Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Chết và sự chết dưới góc nhìn KTHS

Cổ nhân có câu “Hữu sinh hữu tử” 有生有死 và "chết" là giai đoạn cuối cùng của mỗi người theo quy luật phát triển của sự vật: Thành (成, hình thành), Trụ (柱, tồn tại duy trì), Hoại (壞, hư hỏng), Không (空, tiêu mất). Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật. Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ. Trong y học, chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống. Môn khoa học nghiên cứu về cái chết đã trở thành ngành riêng gọi là “tử vong học” (tiếng Anh: thanatology; tiếng Hy Lạp: θάνατολογια thnatologia). Kĩ thuật hình sự chỉ quan tâm tới một số thể loại chết.

Chết là hiện tượng ngừng hoạt động không hồi phục các chức năng của hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiếp theo là sự hủy hoại tổ chức của một cơ thể và một cơ thể được coi là chết nếu ngừng hoàn toàn và không hồi phục chức năng não .

Các giai đoạn chết:

- Chết lâm sàng diễn ra trong vòng 5-7 phút nếu nạn nhân được phát hiện sướm, hồi sức cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp thì sự sống có nhiều khả năng trở lại.

- Chết sinh vật không thể đem lại sự sống dù có cố công cấp cứu tốt đến mấy.

Để xác định sự chết, người ta có thể áp dụng kỹ thuật đơn giản bằng cách:

- Gọi, cấu véo, chạm lông mi, rọi ánh sáng vào mắt, đồng tử giãn;
- Nghe phổi, quan sát lồng ngực, đặt bông tr­ớc mũi, đặt g­ương tr­ước mũi, miệng;
- Đặt tay lên ngực trái, bắt mạch, nghe tim.

Hoặc sử dụng kỹ thuật phức tạp, như:

- Rạch động mạch quay (máu tia, máu không tia);
- Tiêm ête d­ưới da (thuốc không theo kim, thuốc theo kim) hoặc
- Nghiệm pháp Icard: tiêm dung dịch huỳnh quang vào tĩnh mạch sau 10-30 phút (giác mạc óng ánh màu nõn chuối, sau 2 giờ n­ước tiểu óng ánh vàng).

Thể loại chết:

Chết tự nhiên là cái chết xảy ra theo quy luật sinh học, được biểu hiện dưới 2 dạng chết cơ bản đó là: Già chết và bệnh tật chết. Đây là phạm trù nghiên cứu của y học.

Chết không tự nhiên là cái chết do những nguyên nhân không bình thường thuộc trách nhiệm nghiên cứu, kết luận của pháp y. Có thể đó là do:

- Tác động ngoại lực từ bên ngoài vào cơ thể (bị bắn, bị đâm, chém, điện giật, bị đánh, bị siết cổ, ngạt nước ...),
- Do biến đổi bên trong cơ thể ra (ngộ độc, thở trong điều kiện thiếu O xy, dị ứng, đột tử...).

Cái chết đó có thể :
- Là cái chết rõ nguyên nhân, cái chết chưa hoặc không rõ nguyên nhân;
- Chết do tự sát, do án mạng hoặc do tai nạn.
Sốc hay choáng là trạng thái bệnh lý gây nên bởi lưu lượng máu bị hạ thấp kéo dài làm tổn thương các phủ tạng và đe dọa tính mạng người bệnh. Thực tế trong ĐTHS hay gặp: sốc do chấn thương, sốc do mất máu, do mất nước, sốc tim, sốc do nhiễm khuẩn, sốc thần kinh, sốc nội tiết và sốc do sử dụng ma túy.

Mọi trường hợp có cái chết không tự nhiên đều phải KNHT, KNTT và trong công tác này phải có GĐVPY tham gia (Điều 151, 155 BLTTHS). Khi đó công tác Khám nghiệm hiện trường phải đưa ra nhận định, đánh giá về tính chất vụ việc:

- Có tính hình sự không ? Nếu có thì là án mạng hay tai nạn ?
- Nếu là án mạng thì động cơ, mục đích và dạng hung khí ? thủ phạm ? thời gian xẩy ra?
- Nếu là vụ tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì đâu là địa điểm, ai là người tổ chức, những ai tham gia, biết việc, loại thuốc và hình thức đưa vào cơ thể, thời gian ?.

Việc KNHT, KNTT do Cơ quan Cảnh sát điều tra tổ chức, lực lượng KTHS va pháp y chịu trách nhiệm về chuyên môn" tìm, phát hiện, thu lượm, mô tả, chụp ảnh, ghi hình dấu vết, thương tích; kết luận về nguyên nhân tử vong, hình thái tử vong; lập BBKN, vẽ Sơ đồ hiện trường...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng nguyên tắc cộng đồng và sở nguyện cá nhân