Chào mừng bạn đã ghé thăm,
Chúc bạn Vui, Khỏe, quanh năm Phát tài.
Nỗi niềm muốn nối vòng dài,
Kết giao muôn nẻo, tương lai nối gần.
-*-
Địa chỉ: SN 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
ĐT DĐ: 0913 089 230 - Email: luongducmen@gmail.com.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

LAI LỊCH HỌ TA

Nguồn gốc:

Thuyết từ Thị tộc Doanh:
Họ của hoàng gia Tần là Doanh thị(嬴 氏). Theo thông lệ, chỉ ngành trưởng (trưởng tộc - 長族) nối ngôi, mới được mang họ Doanh, còn các ngành khác mang họ là tên đất nơi phong ấp. Người nối ngôi Tần Trọng hiệu là Tần Trang Công (秦莊公, cai trị 822 tCn - 778 tCn) huý là Doanh Dã (嬴也). Một người con khác của ông được ban đất Hạ Dương (贺阳) (ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc nay) và phong tước Lương bá (梁伯). Cháu chắt ông nhận tên tước vị Lương bá làm tên họ.
Thuyết họ Lương từ họ Bạt Liệt Lan đổi thành:
Một tài liệu khác cho rằng thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn Đế Nguyên Hoành (孝文帝元宏, 471-499) ra nhiều sắc lệnh cải cách xã hội, đẩy mạnh qúa trình Hán hoá trong đó có việc tự đổi họ Thác Bạt (拓拔氏) ra họ Nguyên (元氏). Những người họ Thác Bạt xa thì đổi làm họ Trưởng Tôn, họ Ất Phiên đổi thành Thúc Tôn. Các họ kép (hai chữ) đều đổi thành họ đơn (1 chữ), trong đó 8 họ sang nhất là: Mục, Lục, Hạ, Lưu, Lâu, Vũ, Hệ, Uất và đổi họ ba chữ Bạt Liệt Lan (拔列兰) thành họ đơn là Lương (梁).


Tên họ



Tiếng Trung Quốc hiện đại ghi là "Liáng", Bạch thoại ghi là "Niû". Tiếng Nhật ghi là "Ryō", Yang (양), Ryang (량). Trong cuốn Bách gia Tính (百家姓), một văn bản ghi lại các họ phổ biến của người Trung Quốc được soạn vào đầu thời Bắc Tống thì họ Lương xếp thứ 32 và được chép trong câu: "项 Hạng, 祝 Chúc, 董 Đổng, 梁 Lương".
Chữ Lương 梁 có bộ Mộc 木 và 氵刃 nghĩa là cái cầu, mọi người đều phải nhờ đó mà qua. Chỗ đắp bờ để nuôi cá gọi là ngư lương (魚梁). Còn chữ Lương 涼 có chấm thuỷ (氵)và chữ kinh (京) có nghĩa là mỏng, lạnh được viết chỉ tên châu, nước do người Hồ lập ra thời Ngũ Hồ loạn Hoa (五胡亂花, 304-439).
Bên Trung Hoa có một số triều đại Lương, nhưng tên triều đại không phải là họ của hoàng gia. Do vậy các triều nhà Lương (凉朝, 梁朝) bên Tầu vua không phải người họ Lương. Các triều nhà Lương đó bao gồm:
Nhà Tiền Lương (前凉, Qián Liáng, 320-376).
Nhà Hậu Lương (后凉,後凉, Hòu Liáng, 386-403).
Nước Lương (梁朝, 502 - 549).
Nhà Hậu Lương (后梁, 後梁, Hòu Liáng, 907-923).


Họ Lương Việt Nam
Dòng họ Lương Việt Nam có nguồn gốc khởi thủy từ ai, bao giờ chưa khảo cứu được. Hiện có vài thuyết:
Thuyết cho rằng từ Trung Quốc sang:
Một số người thuộc Hán tộc cư ngụ ở miền nam Trung Hoa rồi di cư xuống miền bắc Việt Nam để lập nghiệp. Có lẽ đây là hậu duệ của Lương Long sau khởi nghĩa 178-181 thất bại hay là hậu duệ của Lương Thạc (梁硕), người từng dành quyền và tự lĩnh chức Thứ sử Giao Châu vào năm Mậu Dần (318) thời Đông Tấn. Nếu đúng vậy thì do tổ tiên đều gốc Bách Việt đứng lên chống lại Hán tộc nhưng bị thất bại phải Nam cư.
Do quan lại cai trị gán họ:
Ngoài số này còn có những cư dân Việt tộc khác, đến khi người Hán hoàn thành việc chiếm Âu Việt vẫn chưa có họ nên bắt chước hay bị quan lại nhà Hán ép mang họ sẵn có từ Bắc quốc sang, trong đó có họ Lương.Đây là tình trạng chung của nhiều họ cũng như một số họ dân thiểu số tại Việt Nam sau này.
Khởi từ làng Hội Trào:
Cũng có thuyết khác cho rằng từ lâu đời đã có một dòng họ cư ngụ tại miền Trung Việt Nam: làng Hội Triều (Hội Trào), tỉnh Thanh Hóa, gần Sầm Sơn (một bãi biển nghỉ mát nổi tiếng phong cảnh đẹp). Nơi đây, hiện nay vẫn còn đền thờ cụ Lương Đắc Bằng, được coi là Thủy tổ của dòng họ.
Vào khoảng cuối thế kỷ 17, một số người trong họ di cư ra Hà Nội (Bắc Việt Nam), thành lập một chi hội mới và thành lập một làng mới: làng Nam Phổ (phố Hàng Bè, Hà Nội). Trên mộ bia của cụ Lương Ngọc Thụ ở Ngã tư Sở (Hà Nội) có ghi chữ Hán "Thanh-Hà Đệ Lục Đại" (đời thứ sáu Thanh Hóa - Hà Nội) - và chính Cụ cũng đã tự đặt bút hiệu là Triều Nam (Hội Triều, Nam Phổ) để ghi rõ sự liên hệ giữa 2 chi họ...