàng, nghiên cứu y sinh học. Ngoài ra, trong khoảng trên dưới 10 năm gần đây, xét nghiệm DNA còn được ứng dụng trong việc xác định mối liên hệ huyết thống và pháp y. Ở Mĩ từ năm 1986 kết quả xét nghiệm DNA đã được chấp nhận là một bằng chứng trước tòa. Sau đó, các tòa án trên thế giới cũng theo bước và chấp nhận xem xét kết quả xét nghiệm DNA trong quá trình xét xử.
Hiện nay, ở Việt Nam việc xét nghiệm ADN áp dụng 2 nhóm phương pháp:
-Phân tích gen nhân tế bào nhờ vào tính đa hình của các Alen trong các gen đặc hiệu giúp truy nguyên ra cá thể, xác định cha con, mẹ con (từ 1999). Đòi hỏi phải có ADN nguyên vẹn, thường lấy mẫu vật là máu, nước bọt...Viện KHHS chủ yếu áp dụng phương pháp nàyáp này để truy tìm thủ phạm
-So sánh trình tự gen của các vùng đặc hiệu trong ti thể giúp xác định mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ với mẫu vật là răng, xương và là thế mạnh của Viện PY Quân đội khi tìm tên liệt sĩ vô danh.
Xét nghiệm DNA đã giúp cho các cơ quan thi hành luật pháp truy tìm tội phạm một cách hữu hiệu, và giúp tòa án giải oan cho những trường hợp bị kết tội sai lầm. Chính do xét nghiệm DNA (qua nước bọt trên tem thư) đã giúp cho cơ quan điều tra liên bang Mĩ phát hiện nhân vật "Unabomber", tức Tiến sĩ toán học Theodore Kaczynski, người từng gây kinh hoàng cho xã hội Mĩ một thời gian vì ông gửi bom thư (thư có chất nổ) đến các nhân vật lãnh đạo thuộc các công ti kĩ nghệ mà ông không ưa thích. Cũng chính qua so sánh DNA từ một bộ xương khai quật từ Brazil và vài người thân trong gia đình mà các nhà sử học đã xác định được hài cốt đó là của Josef Mengele, một nhân vật tội phạm chiến tranh khét tiếng thời Nazi ở Đức.
Những thành công ngoạn mục về ứng dụng xét nghiệm DNA trong pháp luật trong một thập niên gần đây đã làm nên một cuộc "cách mạng" pháp đình. Có thể nói không ngoa rằng phân tích DNA là một phát triển quan trọng nhất trong lịch sử pháp y, thậm chí trong lịch sử con người.
Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam kết quả xét nghiệm DNA là bằng chứng chính xác, khách quan hơn so với lời khai. Trong việc thẩm định quan hệ huyết thống, kết quả DNA cũng thường được xem là một phán quyết sau cùng, và đã gây ra vô số thảm cảnh cho gia đình.
Tuy nhiên, trong thực tế, xét nghiệm DNA, cũng như bất cứ phân tích khoa học nào, đều có phần bất định, không chắc chắn. Không bao giờ có chuyện chính xác 100% nên không thể vin vào đó mà cứứ đề nghị tái giám định hoài.
Những thành công ngoạn mục về ứng dụng xét nghiệm DNA trong pháp luật trong một thập niên gần đây đã làm nên một cuộc "cách mạng" pháp đình. Có thể nói không ngoa rằng phân tích DNA là một phát triển quan trọng nhất trong lịch sử pháp y, thậm chí trong lịch sử con người.
Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam kết quả xét nghiệm DNA là bằng chứng chính xác, khách quan hơn so với lời khai. Trong việc thẩm định quan hệ huyết thống, kết quả DNA cũng thường được xem là một phán quyết sau cùng, và đã gây ra vô số thảm cảnh cho gia đình.
Tuy nhiên, trong thực tế, xét nghiệm DNA, cũng như bất cứ phân tích khoa học nào, đều có phần bất định, không chắc chắn. Không bao giờ có chuyện chính xác 100% nên không thể vin vào đó mà cứứ đề nghị tái giám định hoài.
5. Khi Giám định Gen cho các kết quả trái ngược:
Giá trị khoa học của giám định gen là không thể chối cãi, AND không hề nói dối nhưng nếu 1 trong 4 bước diễn dịch kết quả xét nghiệm DNA, qui trình ứng dụng bằng chứng DNA trong TTHS có vấn đề thì ý nghĩa của kết quả xét nghiệm khoa học đó trở thành vô nghĩa và gây nhiều phức tạp.
Giá trị khoa học của giám định gen là không thể chối cãi, AND không hề nói dối nhưng nếu 1 trong 4 bước diễn dịch kết quả xét nghiệm DNA, qui trình ứng dụng bằng chứng DNA trong TTHS có vấn đề thì ý nghĩa của kết quả xét nghiệm khoa học đó trở thành vô nghĩa và gây nhiều phức tạp.
Không phải bất cứ bằng chứng DNA nào cũng được xem là kết quả cuối cùng và bằng chứng duy nhất để kết tội một người nào đó, hay để kết luận mối quan hệ huyết thống. Bên cạnh gía trị chứng cứ không thể chối cãi, xét nghiệm DNA đã góp phần gây nên những phán quyết sai lầm nghiêm trọng.
Năm 2004, Brandon Mayfield, một luật sư hành nghề tại thành phố Portland (Mĩ), bị cảnh sát liên bang Mĩ bắt giam 2 tuần vì bị tình nghi là thủ phạm đánh bom trên xe diện ở Madrid (Tây Ban Nha) vài tháng trước đó. Lí do tình nghi rất đơn giản: cảnh sát Mĩ phát hiện hồ sơ DNA của ông trùng hợp với hồ sơ DNA lấy từ hiện trường ở Madrid. Một chuyên gia pháp y chứng nhận rằng sự trùng hợp là sự thật vì xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần. Tuy nhiên, cảnh sát Tây Ban Nha thì nhất định cho rằng Brandon không phải là thủ phạm và kết quả DNA có thể sai. Cảnh sát Tây Ban Nha tiếp tục điều tra và phát hiện một đàn ông khác có hồ sơ DNA trùng hợp với hồ sơ DNA lấy từ hiện trường, và qua thẩm vấn, người này đã thú nhận là thủ phạm. Mayfield được thả, cảnh sát Mĩ thú nhận nhầm lẫn trong phân tích DNA và xin lỗi Mayfield. Sự sai lầm thường xuất phát từ những sai sót, nhầm lẫn trong 4 bước truy nguyên AND như đã nói ở trên.
Vụ “kỳ án ở Tiền Giang” 10 năm với bao tranh cãi vẫn chưa đến hồi kết là một minh chứng. Ngày 22/5/1998 CQĐT Công an tỉnh Tiền Giang nhận được đơn của Nguyễn Văn Tho, sinh năm 1962 trú tại ấp Phú Khương A, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo tố cáo Nguyễn Thành Trung hiếp con gái mình là Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1983. Hậu quả Hiếu có thai và ngày 24/7/1998 Hiếu đã sinh ra một bé trai đặt tên là Nguyễn Văn Hai.
Để có cơ sở giải quyết vụ án, CQĐT đã tiến hành trưng cầu Viện Khoa học Hình sự giám định ADN xác định cha đẻ của cháu Nguyễn Văn Hai. Kết quả giám định ADN ngày 10/11/1999 xác định cha đẻ của cháu Nguyễn Văn Hai chính là Nguyễn Văn Tho chứ không phải là Nguyễn Thành Trung. Nhưng Nguyễn Văn Tho không thừa nhận hành vi phạm tội mà kêu oan xin được giám định lại.
Theo trưng cầu của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang, việc giám định lần thứ hai được tiến hành tại Tổ chức Giám định pháp y Trung ương thuộc Bộ Y tế. Nhưng kết quả giám định lần 2 ngày 12/1/2001 lại trái ngược hoàn toàn với kết quả giám định lần thứ nhất, rằng cha đẻ của bé Nguyễn Văn Hai là Nguyễn Thành Trung.
Do đó, 9 tháng sau vào ngày 1/9/2001, CQCSĐT Bộ Công an đã phải ra quyết định trưng cầu giám định lần thứ 3. Hội đồng giám định Trung ương lần này do Tiến sĩ Nguyễn Trọng Toàn là Chủ tịch và thành viên gồm 3 cơ quan: Viện Pháp y Quân đội, Viện Khoa học Hình sự và Viện Y học Tư pháp Bộ Y tế. Kết quả giám định của cả 3 cơ quan trên Ngày 15/12/2001 đều trùng nhau: Nguyễn Văn Tho là cha đẻ của cháu Nguyễn Văn Hai với xác suất 99,997%.
Căn cứ vào kết luận giám định này, ngày 28/3/2005 Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tho 3 năm tù giam. Nguyễn Văn Tho không chấp nhận bản án này, liên tục gửi đơn đi nhiều nơi kháng cáo kêu oan. Ngày 19/5/2005, Tòa phúc thẩm TANDTC cho rằng việc lấy mẫu đưa đi giám định không có chữ ký của chính bị cáo trên niêm phong là vi phạm thủ tục tố tụng nên hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu .
Công an Tiền Giang tiếp tục trưng cầu giám định nhưng Chủ tịch hội đồng giám định lần ba trả lời rằng việc lấy mẫu, giám định là khách quan, đúng pháp luật nên không đồng ý giám định lại. TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục lấy kết quả giám định mà cấp phúc thẩm đã hủy để kết án ông T. 3 năm tù. Tuy nhiên, một lần nữa bản án sơ thẩm này lại bị hủy.
Thực hiện quyết định của Tòa án, CQCSĐT Công an tỉnh Tiền Giang lại ra quyết định trưng cầu Viện KHHS giám định. Lần giám định này là lần thứ tư với giám định ADN ngày 13/12/2005 vẫn y như lần đầu tiên: Nguyễn Văn Tho là cha đẻ của cháu Nguyễn Văn Hai.
Trên cơ sở đó, Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang trong phiên tòa ngày 28-2-2006 đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tho 5 năm tù giam vì không thành khẩn (lúc đầu chỉ ba năm). Nguyễn Văn Tho tiếp tục có đơn kháng cáo kêu oan rằng, mẫu giám định đã bị tráo nên 3 tháng sau ngày 18/5/2006, Tòa phúc thẩm TANDTC đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án này. Tại phiên tòa, có sự tham gia bảo vệ, giải thích KLGĐ của các GĐV thuọc Viện KHHS, Tòa phúc thẩm TANDTC đã hoàn toàn công nhận kết luận của Viện Khoa học Hình sự nhưng Nguyễn Văn Tho lại đề nghị và Tòa đã tuyên tạm hoãn để chờ làm thủ tục giám định lại.
Ngày 4/10/2006, Vụ Điều trị Bộ Y tế đã có công văn mời giám định viên VKHHS tham gia giám định ADN vụ án nói trên nhưng theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp thì trong trường hợp đã giám định lại lần 2 thì sẽ không thực hiện giám định lại nữa trừ trường hợp đặc biệt do Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao quyết định.
Để có cơ sở giải quyết vụ án, CQĐT đã tiến hành trưng cầu Viện Khoa học Hình sự giám định ADN xác định cha đẻ của cháu Nguyễn Văn Hai. Kết quả giám định ADN ngày 10/11/1999 xác định cha đẻ của cháu Nguyễn Văn Hai chính là Nguyễn Văn Tho chứ không phải là Nguyễn Thành Trung. Nhưng Nguyễn Văn Tho không thừa nhận hành vi phạm tội mà kêu oan xin được giám định lại.
Theo trưng cầu của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang, việc giám định lần thứ hai được tiến hành tại Tổ chức Giám định pháp y Trung ương thuộc Bộ Y tế. Nhưng kết quả giám định lần 2 ngày 12/1/2001 lại trái ngược hoàn toàn với kết quả giám định lần thứ nhất, rằng cha đẻ của bé Nguyễn Văn Hai là Nguyễn Thành Trung.
Do đó, 9 tháng sau vào ngày 1/9/2001, CQCSĐT Bộ Công an đã phải ra quyết định trưng cầu giám định lần thứ 3. Hội đồng giám định Trung ương lần này do Tiến sĩ Nguyễn Trọng Toàn là Chủ tịch và thành viên gồm 3 cơ quan: Viện Pháp y Quân đội, Viện Khoa học Hình sự và Viện Y học Tư pháp Bộ Y tế. Kết quả giám định của cả 3 cơ quan trên Ngày 15/12/2001 đều trùng nhau: Nguyễn Văn Tho là cha đẻ của cháu Nguyễn Văn Hai với xác suất 99,997%.
Căn cứ vào kết luận giám định này, ngày 28/3/2005 Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tho 3 năm tù giam. Nguyễn Văn Tho không chấp nhận bản án này, liên tục gửi đơn đi nhiều nơi kháng cáo kêu oan. Ngày 19/5/2005, Tòa phúc thẩm TANDTC cho rằng việc lấy mẫu đưa đi giám định không có chữ ký của chính bị cáo trên niêm phong là vi phạm thủ tục tố tụng nên hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu .
Công an Tiền Giang tiếp tục trưng cầu giám định nhưng Chủ tịch hội đồng giám định lần ba trả lời rằng việc lấy mẫu, giám định là khách quan, đúng pháp luật nên không đồng ý giám định lại. TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục lấy kết quả giám định mà cấp phúc thẩm đã hủy để kết án ông T. 3 năm tù. Tuy nhiên, một lần nữa bản án sơ thẩm này lại bị hủy.
Thực hiện quyết định của Tòa án, CQCSĐT Công an tỉnh Tiền Giang lại ra quyết định trưng cầu Viện KHHS giám định. Lần giám định này là lần thứ tư với giám định ADN ngày 13/12/2005 vẫn y như lần đầu tiên: Nguyễn Văn Tho là cha đẻ của cháu Nguyễn Văn Hai.
Trên cơ sở đó, Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang trong phiên tòa ngày 28-2-2006 đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tho 5 năm tù giam vì không thành khẩn (lúc đầu chỉ ba năm). Nguyễn Văn Tho tiếp tục có đơn kháng cáo kêu oan rằng, mẫu giám định đã bị tráo nên 3 tháng sau ngày 18/5/2006, Tòa phúc thẩm TANDTC đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án này. Tại phiên tòa, có sự tham gia bảo vệ, giải thích KLGĐ của các GĐV thuọc Viện KHHS, Tòa phúc thẩm TANDTC đã hoàn toàn công nhận kết luận của Viện Khoa học Hình sự nhưng Nguyễn Văn Tho lại đề nghị và Tòa đã tuyên tạm hoãn để chờ làm thủ tục giám định lại.
Ngày 4/10/2006, Vụ Điều trị Bộ Y tế đã có công văn mời giám định viên VKHHS tham gia giám định ADN vụ án nói trên nhưng theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp thì trong trường hợp đã giám định lại lần 2 thì sẽ không thực hiện giám định lại nữa trừ trường hợp đặc biệt do Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao quyết định.
Chiều 24/8/2007, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tiếp tục mở lại phiên tòa xử vụ "loạn luân" xảy ra ở Tiền Giang sau một năm hoãn xử để chờ kết quả giám định lần thứ 5.
Tuy chưa có kết quả giám định lần thứ 5 (vì không có ai nộp hơn 50 triệu đồng chi phí giám định lại) nhưng phiên tòa vẫn được mở và HĐXX cấp phúc thẩm đã 1 lần nữa hủy án trả điều tra lại từ đầu do kết quả giám định pháp y mâu thuẫn, vi phạm tố tụng trong giám định.
Không biết liệu vụ án kết thúc ra sao 10 năm kéo dài dai dẳng với mấy nơi giám định?.Đây là vấn đề cần được tổng kết, rút kinh nghiệm .
Tuy chưa có kết quả giám định lần thứ 5 (vì không có ai nộp hơn 50 triệu đồng chi phí giám định lại) nhưng phiên tòa vẫn được mở và HĐXX cấp phúc thẩm đã 1 lần nữa hủy án trả điều tra lại từ đầu do kết quả giám định pháp y mâu thuẫn, vi phạm tố tụng trong giám định.
Không biết liệu vụ án kết thúc ra sao 10 năm kéo dài dai dẳng với mấy nơi giám định?.Đây là vấn đề cần được tổng kết, rút kinh nghiệm .
AND không hề biết nói dối song công lý được thực thi không chỉ đơn thuần bởi lý do kĩ thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân